Bài giảng Chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp - pdf 12

Download Bài giảng Chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp miễn phí



2. Phương pháp lập kế hoạch chi phí :
a/ Kế hoạch giá thành sản phẩm tính theo khoản mục tính giá thành :
Lập kế hoạch giá thành là dùng hình thức tiền tệ quy định trước mức độ hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong sản xuất kỳ kế hoạch, mức và tỷ lệ hạ thấp giá thành sản phẩm của kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
* Ý nghĩa :
- Là mục tiêu phấn đấu giảm chi phí của DN.
- Là căn cứ thúc đẩy DN cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất để hạ giá thành.
* Nội dung : Kế hoạch giá thành sản phẩm tính theo khoản mục gồm :
- Kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm.
- Kế hoạch giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa.
- Kế hoạch giảm giá thành sản phẩm so sánh được.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31674/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

số tiền khấu hao  máy móc thiết bị chuyên dùng vào sản xuất.
8. Chi phí sản xuất chung : là những chi phí sử  dụng chung cho hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản  phẩm (còn gọi là chi phí phân xưởng).
Một số DN ở những ngành sản xuất đặc biệt như  ngành đúc, ngành thủy tinh, những ngành sản xuất theo mùa...sẽ được tổng cục chủ  quản cho phép tính vào kế hoạch giá thành một tỷ lệ nhất định khoản thiệt hại về  sản phẩm hỏng và thiệt hại về ngừng sản xuất, trong khoản mục giá thành sẽ có  thêm khoản mục "Các khoản thiệt hại trong sản xuất".
Cộng từ khoản mục từ 1 à 8 là giá thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ đã  tiêu thụ.
9. Chi phí bán hàng (hay chi phí lưu thông).
10. Chi phí quản lý DN : là các chi phí cho bộ  máy quản lý và điều hành DN, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh  của toàn DN.
Ngoài ra theo quy định của một số cơ quan cấp  trên yêu cầu DN trích nộp để hình thành nguồn chi phí quản lý để duy trì hoạt  động và đào tạo cán bộ cho ngành. Khoản chi phí này cũng được tính vào chi phí  quản lý DN.
Cộng giá thành sản xuất với chi phí bán hàng và  chi phí quản lý DN là giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
Tác dụng của cách phân loại này là giúp DN tính  được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời căn cứ vào công dụng kinh tế và địa  điểm phát sinh của chi phí giúp ta phân tích nguyên nhân tăng, giảm giá thành  các loại sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ DN để hạ thấp  giá thành.
c/ Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí khả  biến và chi phí bất biến :
- Chi phí khả biến (biến đổi) là những chi phí  phụ thuộc vào sự thay đổi sản lượng. Những chi phí này tăng giảm theo cùng một  tỷ lệ với sản lượng sản xuất. Bao gồm các khoản mục chi phí như NVL chính, VL  phụ, nhiên liệu, năng lượng dùng vào sản xuất, tiền lương của công nhân sản  xuất.
- Chi phí bất biến (cố định) là những chi phí  không liên quan trực tiếp tới sự thay đổi sản lượng, bao gồm các chi phí như  khâu hao TSCĐ, bảo dưỡng máy móc thiết bị, tiền thuê đất, thuê nhà, tiền lương  của cán bộ nhân viên phục vụ và quản lý sản xuất, các chi phí về quản lý DN.
Tác dụng của cách phân loại : giúp cho nhà quản  lý căn cứ vào điều kiện cụ thể của DN mà vạch ra các biện pháp thích ứng nhằm  phấn đấu giảm từng loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở để phân tích  điểm hòa vốn của DN.
d/ Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí cơ  bản và chi phí chung :
- Chi phí cơ bản là những chi phí chủ yếu cần  thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm kề từ lúc đưa NVL vào sản xuất cho đến lúc  sản phẩm được chế tạo xong. Những chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá  thành, do đó cần xác định định mức tiêu hao cho từng khoản và phải tìm biện  pháp giảm bớt định mức đó (gồm các khoản mục chi phí từ 1 à 5).
- Chi phí chung là những khoản chi phí không liên  quan trực tiếp đến quá trình chế tạo sản phẩm. Song để đảm bảo cho quá trình sản  xuất được liên tục thì cần tổ chức bộ máy quản lý để quản lý quá trình sản  xuất kinh doanh của DN. Bao gổm tiền lương cán bộ quản lý, chi phí về văn phòng,  bưu điện. Chi phí chung chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành, do đó không  cần xác định định mức tiêu hao mà chỉ cần xây dựng chỉ tiêu chi trong kỳ kế  hoạch.
Tác dụng của cách phân loại : cho thấy công dụng  của từng loại chi phí để từ đó đặt ra phương hướng phấn đấu hạ thấp chi phí  riêng đối với từng loại.
e/ Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí trực  tiếp và chi phí gián tiếp :
- Chi phí trực tiếp là những chi phí có quan hệ  mật thiết đến việc chế tạo từng loại sản phẩm và có thể tính thẳng vào giá thành  được. Bao gồm các chi phí từ khoản mục 1 à  5.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí không quan  hệ mật thiết đến việc chế tạo từng loại sản phẩm cá biệt mà có quan hệ đến hoạt  động sản xuất chung của phân xưởng, của DN, và được tính vào giá thành một cách  gián tiếp, bằng cách phải lựa chọn những tiêu chuẩn nhất định để phân bổ các chi  phí này vào giá thành sản phẩm. Thuộc loại chi phí này bao gồm chi phí sản xuất  chung, chi phí quản lý DN, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lưu thông.
Tác dụng của cách phân loại : phục vụ cho công  tác hạch toán nhằm tính được giá thành đơn vị sản phẩm và giá thành sản lượng  hàng hóa.
II- GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DN SẢN XUẤT
1. Khái niệm giá thành sản phẩm  :
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh biểu hiện  bằng tiền mà DN sản xuất dùng để tạo ra thành phẩm hay thực hiện một dịch vụ  nào đó gọi là giá thành sản xuất hay dịch vụ đó.
Tổng hợp giá thành sản xuất và chi phí lưu thông,  chi phí quản lý DN hợp thành giá thành toàn bộ của sản phẩm (hay hàng hóa).
Giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất có sự  giống nhau và khác nhau biểu hiện ở mức độ và phạm vi chi phí : nội dung của giá  thành sản phẩm là chi phí sản xuất nhưng không phải mọi chi phí sản xuất phát  sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
- Giá thành biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành  việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định (giá  thành là chi phí sản xuất gắn liền với kết quả sản xuất). Còn chi phí sản xuất  thể hiện số chi phí mà DN bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong một kỳ nhất định,  không liên quan đến số sản phẩm hoàn thành hay chưa hoàn thành.
- Chi phí sản xuất tính trong một thời kỳ, còn  giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang, chi  phí phát sinh kỳ này và chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau.
2. Phân loại giá thành  :
a/ Giá thành sản phẩm được chia thành giá thành  cá biệt và giá thành bình quân toàn ngành :
- Giá thành cá biệt là giá thành hình thành ở  từng DN.
- Giá thành bình quân toàn ngành là mức giá thành  vào bậc trung bình so với điều kiện sản xuất lúc đó.
Giá thành cá biệt của mỗi DN có thể cao hay thấp  hơn giá thành bình quân toàn ngành. Giá cả sản phẩm sẽ dao động chung quanh giá  thành bình quân toàn ngành.
b/ Giá thành SP được chia thành giá thành sản  xuất và giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) :
- Giá thành sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí của  DN bỏ ra trong sản xuất để sản xuất sản phẩm (đối với SP công nghiệp gọi là giá  thành công xưởng, đối với SP xây lắp là giá thành thi công).
- Giá thành toàn bộ : bao gồm tất cả các chi phí  mà DN bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
c/ Giá thành sản phẩm được chia thành giá thành  kế hoạch và giá thành thực tế :
- Giá thành kế hoạch : là giá thành dự kiến được  xây dựng dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật trung bình tiên tiến và dựa trên  số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của thời kỳ trước.
- Giá thành thực tế : là chi phí thực tế mà DN bỏ  ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status