Kiểm định các nhân tốtác động đến chính sách cổ tức ở thị trường Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Kiểm định các nhân tốtác động đến chính sách cổ tức ở thị trường Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU . vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒTHỊ.viii
DANH MỤC TỪVIẾT TẮT . x
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN VỀCHÍNH SÁCH CỔTỨC . 2
1.1. Các tranh luận vềchính sách cổtức . 2
1.1.1. Chính sách cổtức không tác động đến giá trịdoanh nghiệp . 2
1.1.2. Chính sách cổtức tác động đến giá trịdoanh nghiệp . 3
1.1.2.1. Giảm giá trịdoanh nghiệp . 3
1.1.2.2. Tăng giá trịdoanh nghiệp . 4
1.2. Các nhân tốtác động đến chính sách cổtức . 6
1.2.1. Các nhân tố định lượng . 6
1.2.1.1. Các nhân tốvi mô . 6
1.2.1.2. Các nhân tốvĩmô . 10
1.2.2. Các nhân tốphi định lượng . 11
1.3. Các hình thức chi trảcổtức . 12
1.3.1. Cổtức tiền mặt . 12
1.3.2. Cổtức bằng cổphiếu . 13
1.3.3. Cổtức bằng tài sản . 13
1.3.4. Mua lại cổphần . 13
1.3.5. Phát hành cổphiếu thưởng . 13
1.4. Nghiên cứu thực nghiệm vềchính sách cổtức trên thếgiới . 14
1.4.1. Thịtrường đã phát triển . 14
1.4.2. Thịtrường đang phát triển . 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 18
CHƯƠNG 2: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
CỔTỨC ỞTHỊTRƯỜNG VIỆT NAM . 19
2.1. Sơlược tình hình chi trảcổtức những năm qua (HOSE) . 19
2.1.1. Cổtức tiền mặt . 19
2.1.2. Mua lại cổphiếu . 21
2.1.3. Cổtức bằng cổphiếu . 22
2.2. Phân tích tác động của chính sách cổtức đến giá cổphiếu . 23
2.2.1. Xây dựng bộdữliệu. 23
2.2.1.1. Phạm vi nghiên cứu . 23
2.2.1.2. Dữliệu . 23
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 25
2.2.3. Phân tích xu hướng biến động giá sau ngày công bốcổtức . 26
2.2.4. Phân tích xu hướng thay đổi giá sau ngày GDKHQ . 29
2.2.5. Kiểm định tỷsuất sinh lợi của cổphiếu so với tỷsuất sinh lợi trung bình
tương ứng của thịtrường . 31
2.2.5.1. Sau ngày công bố. 32
2.2.5.2. Sau ngày GDKHQ . 33
2.3. Tác động của các nhân tố đến tỷlệchi trảcổtức . 35
2.3.1. Tác động của nhân tốvi mô . 35
2.3.1.1. Xây dựng các biến . 35
2.3.1.2. Dữliệu và phương pháp . 37
2.3.1.3. Kết quảkiểm định . 37
2.3.2. Các nhân tốvĩmô . 41
2.3.2.1. Tác động của thuế. 41
2.3.2.2. Tác động của lạm phát . 43
2.3.2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế. 45
2.3.2.4. Khảnăng vay nợvà tiếp cận thịtrường vốn . 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 47
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢKHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CÁC CFO
VỀCHÍNH SÁCH CỔTỨC . 48
3.1 Thiết kếkhảo sát . 48
3.2 Kết quảkhảo sát . 48
3.2.1 Phân tích kết quảkhảo sát theo mức độ ưu tiên . 48
3.2.1.1 Các nhân tốvĩmô tác dộngđến chính sách cổtức . 48
3.2.1.2 Mức độ ưa thích chính sách cổtức của chính những người trảlời . 49
3.2.2 Thống kê mô tảkết quảcủa các câu trảlời theo thang điểm . 49
3.2.2.1 Vềmối quan hệgiữa chính sách cổtức và giá trịdoanh nghiệp . 49
3.2.2.2 Vềviệc thiết lập chính sách cổtức . 51
3.2.2.3 Vềcác quan điểm chính sách cổtức có liên quan đến giá trịdoanh nghiệp . 51
3.2.3 Phân tích kết quảkhảo sát theo thang đo chấm điểm mức độ. 55
3.3 Hạn chế. 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 66
CHƯƠNG 4: CÁC KHUYẾN NGHỊHƯỚNG TỚI CHÍNH SÁCH CỔTỨC
HỢP LÝ TRONG TƯƠNG LAI . 67
4.1. Nguyên nhân chính dẫn đến những quyết định cổtức bất hợp lý . 67
4.2. Các khuyến nghịnhằm giúp doanh nghiệp hướng tới một chính sách cổ
tức hợp lý trong tương lai . 69
4.2.1. Đối với Nhà nước và chính sách thuếTNCN . 69
4.2.1.1. Kinh doanh thua lỗvẫn phải nộp thuế. 69
4.2.1.2. Tình trạng thuếchồng lên thuế. 69
4.2.1.3. ThuếTNCN làm cho kênh đầu tưTTCK trởnên kém hấp dẫn . 70
4.2.2. Đối với các công ty và các nhà quản lý. 71
4.2.2.1. Nên quyết định chính sách cổtức phù hợp với chu kỳsống của công ty . 71
4.2.2.2. Gắn kết ba quyết định đầu tư, tài trợvà cổtức . 73
4.2.2.3. Cân nhắc các yếu tốnội tại trong công ty khi ra quyết định cổtức . 74
4.2.2.4. Quan tâm đến sởthích của cổ đông . 75
4.2.2.5 Duy trì chính sách cổtức ổn định . 75
4.2.2.6 Chuyên nghiệp hóa chức doanh CFO . 76
4.2.3. Đối với các cổ đông và nhà đầu tư. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 . 78
KẾT LUẬN . 79


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31780/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


2008 thì có tới 19 công ty đã hoàn thành việc chia cổ tức tiền mặt trong cùng năm.
Và có 11 công ty bắt đầu thực hiện việc chi trả cổ tức 2008 đợt cuối cùng chỉ sau
khi Nghị quyết số 32/QH1216 được ban hành (19/6/2009), con số này vào cùng kỳ
2007 là 4 công ty.
Vào năm 2008, khủng hoàng tài chính toàn cầu lên đến đỉnh điểm, thị trường
chứng khoán lao dốc, hàng loạt các công ty niêm yết cho ra BCTC năm với lợi
nhuận âm. Với tình hình đó, các công ty có thể sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt,
15 Khởi đầu từ năm 1991, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ở Việt Nam được quy định dưới hình thức Thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao, cho đến năm 2007 đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung. Ngày 21/11/2007 Luật
thuế TNCN được ban hành và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2009, đánh dấu bước phát triển quan trọng
của sắc thuế này.
16 Nghị quyết số 32/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 của Quốc Hội sẽ miễn thuế TNCN từ 01 tháng 01 năm
2009 đến 31 tháng 12 năm 2009 đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển
nhượng chứng khoán)
42 
thay vào đó còn phải cần thêm vốn để giúp công ty duy trì sản xuất và vượt qua khó
khăn. Do đó, hiện tượng chia cổ tức tiền mặt năm 2008 có thể lý giải, thứ nhất các
công ty muốn tăng sự tin tưởng của nhà đầu tư (NĐT) vào tình hình tài chính của
công ty. Và thứ hai quan trọng hơn, đó là, trả cổ tức bằng tiền mặt trước 01/01/2009
giúp NĐT tránh thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán. Do đó, số lượng công ty
chia tiền mặt từ khoản lợi nhuận tích lũy hay thặng dư vốn trong vài tháng cuối năm
2008 tăng lên nhanh chóng. Kết quả, mặt dù EPS thấp hơn nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức
trung bình 2008 là 94,44% cao hơn rất nhiều năm 2007 là 43,43%17.
Tuy nhiên do hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế vĩ vô gặp nhiều
khó khăn, Nhà nước đã đưa ra nhiều thông tư giãn thuế, miễn thuế và sửa đổi một
số nội dung trong luật thuế TNCN nhằm kích thích tăng trưởng và giúp nền kinh tế
vượt qua khó khăn18.
Cũng giống như cuối năm 2008, khi còn khoảng hai tháng nữa là kết thúc
năm 2009, nhiều công ty đã khẩn trương hoàn tất thủ tục để kịp chốt danh sách
hưởng quyền trước 31/12/2009 trước đòi hỏi của một bộ phận cổ đông về việc sớm
chia thưởng, cổ tức để được hưởng ưu đãi thuế. Ví dụ, nhiều công ty không chủ
trương chia thưởng trong cuộc họp ĐHCĐ đầu năm như Công ty Cổ phần Chứng
khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (HCM),
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), … lại đang rốt ráo hoàn tất thủ tục
chia thưởng. Rõ ràng, đợt chia này được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì Luật Thuế
TNCN sẽ không hoãn như năm ngoái. Vì vậy, trong nửa cuối tháng 12/2009, đã có
17 Có thể kể đến các công ty như Công ty cổ phần sửa Việt Nam (VNM), Công ty Cổ phần Kinh doanh Xuất
nhập khẩu Bình Thạnh (GIL), Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (LAF), Công ty Cổ phần
Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAX), Công ty Cổ phần Nông dược (HAI),...
18 Thông tư 62/2009/TT-BTC18 ngày 27 tháng 3 năm 2009 Bộ Tài chính thì cá nhân nhận cổ tức bằng cổ
phiếu hay nhận cổ phiếu thưởng chưa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu cho đến khi chuyển nhượng
số cổ phiếu này và phải nộp thuế TNCN như đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ
đầu tư vốn. Thông tư 27/2009/TT-BTC ngày 06 tháng 02 năm 2009 giãn thời gian nộp thuế TNCN đến 31
tháng 5 năm 2009
43 
khoảng 100 doanh nghiệp trên cả 2 sàn HOSE và HNX tiến hành chi trả cổ tức tiền
mặt. Và theo thống kê trên mẫu 88 quan sát như trên, có 18/74 công ty đã hoàn
thành chi trả cổ tức ngay trong năm 2009 với tỷ lệ chi trả cổ tức khá cao
Tóm lại, chính sách Thuế TNCN đánh trên cổ tức và lãi vốn có tác động đến
chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam. Và theo quy định
mức thuế đánh trên thu nhập từ lãi vốn (chuyển nhượng chứng khoán) cao hơn thu
nhập từ cổ tức nên chưa khuyến khích các nhà đầu tư và doanh nghiệp sử dụng thu
nhập giữ lại để đầu tư.
2.3.2.2 Tác động của lạm phát
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng
trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Theo Tổng
cục thống kê, chỉ số CPI qua các năm từ năm 2002 đến năm 2009 không ngừng tăng
từ 104.3 đến 192.0 so với năm 2000. Theo đó, tình hình lạm phát ở Việt Nam trong
4 năm 2006 – 2009 có nhiều biến động nhất, đặc biệt năm 2008 lạm phát lên tới
mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi
quốc gia. Nguyên nhân do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Việt Nam phải chịu
đồng thời bốn dạng lạm phát: lạm phát do tiền tệ, lạm phát do cầu kéo, lạm phát do
chi phí đẩy, lạm phát do ngoại nhập (giá các sản phẩm trên thế giới tăng ảnh hưởng
đến giá sản phẩm trong nước). Ngoài ra, còn một nhân tố khác góp phần tăng lạm
phát, đó là đầu cơ, cố tình làm giá thu lợi. Hậu quả, làm suy giảm kinh tế quốc gia,
tác động mạnh tới đời sống người dân... và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
chứng khoán cũng không ngoại lệ.
Thực tế, năm 2008, khi lạm phát tăng đến 23% thì TTCK Việt Nam sụt giảm
nghiêm trọng, VN-index giảm từ 921,1 (ngày 2/1) xuống 315,6 điểm (ngày 31/12),
và có khi xuống đến 286,9. Hệ quả tất yếu là Nhà nước sẽ đưa ra chính sách thắt
chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, xem Hình 2.6.
Trong khi đó lạm phát cũng tác động đến nhu cầu vốn luân chuyển nên doanh
nghiệp sẽ có xu hướng giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để duy trì vị thế vốn so với trước
44 
lạm phát, tức doanh nghiệp sẽ hạn chế chi trả cổ tức tiền mặt hơn. Tuy nhiên, điều
này dường như không đúng.
37.49% 43.43%
94.55%
51.55%
7.50% 8.30%
23.00%
6.88%
2006 2007 2008 2009
TLCT Lạm phát
Hình 2.6: Tỷ lệ chi trả cổ tức và lạm phát qua các năm ở Việt Nam
(Nguồn: Tập hợp từ Tổng cục thống kê)
Sau khi kiểm định bằng cách chạy mô hình hồi quy, tỷ lệ chi trả cổ tức trung
bình theo tỷ lệ lạm phát tương ứng qua các năm 2006 – 200919. Kết quả này cho
thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và lạm phát được thể hiện qua hàm hồi
quy Y = 3,255 X + 0,196. Mô hình này có P-value = 0,04 và R2= 92,18%, phù hợp
với mức ý nghĩa 5%, và lạm phát có thể giải thích được 92,18% sự thay đổi của tỷ
lệ chi trả cổ tức. Tuy nhiên không như lý thuyết, khi lạm phát tăng thì tỷ lệ chi trả
cổ tức thường giảm do nhà đầu tư muốn giữ lại lợi nhuận hơn là tìm nguồn tài trợ
đắt đỏ khác, mô hình lại cho thấy mối quan hệ đồng biến. Tức là các công ty vẫn
muốn chi trả cổ tức tiền mặt bất chấp sự gia tăng của lạm phát.
Nguyên nhân là do, thứ nhất, có thể do sự ưa thích trả cổ tức tiền mặt của các
cổ đông. Thực tế, khi lạm phát tăng cao, TTCK đi xuống liên tục, các công ty gặp
khó khăn về tài chính dù muốn giữ lại lợi nhuận bằng cách không chia hay chia ít
cổ tức sẽ bị Đại hội cổ đông bác bỏ, do tâm lý thích cổ tức tiền mặt của...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status