Phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành - pdf 12

Download Chuyên đề Phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành miễn phí



MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 2
1.5. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương hiệu 3
1.5.1. Khái niệm thương hiệu và thương hiệu điện tử 3
1.5.2. Vai trò của thương hiệu và thương hiệu điện tử 4
1.5.3. Những nội dung chủ yếu trong phát triển thương hiệu 5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH 11
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 11
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 11
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 12
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 12
2.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 12
2.2.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 16
2.3. Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 18
2.3.1. Một số nét chính về hoạt động phát triển thương hiệu của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 18
2.3.2. Một số kết quả thu được 19
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH 25
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 25
3.1.1. Các kết quả đạt được 25
3.1.2. Những hạn chế trong phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 27
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 28
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành đến năm 2015 29
3.2.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu 29
3.2.2. Đăng ký bảo hộ thương hiệu 29
3.2.3. Luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm 30
3.2.4. Thiết lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu 31
3.2.5. Sử dụng các công cụ phát triển thương hiệu trong từng thời điểm thích hợp.31
3.2.7. Tổ chức các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng 33
3.2.8. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 33
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32991/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t chiến lược đổi mới thương hiệu từ thương hiệu cũ.
Tiếp sức thương hiệu: Những thương hiệu đã và đang xây dựng chắc chắn sẽ đến lúc nó trở nên già cỗi và suy thái vì vậy cần tiếp sức cho thương hiệu, làm sống lại thương hiệu hay chuyển đổi hoàn toàn sang thương hiệu mới. Cách thức tiếp sức cho thương hiệu thường là qua các liên kết thương hiệu làm mạnh lên các liên kết cũ hay chuyển đổi các liên kết để khách hàng thấy rằng doanh nghiệp đang thay đổi vì họ.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH
Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được gửi tới các cán bộ, nhân viên của công ty. Nội dung phiếu điều tra tập trung vào vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty, nhận thức của cán bộ, nhân viên công ty về thương hiệu và phát triển thương hiệu. Số lượng 15 phiếu, được gửi tới 4 cán bộ lãnh đạo, 11 nhân viên. Số lượng phiếu thu về hợp lệ: 15 phiếu
Ngoài ra, 15 phiếu lấy ý kiến khách hàng được gửi tới các khách hàng của công ty. Qua đó đánh giá được vị trí thương hiệu công ty trong tâm trí khách hàng hiện nay như thế nào, từ đó có các định hướng, giải pháp phát triển thương hiệu công ty một cách hợp lý. Số lượng phiếu phát ra: 15 phiếu, số lượng phiếu thu về hợp lệ: 15 phiếu
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Công việc phỏng vấn được tiến hành đối với các nhà quản trị của công ty, các chuyên gia có kiến thức về marketing, thương hiệu,…nhằm tìm hiểu về nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm và phát triển thương hiệu điện tử, thực trạng phát triển thương hiệu điện tử tại doanh nghiệp.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo định hướng phát triển của công ty và các thông tin về công ty trên mạng internet. Ngoài ra em còn tham khảo thêm một số tài liệu khác về thương hiệu như sách “Thương hiệu với nhà quản lý” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung; Bài giảng “Quản trị E-brand” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh; “Quan hệ công chúng – biện pháp hữu hiệu trong phát triển thương hiệu” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh đăng trên tạp chí thương mại số 46/03 và một số tài liệu, luận văn, chuyên đề liên quan.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu thực hiện dựa trên các số liệu về các chỉ tiêu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tiền, bảng cân đối kế toán từ năm 2008 đến năm 2010 của công ty.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 thống kê bảng biểu, đồ thị nhằm tìm ra xu hướng, hay đặc trưng chung của các yếu tố phân tích. Từ đó có cơ sở đưa ra các đánh giá tổng quan và đề ra một số biện pháp hữu hiệu để phát triển thương hiệu công ty.
Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành
Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành
Tên công ty: Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành
Số đăng ký kinh doanh: 0104586131
Địa chỉ trụ sở : Số 22/443 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: [email protected]
Website:
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành được thành lập ngày 29 tháng 04 năm 1998 theo giấy phép số 3485GP/TLDN của UBND Thành phố Hà Nội. Tên chính giao dịch trong nước “Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành” và tên giao dịch quốc tế “Nam Thanh Company”. Trên con đường phát triển, công ty đã dần lớn mạnh về tài chính, nhân lực, năng lực quản lý...Khởi đầu với 7 nhân viên từ khi thành lập, cho tới nay công ty đã xây dựng được hệ thống làm việc chuyên nghiệp với trên 70 nhân viên nhiệt tình, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nước nhà trong quá trình hội nhập.
Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được minh họa qua sơ đồ sau:
Ban Giám đốc
P.Hành chính-Dịch vụ
P.Kinh doanh-Phân phối
P.Kế toán
P.Kinh doanh bán lẻ
P.Dự án Marketing
Kho Bạch Đằng
Kinh doanh
D.vụ Khách hàng
Nhập khẩu
Nhập khẩu
Kho Phố Vọng
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Hiện tại cơ cấu công ty gồm 6 phòng ban khác nhau bao gồm:
Ban Giám đốc: Là ban quản lý điều hành và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quyền quyết định cao nhất trong công ty, là thay mặt pháp luật cho công ty.
Phòng Hành chính – Dịch vụ: Là phòng thực hiện công tác dịch vụ, hậu cần và tham mưu, tổng hợp; xây dựng các quy chế, quy định, quy trình cho Công ty; duy trì kỷ luật, nội quy lao động của Công ty; thực hiện công tác quản trị văn phòng, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
Phòng Kinh doanh – Phân phối: chịu trách nhiệm hoạch định chính sách hàng hóa; chiến lược kinh doanh; đồng thời thực hiện chức năng nhập sản phẩm, hàng hóa vào kho hàng Bạch Đằng và yêu cầu xuất hàng khi có đơn hàng lớn. Phòng Kinh doanh- Phân phối cũng thực hiện chức năng chăm sóc khách hàng sau bán, dịch vụ khách hàng.
Phòng Kế toán: Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh đạo Công ty quyết định.
Phòng kinh doanh bán lẻ: Kiểm tra, giám sát việc bán hàng tại công ty. Lập bảng giá bán lẻ và giá bán, phụ trách việc mở rộng và phát triển kinh doanh của Công ty. Đồng thời phòng kinh doanh bán lẻ cũng thực hiện chức năng nhập các sản phẩm về kho Phố Vọng và yêu cầu xuất kho khi có các đơn hàng nhỏ, lẻ. Thực hiện các dịch vụ sau bán, dịch vụ khách hàng.
Phòng Dự án, Marketing: Nhiệm vụ của phòng Dự án, Marketing là lập các dự án đầu tư,phát triển thích hợp cho công ty,đồng thời thực hiện các hoạt động Marketing hỗn hợp bên trong và bên ngoài của công ty.
Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Kinh doanh phân phối: Với lợi thế là nhà phân phối và đại lý chính thức cho một số hãng như  HP, Lenovo, SamSung, microlab, Huntkey... Nam Thành đã xây dựng được hệ thống kênh phân phối rộng khắp các tỉnh miền bắc và miển trung với trên 200 đại lý và khách hàng trung gian.
Kinh doanh Bán lẻ: Cung cấp máy tính thương hiệu Việt Nam: phục vụ cho tổ chức-doanh nghiệp. Cung cấp máy tính- linh kiện, các thiết bị văn phòng. Cung cấp các giải pháp, dịch vụ kỹ thuật, bảo hành bảo trì,...
Kinh doanh Dự án: Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, tham gia các dự án trên thị trường trong và ngoài nước, thiết kế và triển khai các dự án, nghiên cứu cô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status