ứng dụng Thương mại điện tử vào Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tại Việt nam - pdf 12

Download Đề tài Các điều kiện ứng dụng Thương mại điện tử vào Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tại Việt nam miễn phí



Mục lục.

A. Phần: Mở đầu
I. Dẫn nhập
II. Nội dung đề tài

B. Phần: Nội dung
I. Viêc ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN
1. Trên TG
2. Tại Việt Nam
II. Các ĐK ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN
1. Hạ tầng cơ sở Kinh tế & Pháp lý
2. Hạ tầng về cơ sở công nghệ (ADSL)
3. Hạ tầng về cơ sở nhân lực
4. Hạ tầng về thanh toán tự động
5. Bảo mật, an toàn
6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
7. Bảo vệ người tiêu dùng
III. Cải thiện cơ sở hạ tầng & nâng cao khả năng ứng dụng
TMĐT vào HĐKD của DN tại VN

C. Phần: Kết luận
D. Tài liệu tham khảo
A. Phần: Mở đầu



I. Dẫn nhập
E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”) và nó đem lại rất nhiều lợi ích khi được sử dụng:
• TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
• TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
• TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
• TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
• TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
• Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
• Cho đến hiện nay, việc áp dụng Thương mại Điện tử là giải pháp tối ưu trong việc cạnh tranh bán hàng. Bạn không cần mất nhiều thời gian cho việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn vì khách hàng có thể tìm hiểu trên website của bạn.
Bạn sẽ không cần mất thì giờ, chi phí cho việc vận chuyển, thuyết phục khách hàng. Website tự động sẽ giúp bạn có một chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ khách lâu dài. Công việc duy nhất mà bạn phải làm đóa là xây dựng một website có tính tự động hóa cao. Một website đủ mạnh và hiệu quả sẽ giúp bạn qua mặt các đối thủ cạnh tranh.
Một vài những lý do trên khiến cho những ông chủ đang đứng trong lĩnh vực kinh doanh không thể làm ngơ mà không quan tâm đến việc áp dụng thương mại điện tử vào công việc kinh doanh của mình. Vậy câu hỏi đặt ra là: Hiện nay TMĐT đã đi đến đâu? Ở Việt Nam trong những năm gần đây TMĐT đã được quan tâm đúng mức hay chưa? Các hoạt động TMĐT được áp dụng đã đáp ứng ra sao với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam,..? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về đề tài: “Các điều kiện ứng dụng Thương mại điện tử vào Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tại Việt nam.” Để cùng làm làm sáng tỏ những câu hỏi còn bỏ ngỏ.


II. Nội dung đề tài
“Các điều kiện ứng dụng Thương mại điện tử vào Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tại Việt nam.”:
I. Viêc ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN
1. Trên TG
2. Tại Việt Nam
II. Các ĐK ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN
1. Hạ tầng cơ sở Kinh tế & Pháp lý
2. Hạ tầng về cơ sở công nghệ (ADSL)
3. Hạ tầng về cơ sở nhân lực
4. Hạ tầng về thanh toán tự động
5. Bảo mật, an toàn
6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
7. Bảo vệ người tiêu dùng
III. Cải thiện cơ sở hạ tầng & nâng cao khả năng ứng dụng
TMĐT vào HĐKD của DN tại VN

Do hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm cho nên bài viết không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong có sự góp ý của các bạn, và sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn
B. Phần: Nội dung



I. Viêc ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN
1. Trên TG
a) TMĐT tại đảo quốc sư tử



Cùng với Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc, Singapore đã gây được sự chú ý đặc biệt của thế giới về sự phát triển kinh tế của quốc đảo này từ những năm 89 - 90. Cho đến nay, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển CNTT - TT, đặc biệt là thương mại điện tử (TMĐT). Chưa dừng lại ở đó, đảo quốc Sư Tử vẫn đang nỗ lực không mệt mỏi để trở thành một trung tâm CNTT hàng đầu thế giới.
Không ngừng tin học hóa & chú trọng tới TMĐT
Công cuộc tin học hoá ở Singapore bắt đầu từ những năm 80 với khá nhiều dự án như: Dự án Tin học hoá Quốc gia (tin học hóa tất cả các ngành công nghiệp, phát triển CNTT một cách rộng rãi để giúp mọi người dân bước đầu làm quen với CNTT, xây dựng một cơ sở hạ tầng mới) được thực hiện năm 1981; Dự án CNTT Quốc gia năm 1986...
Cũng từ cuối những năm 80, Singapore bắt đầu xây dựng mạng lưới truyền thông tốc độ cao trên toàn quốc và cung cấp các dịch vụ ứng dụng máy tính. Năm 1996, Singapore đã đầu tư 82 triệu đô la Mỹ để xây dựng mạng lưới băng thông rộng quốc gia đầu tiên trên thế giới mang tên Singapore One (mạng lưới của mọi người dân). Mạng lưới này đóng vai trò hết sức quan trọng như một dây thần kinh xương sống của quốc đảo, cấu trúc bao gồm 7 tầng: mạng NII và tầng trạm, cung cấp máy tính và quản lý, tầng dịch vụ cơ bản, tầng các dịch vụ công cộng, tầng các dịch vụ ứng dụng, tầng quản lý hệ thống và an ninh, tầng giao diện con người và môi trường.
Singapore có những ưu điểm thuận lợi đặc biệt để phát triển TMĐT. Quốc gia này giữ vai trò đặt biệt quan trọng về tài chính, thương mại và truyền thông ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Các ngành công nghiệp phát triển truyền thống của Singapore bao gồm truyền thông, thương mại, tài chính, hàng không, đóng tàu - đều là những "nền móng" tốt cho việc phát triển TMĐT.
Trong lộ trình thúc đẩy phát triển TMĐT, ngay từ đầu, chính phủ Singapore đã thành lập một ủy ban đặc biệt để hợp pháp hoá cách giao dịch điện tử, các công tác hợp tác và hỗ trợ đầy đủ cho các doanh nghiệp với những khả năng sử dụng công nghệ mạng tốc độ cao. Hàng loạt động thái tích cực đã được chính phủ thực thi.
Với những điều kiện thuận lợi như trên, TMĐT ở Singapore đã có những bước phát triển vượt bậc. Cả 2 công ty của Mỹ là GE Plastics và Eastman Chemical Company đều bình chọn Singapore là trung tâm TMĐT của Châu Á - Thái Bình Dương năm 2000. Singapore cũng đã trở thành khách hàng của 3 đối tác Ariba, CommerceOne và FreeMarkets. Sự có mặt của những đối tác này đã khuyến khích sự gia tăng các giao dịch B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Hiện tại, gần 80% giao dịch TMĐT ở Singapore là B2B.

b) Mỹ - Nơi mà các doanh nghiệp đứng đầu thế giới về ứng dụng TMĐT trong kinh doanh
Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2002 người dân chi 45,6 tỷ USD cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ trên mạng. Riêng quý IV, tổng doanh thu thương mại điện tử tăng 29,3% so với quý trước.
Trong 3 tháng cuối năm 2002, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ là 14,33 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng truy cập các địa chỉ bán lẻ, môi giới, dịch vụ trực tuyến và website tình cảm tăng mạnh trong dịp cuối năm vì ngày càng có nhiều người sử dụng máy tính để mua vé máy bay, vé xem phim, quà tặng, hoa, bưu thiếp…
Kết quả trên dựa theo khảo sát khoảng 11.000 nhà bán lẻ trực tuyến.

* Bí quyết của Wal-Mart
Các nhà phân tích kinh tế vẫn thường nói rằng cho dù nền kinh tế Mỹ và thế giới có suy thoái ra sao, thì những nhân viên của Wal-Mart -tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - chưa bao giờ phải e sợ về việc mình có bị sa thải hay không do những tác động tiêu cực tới doanh thu và lợi nhuận.
Đã từ lâu khi nhắc đến hệ thống cửa hàng bán lẻ ở Mỹ không thể không nhắc đến hai đại gia trong lĩnh vực này đó là Kmart và Wal-mart. Năm 2001, Kmart với hệ thống hàng chục cửa hàng bán lẻ đã tuyên bố phá sản, chỉ còn lại một mình "người khổng lồ" Wal-mart trụ lại.Nhưng trải qua hàng chục năm, Wal-Mart luôn có tốc độ tăng trưởng đều đặn. Năm 2006, doanh thu của Wal-Mart tăng 15% đạt gần 300 tỷ USD. Wal-Mart Stores Inc. luôn đứng đầu trong bản “Danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới” của tạp chí Fortune.
Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Thương Mại điện tử được ứng dụng rộng rãi Wal-mart đã chủ động liên kết với các website và tân dụng hệ thống bán hàng trực tuyến phát triển. Wal-Mart tăng cường hệ thống TMĐT bằng việc liên minh với AOL vào năm 2001 để cũng cấp internet đến vùng ngoại ô và nông thông đặc biệt là những vùng chưa có cửa hàng của Wal-Mart. Mục đích của Wal-Mart là thu hút những phân đoạn thị trường mới và giảm tác động đối với các cửa hàng hiện tại. Wal-Mart cũng sử dụng mô hình bán lẻ thích hợp kết hợp giữa TMĐT và TM truyền thống.(Mô hình Click-Mortal: Vừa kinh doanh online vừa kinh doanh offfline)
Rất nhiều nhân viên chào hỏi tại Wal-Mart nhớ rõ tên những khách hàng thường xuyên. Wal-Mart.com, một công ty con của Wal-Mart Stores Inc., đã tạo dựng được các mối quan hệ trực tuyến bằng việc khuyến khích mọi người cung cấp cho công ty các địa chỉ email.

c) Các công ty ở Châu Âu và Bắc Mỹ sử dụng TMĐT
Dưới sự tài trợ của Enterprise General Directorate của liên minh châu Âu (EU), một nghiên cứu về những kinh nghiệm điển hình và các yếu tố tạo thành công cho một website đã được tiến hành và công bố kết quả vào tháng 10/1999. Được bắt đầu vào đầu năm 1999, đợt nghiên cứu này tập hợp thông tin từ khoảng 200.000 website về thương mại. Khoảng 2.129 chủ nhân của các website đã được yêu cầu điền vào bản các câu hỏi liên quan tới việc tổ chức website, chiến lược sử dụng Internet, đoán và marketing qua Internet và các thông tin kinh doanh khác. Một số kết quả thu được từ điều tra như sau:
* Các công ty của Châu Âu đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của TMĐT và có một số bước đi để thực hiện công nghệ TMĐT. Tuy nhiên, các công ty vừa và nhỏ bị bỏ xa so với các công ty lớn.
* Website thương mại của Châu Âu có tính chất kinh doanh nhiều hơn (more business driven) trong khi các website tại Bắc Mỹ tập trung vào người tiêu dùng nhiều hơn.
* Các website theo hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (business to business) chiếm 61 % các Website kinh doanh tại EU (Liên minh Châu Âu) trong khi đó ở Bắc Mỹ con số này là 43%.
* Các website theo hướng doanh nghiệp- người tiêu dùng (business to consumer) chiếm 39% tổng số website của Liên minh Châu Âu (EU) và 57% tại Bắc Mỹ. Về tỷ lệ, có nhiều website ở Bắc Mỹ trong số các websie được điều tra chủ yếu hướng vào đối tượng và người tiêu dùng với cách bán hàng trên mạng. Trong khi đó có một tỷ lệ website cao hơn của EU chủ yếu tập trung vào đối tượng và các doanh nghiệp khác để tăng doanh số bán hàng.
* Các Website thường được tạo nên để các công ty giới thiệu về mình trên Internet hay để làm rõ công ty đó so với các đối thủ cạnh tranh.
* Các website được xây dựng để với dự kiến phục vụ bốn mục đích và xúc tiến, bán hàng, trao đổi trực tiếp với khách hàng (hầu hết các công ty nhằm vào mục đích này) và trao đổi trong nội bộ công ty (chủ yếu các công ty lớn).
* Một số lớn các công ty trả lời cho biết nhiều mục đích đề ra ban đầu khi xây dựng website đã không đạt được, trong đó việc phát triển kinh doanh kiểu mới, đặc biệt dành cho mạng Internet và sự hỗ trợ tương hỗ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài như khách hàng, nhà phân phối và nhà cung ứng.

L0EutLvq0jOJ7Bp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status