Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ BÀI:
Quyền sử dụng đất là loại tài sản có giá trị thực tế và giá trị sử dụng lớn và thiết thực nhất trong khối tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, trong những năm qua, tranh chấp về quyền sử dụng đất (đặc biệt khi ly hôn) luôn là loại tranh chấp phức tạp và gay gắt. Đây cũng là một trong những loại việc khó khăn nhất và cũng là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng. Để giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này, nội dung dưới đây đề cập tới vấn đề: "Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng."
Do trình độ còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi thiết sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để giúp em hoàn thiện đề tài hơn. Em xin cảm ơn!

NỘI DUNG:

I. Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng
Nghiên cứu về quá trình giải quyết một vụ án hôn nhân và gia đình, người ta nhận thấy rằng vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp và không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, để phân chia được, trước hết người ta phải xác định được đâu là tài sản phải chia, không chia và không được chia. Nghĩa là Tòa án phải xác định được đâu là tài sản chung của vợ chồng, đâu là tài sản riêng của mỗi người và đâu là tài sản của người thứ ba mà vợ chồng đang quản lý. Đặc biệt việc xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân chia tài sản của vợ chồng.
"Tài sản của vợ chồng” ở đây bao gồm cả tài sản riêng và tài sản chung của họ trong khối tài sản hiện còn của gia đình. Thực chất việc xác định tài sản chỉ được tiến hành khi trên thực tế vấn đề phân chia tài sản giữa vợ chồng được đặt ra. Thông thường, yêu cầu đó được đặt ra ngay khi hôn nhân chấm dứt (ly hôn, một bên chết hay bị Tòa án tuyên bố chết) nhưng cũng có lúc nó được đặt ra ngay cả trong thời kỳ hôn nhân (chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại). Tuy nhiên, đương sự cần được trang bị một số kiến thức nhất định về vấn đề này để bất kỳ lúc nào và ở đâu họ cũng có thể tự ý thức và xác định được rằng tài sản nào là chung và tài sản nào là của riêng mình theo pháp luật. Đó là một trong những thuận lợi lớn cho việc áp dụng pháp luật vào việc giải quyết vấn đề khi yêu cầu phân chia tài sản được đặt ra. Điều này góp phần hạn chế tối đa những tranh chấp không đáng có giữa vợ và chồng. Như vậy, xác định tài sản không chỉ là công việc của Tòa án mà đó còn là trách nhiệm của đương sự (phải biết và phải ý thức được) trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu phân chia tài sản.

1. Xác định tài sản chung đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng
1. 1.Khái niệm tài sản chung:
Theo Khoản 1 Điều 27:" Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.." Thời kỳ hôn nhân được tính từ khi hai bên nam nữ kết hôn. Việc kết hôn đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo đúng thủ tục và các điều kiện luật định. Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sống với nhau cùng chung sức, ý chí tạo dựng tài sản nhằm nuôi sống gia đình, vì lợi ích chung của gia đình. Trong thời kỳ hôn nhân những tài sản (bao gồm cả động sản và bất động sản) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất là một quyền về tài sản đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Như vậy, mọi tài sản trong gia đình có được trong thời kỳ hôn đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào khả năng trực tiếp tạo ra hay công sức đóng góp của mỗi bên. Ví dụ: Trong thời kỳ hôn nhân, chồng mua một miếng đất, miếng đất khi đó sẽ được đứng tên cả hai vợ chồng, đây chính là tải sản chung của vợ chồng
1.2. Xác định tài sản chung đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng
Quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt và có giá trị lớn. Áp dụng luật chung về quan hệ tài sản Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "...Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.."
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai, quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản có tính chất đặc thù. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy định của pháp luật., bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Điều 12, 18 Hiến pháp năm 1992). Cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của vợ, chồng cùng có được sau khi kết hôn thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ thì:
+ Quyền sử dụng đất mà vợ và chồng hay mỗi bên vợ hay chồng được nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng ).
+ Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hay chỉ một bên vợ hay chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người khác.
Quyền sử dụng đất là một trong số những tài sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Theo quy định của pháp luật thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên của cả vợ và chồng. Đây chính là căn cứ pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp. Đối với những quyền sử dụng đất mà vợ chồng khi có tranh chấp nhưng không chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của một bên thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn cụ thể tại Điều 5:
" 1. Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm : nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hay chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh."
Trên thực tế, người chồng thường nắm giữ toàn bộ tài sản trong gia đình và thường đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa bảo đảm sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ về tài sản. Trên thực tế vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hay sau ly hôn là quyền sử dụng đất rất phức tạp do các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một người và việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay riêng để bảo đảm lợi ích chính đáng của mỗi người là rất khó khăn. Việc Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định một cách rõ ràng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung hay có được trước khi kết hôn mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung sẽ là một cơ sở pháp lý cần thiết cho vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai khi chia tài sản chung của vợ chồng.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khẳng định: "Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất" (Điều 27). Đây là quy định mới và hoàn toàn phù hợp với nội dung của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu. Chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam, như câu cha ông ta thường nói "của chồng công vợ". Chính sự hợp nhất về tài sản chung của vợ chồng là yếu tố tạo nên sự hài hòa và bền chặt hơn trong quan hệ gia đình.
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng nhưng hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tải sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 32 khoản 2, vợ hay chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Thoạt trông, có vẻ như nhà làm luật muốn dự kiến một cách tạo ra tài sản chung theo ý chí khác với việc tạo ra tài sản chung bằng cách xây dựng một thoả thuận của vợ chồng về việc coi một tài sản riêng nào đó là của chung, đã được phân tích ở trên. Nói rõ hơn, nếu sự thoả thuận của vợ chồng có tác dụng tạo ra tài sản chung theo ý chí của hai người, thì việc nhập một tài sản riêng vào khối tài sản chung có tác dụng tạo ra một tài sản chung theo ý chí của một người.



RVCvd8FE1l0Oe7q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status