Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng hành chính Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX - pdf 12

Download Đề tài Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng hành chính Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX miễn phí



Mục Lục
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC 6
1.1Đánh giá hiệu suất công việc 6
1.1.1Khái niệm đánh giá hiệu suất công việc 6
1.1.2Mục đích của việc đánh giá hiệu suất công việc 6
1.1.3Vai trò của đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên đối với quản trị nguồn nhân lực. 7
1.1.4Quy trình nội dung đánh giá nhân viên 8
1.1.4.1Xác định mục tiêu của việc đánh giá 8
1.1.4.3Xác định thời gian đánh giá một nhân viên 8
1.1.4.4Chọn lựa phương pháp đánh giá 8
1.1.4.5Xác định tiêu chí đánh giá 8
1.1.4.6Các tiêu chí đánh giá nhân viên phải thỏa nguyên tắc SMART 8
1.1.4.7Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên 9
1.2Các phương pháp để đánh giá hiệu suất công việc 10
1.2.1Phương pháp xếp hạng luân phiên 10
1.2.2Phương pháp bảng điểm 10
1.2.3Phương pháp lưu giữ 10
1.2.4Phương pháp quan sát hành vi 10
1.2.5Phương pháp quản trị theo mục tiêu 11
1.2.6Phương pháp phân tích định lượng 11
1.2.7Phương pháp so sánh cặp 11
1.2.8Đánh giá nhân viên bằng phương pháp định lượng 12
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CỦA TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX 14
2.1. Giới Thiệu Về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX: 14
2.1.1Giới thiệu chung : 14
2.1.2Giới thiệu phòng hành chính của công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX: 17
2.2. Mô tả công việc của Trưởng Phòng Hành Chính tại công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX: 18
2.3 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng hành chính: 19
2.3.1Kỹ năng và hiểu biết công việc: 19
2.3.2 Khối lượng công việc: 19
2.3.3 Chất lượng công việc : 20
2.3.4 Sáng kiến, sáng tạo: 20
2.3.5 Quan hệ và giao tiếp : 20
2.3.6 Tác phong làm việc: 20
2.3.7 Độ tin cậy trong công tác 20
2.3.8 Khả năng và trách nhiệm của người quản lý: 21
2.4 Bảng đánh giá hiệu quả công việc. 21
CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP 24
3.1 Ưu nhược điểm của phương pháp. 24
3.1.1 Ưu điểm: 24
3.1.2Nhược điểm: 24
3.1.3 Khắc phục nhược điểm : 24
KẾT LUẬN 25
Tài liệu tham khảo: 26
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31928/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

..............................................................................................................................................................................................................................................................
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà công nghệ không còn là yếu tố tạo nên ưu thế cạnh tranh giữa các công ty, thì vai trò của con người trong một tổ chức ngày càng trở nên quan trọng.Yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiêp. Chính vì lí do đó mà các vấn đề về quản trị nhân sự ngày càng được quan tâm nhiều trong các tổ chức. Để có được một đổi ngũ nhân viên có chất lượng tốt , yêu nghề cũng như trình độ chuyên môn cao thật không đơn giản. Trong mọi tổ chức, người quản lý thường quan sát và nhìn nhận về tình hình thực hiên công việc của các nhân viên dưới quyền của mình sau những khoản thời gian nhất định để từ đó có được những kết luận chính xác và đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc quản lý nhân lực nhằm nâng cao hiệu suất lao động của mỗi cá nhân cũng như mục tiêu của tổ chức. Đánh giá hiệu suất công việc là một hoạt động không thể thiếu trong quản trị nhân sự. Nó tác động lên cả tổ chức lẫn cá nhân, giúp tổ chức kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, từ đó đưa ra các phương hướng điều chỉnh phù hợp. Để hiểu rõ tầm quan trọng cũng như quy trình đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên trong một tổ chức, nhóm quyết định thực hiện đề tài “ Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng hành chính Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX”..
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng được lựa chọn của việc nghiên cứu là các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc của Trưởng phòng hành chính của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX
Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu và đánh giá các tiêu chí để đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng hành chính Ông Đặng Văn Hưng do Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX thiết lập. Từ đó đưa ra những hướng để hoàn thiện cách đánh giá này.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Việc nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ về công việc hay những nhiệm vụ của trưởng phòng hành chính của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX để từ đó hiểu được cách xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu suất công việc do Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX thiết lập đối với Trưởng phòng hành chính.
Nhận xét đánh giá và đưa ra những phương pháp để hoàn thiện hơn hệ thống đánh giá hiệu suất công việc do Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX thiết lập đối với Trưởng phòng hành chính.
Phạm vi nghiên cứu:
Phòng hành chính của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX . Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX là một trong những đơn vị đầu ngành về xuất nhập khẩu nông sản tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua những dữ liệu mà nhóm chúng tui suu tầm từ công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX và nguồn thông tin nhóm chúng tui tìm được trên những wedsite trên mạng .Đây là một bộ phân làm việc theo khuôn khổ và đi vào nề nếp nên nhóm chúng tui đã tiến hành phân tích , xử lý dữ liệu theo phương pháp định lượng đánh giá năng lực thực hiện một cách cẩn thận để tiến hành xây dựng nên các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của trưởng phòng hành chính Công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX.
Kết cấu đề tài :
Chương 1 : Cơ sở lý luận
Chương 2 : Xây dựng tiêu chí đánh giá
Chương 3 : Kết luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC
1.1Đánh giá hiệu suất công việc
1.1.1Khái niệm đánh giá hiệu suất công việc
Đánh giá hiệu suất làm việc là một phương pháp chính thức để đánh giá mức độ thực hiện công việc của nhân viên xét theo các mục tiêu đã được giao phó. Mục đích chính của phương pháp này là truyền đạt các mục tiêu cá nhân, khuyến khích thực hiện hiệu quả, cung cấp và đón nhận ý kiến phản hồi và chuẩn bị cho một kế hoạch phát triển hiệu quả và đồng bộ.
Nhìn chung, việc đánh giá hiệu suất làm việc thường được tiến hành theo chu kỳ hàng năm hay thường xuyên hơn nếu cần thiết. Cuộc kiểm tra toàn bộ hàng năm này sẽ tạo cơ hội cho các nhà quản lý và công ty phát hiện ra các vấn đề về hiệu suất làm việc trước khi chúng trở thành thói quen. Cuộc kiểm tra này cũng giúp nhân viên và nhà quản lý tập trung vào mục tiêu và kết quả thực hiện liên quan đến chế độ lương bổng, khen thưởng hay thăng tiến. Kết quả của việc đánh giá vừa là sự xác nhận vừa chính thức đưa ra ý kiến phản hồi vốn là một phần công việc trong mối quan hệ giữa nhà quản lý và cấp dưới
1.1.2Mục đích của việc đánh giá hiệu suất công việc
Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên về mức độ hoàn thành công việc của mình so với yêu cầu và so với đồng nghiệp.
Giúp nhân viên điều chingr sửa chữa sai lầm của mình.
Khuyến khích, động viên nhân viên thong qua cấc điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ
Cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển, sắp xếp cơ cấu tổ chức.
Mở rộng hiểu biết về công ty thông qua đàm thoại về cơ hội và hoạch định nghề nghiệp
Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp trên, cấp dưới.
Bắt buộc các doanh nghiệp phải chú trọng và khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu của công việc
1.1.3Vai trò của đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên đối với quản trị nguồn nhân lực.
Trong thực tế, việc đánh giá hiệu suất làm việc đôi khi bất tiện và rõ ràng là tốn thời gian. Nhưng khi được tiếp cận bằng những suy nghĩ đúng đắn và cách thực hiện hiệu quả, việc đánh giá này sẽ xứng đáng với những nỗ lực đã bỏ ra. Khi nhìn nhận rằng nhiệm vụ chính yếu của một nhà quản lý là đạt được kết quả công việc thông qua nhân viên, thì một phương pháp có hệ thống để đánh giá tài sản con người là điều bắt buộc. Ngoài việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hiệu suất làm việc của nhân viên, các cuộc đánh giá còn tạo cơ hội cho các nhà quản lý đạt được các mục tiêu khác như:
+ Truyền đạt mục tiêu cho những người báo cáo trực tiếp
+ Tăng năng suất bằng cách đưa ra ý kiến phản hồi kịp thời
+ Giúp tổ chức có quyết định đúng đắn về lương bổng, phát triển và thăng tiến
+ Bảo vệ tổ chức thoát khỏi những vụ kiện tụng của các nhân viên bị thôi việc, hạ cấp hay từ chối tăng lương thưởng
1.1.4Quy trình nội dung đánh giá nhân viên
1.1.4.1Xác định mục tiêu của việc đánh giá
Đánh giá nhân viên có nhiều mục tiêu:
Nâng cao và hoàn thiện hiệu suất làm việc của nhân viên.
Xác định mức độ hoàn thành công việc của nhân viên.
Nhận biết khả năng của nhân viên.
Để sắp sếp người đúng việc, thông qua đánh giá nhân biết được khả năng của nhân viên cũng như những khiếm khuyết từ thuyên chuyển bố trí công việc thích hợp.
Tăng cường mối quan hệ trong công ty…
1.1.4.3Xác định thời gian đánh giá một nhân viên
Thời gian đánh giá nhân viên theo tuần, theo tháng,t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status