Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường của Artexport Nam Định - pdf 12

Download Luận văn Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường của Artexport Nam Định miễn phí



Artexport Nam Định là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng tương đối năng động. Ngay sau khi thay đổi lại hình thức hoạt động năm 2000, công ty đã thành lập phòng kế hoạch – thị trường với mục đích đây sẽ là nơi thực hiện chức năng quản trị Marketing cho công ty. Ngay từ khâu vào, các nhân viên được tuyển chọn là những người có trình độ học vấn, kỹ thuật nghiệp vụ tốt. Họ là những người trẻ, linh hoạt và sáng tạo trong công việc, mặc dù kinh phí dành cho công tác thị trường còn eo hẹp (chỉ chiếm 14% tổng chi phí kinh doanh) và đặc thù của cách bán hàng theo đơn đặt hàng (đối với xuất khẩu) nhưng hoạt động của phòng cũng đã đem lại hiệu quả tương đối trong công tác tìm kiếm và phát triển thị trường của công ty.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32996/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lãi suất hàng năm kể từ ngay phát hành trái phiếu đến ngày trái phiếu được trả hết. Vì thế với số vốn điều lệ chỉ là 1,1 tỷ đồng nhưng doanh thu hàng năm của công ty để đạt trên 20 tỷ đồng.
III. Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của ARTEXPORT Nam Định
1. Về sản phẩm
Artexport Nam Định vừa là một doanh nghiệp sản xuất vừa là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tổng hợp.
a. Đặc điểm về các mặt hàng sản xuất của Cty.
Cty sản xuất áo len, thảm len – cói - đay, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ.
Theo các hình thức:
- Quần áo len: Nhập nguyên liệu từ Cty CP len Hà Đông, Vĩnh Thịnh, Bình Lợi và len Trung Quốc (nhập khẩu sợi acrylic) về để dệt quần áo len.
- Thảm len, đay, cói: Cty thu mua nguyên liệu từ các vùng nguyên liệu lân cận và có uy tín ở khu vực phía Bắc: Cói Ninh Bình, đay Hưng Yên... Sau đó tự sản xuất tại xưởng hay đặt hàng thuê dân làm sản phẩm.
Do cách bán hàng và chào hàng, đơn đặt hàng nên toàn bộ mẫu mã, tiêu chuẩn về chất lượng đều làm theo tờ rơi gửi cùng đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Các khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển phía doanh nghiệp đều tự lo (không tham gia vào thị trường quốc tế theo cách gia công quốc tế mà xuất khẩu trực tiếp) nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ của đơn hàng.
Nông sản công ty nhập lọ thủy tinh, nắp lọ của Trung Quốc để đóng hộp các mặt hàng rau quả chế biến, sản phẩm nông sản hầu hết được sản xuất tại chi nhánh Lạng Sơn vì gần vùng nguyên liệu và nơi tiêu thụ chính (Trung Quốc).
b. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của công ty.
Hàng thủ công mỹ nghệ gồm có gỗ mỹ nghệ, hàng thêu ren, mây tre cói, thảm đay. Là mặt hàng thuộc làng nghề truyền thống được làm bằng bàn tay khéo léo của các nghệ nhân độc đáo và tinh xảo, mang đậm dấu ấn cá nhân và bản sắc dân tộc, đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới nói chung và trong nước nói riêng.
Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này: Barotex, Artexport, Công ty mây tre nứa lá TP HCM... Bên cạnh đó là các làng nghề thủ công truyền thống như: Hà Tây (tranh thêu), Bắc Ninh (gỗ mỹ nghệ), Ninh Bình (cói)... Sự tồn tại của nhiều nhà sản xuất, kinh doanh nhỏ đã gây ra cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nhau làm giảm khả năng xuất khẩu của mặt hàng này. Còn cơ hội cho thị trường trong nước là rất nhỏ bé, có sự cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, Artexport Nam Định đã tập trung khai thác thị trường quốc tế và chủ yếu là các nước Đông Âu.
Nhận thấy tình hình cung trong nước về các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh là rất phức tạp. Cạnh tranh trong nước trở nên quá gay gắt do nhu cầu nội địa quá nhỏ bé và khách hàng nội địa khó tính, khó chinh phục. Khi đó việc vươn ra thị trường quốc tế có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng khai thác lợi thế so sánh, tận dụng các cơ hội hấp dẫn trên thị trường.
Thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu công ty đã có được thị trường chính tại Nga, Ukraine, Nhật, Đức, Ba Lan, Trung Quốc. Trong đó, Nga, Nhật là 2 khách hàng truyền thống mà công ty có thế mạnh về kinh nghiệm hiểu biết đặc tính thị trường và sẵn có khách hàng.
Hiện tại công ty dự kiến sẽ xuất khẩu sản phẩm quần áo len, thảm len của mình sang thị trường Mỹ, đây là thị trường lớn với sức tiêu thụ mạnh. Công ty sẽ xâm nhập thị trường này với chiến lược giá cả tương đối và chất lượng đạt yêu cầu khắt khe của thị trường rất khó tính.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2002 và năm 2003
Đơn vị tính: Tr.đ
CHỈ TIÊU
NĂM 2002
NĂM 2003
2003 SO VỚI 2002
Số tuyệt đối
tỷ lệ(%)
Nhập khẩu
3.618.550
4.139.000
520.450
114,38
Thép
2.456.000
3.210.000
754000
130,7
Đá sẻ
1.162.550
929.000
-233.550
79,91
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Hoạt động xuất khẩu năm 2002 và năm 2003
Đơn vị tính: Tr.đ
STT
MẶT HÀNG XUẤT KHẨU
NĂM 2002
NĂM 2003
2003 SO VỚI 2002
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
1
Hàng thảm len
1.918
3.505
1.587
182,7
2
Mây tre mỹ nghệ, cói
811,603
1.639
827,397
202
3
Nông sản
1.877
1032
- 845
55
4
Quần áo len
4.956
8.242
3.286
166,3
5
Thêu ren
0,518
0,194
- 324
37,45
6
Cao su
17.686
1.422
- 16.264
8,04
7
Thép
3.618
0
0
0
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Đầu tiên, khi mới tham gia vào thương mại quốc tế công ty đã gia nhập thị trường nước ngoài theo phương pháp thụ động. Nghĩa là xuất khẩu chỉ hạn chế trong việc thỏa mãn các đơn đặt hàng từ phía nước ngoài hay gián tiếp lựa chọn thị trường thông qua việc thay đổi các đại lý xuất khẩu. Khi đã có kinh nghiệm công ty đã đổi sang cách chủ động thông qua việc đem sản phẩm đi dự các hội chợ, triển lãm quốc tế tại những thị trường mà công ty đã nghiên cứu và xét thấy có cơ hội cho mình.
Về cách: Xuất khẩu trực tiếp bằng cách sử dụng thay mặt thương mại quốc tế. Công ty không thực hiện gia công quốc tế vì cách này thường bị nước ngoài ép giá gia công rất thấp mặc dù có ưu điểm là được phía nước ngoài bao tiêu sản phẩm. Việc sản xuất và bán sản phẩm cuối cùng cho khách hàng nước ngoài theo đơn đặt hàng đã khai thác tối đa khả năng của công ty trong việc chủ động nguồn nguyên liệu và điều phối các nguồn lực đầu vào.
Khi nhập khẩu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu như nhập khẩu len, nhập khẩu lọ, nắp lọ, để đóng dưa chuột xuất khẩu từ Trung Quốc, công ty được treo thuế nghĩa là thuế nhập khẩu công ty chỉ phải nộp, nếu sau 275 ngày hàng xuất khẩu dùng nguyên liệu này vẫn chưa xuất khẩu được. Nếu nhập khẩu để kinh doanh thì công ty phải chịu thuế nhập khẩu, sau một thời gian (1 tháng) mới phải nộp.
2. Công tác Marketing của doanh nghiệp.
Cty đang tiến hành các chương trình quảng cáo định kỳ trong thời gian ngắn nhằm mục đích làm cho các công ty thương mại quốc tế biết đến nhiều hơn. Phương tiện truyền thông là tạp chí báo ngành kinh tế, báo ngành thủ công mỹ nghệ và trên một số tờ báo chuyên ngành của nước ngoài.
Dưới sự hỗ trợ của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công ty sẽ xây dựng trang web của riêng minh để tuyên truyền quảng bá hình ảnh của công ty, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ giao dịch với khách hàng quốc tế.
Hiện nay trong nước, quốc tế, công ty đều đưa các sản phẩm của mình tham gia hội chợ thương mại quốc tế (EXPO), sử dụng các của hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty còn gửi cataloge tới các đối tác nước ngoài, khách hàng tiềm năng qua bưu điện.
Thời gian tới công ty đặt văn phòng thay mặt tại Đức, lập trang web cho giao dịch, tham gia hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ ở Mỹ vào tháng 1/2006.
Nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng, tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ trước, trong và sau khi bán: chuyển đến khách hàng thông tin mới nhất về giá bán, chỉ tiêu chất lượng. Thực hiện dự trữ, bảo quản, vận chuyển nhanh chóng kịp thời, an toàn...
STT
Các chỉ tiêu chủ y...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status