Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP 3
1.1 Bán hàng và vai trò của hoạt động bán hàng trong kinh doanh 3
1.1.1 Các khái niệm về bán hàng 3
1.1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng trong hoạt động kinh doanh 5
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động bán hàng trong cơ chế thị trường 6
1.2 Nội dung của hoạt động bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh ôtô 7
1.2.1 Xác định mục tiêu bán hàng 7
1.2.2 Xây dựng kế hoạch, chiến lược,sách lược bán hàng cho từng nhóm sản phẩm trên các thị trường mục tiêu 7
1.2.3 Thiết kế và tổ chức lực lượng bán hàng(LLBH) 11
1.2.4 Tổ chức thực hiện các chương trình bán hàng cho từng nhóm sản phẩm trên các thị trường mục tiêu 14
1.2.5 Tổ chức đánh giá và điều chỉnh hoạt động bán hàng 17
1.3 Các nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh ôtô 18
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 18
1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp 20
1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM 24
2.1 Khái quát về thị trường ôtô và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam 24
2.1.1 Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 24
2.1.2 Khái quát về ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam 26
2.2 Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 29
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 33
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 39
2.3 Thực trạng hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 40
2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty qua một số năm : 40
2.3.2 Tình hình bán các loại ôtô của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong một số năm qua : 42
2.3.3 Tình hình triển khai các nghiệp vụ bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong một số năm qua 48
2.4 Đánh giá chung về tình hình bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 52
2.4.1 Điểm mạnh 52
2.4.2 Điểm yếu 53
CHƯƠNG III:V MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM 55
3.1 Xu hướng vận động của môi trường kinh doanh ôtô trong nước 55
3.2 Phương hướng phát triển của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời gian tới 57
3.2.1 Về hoạt động nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm: 57
3.2.2 Tăng cường đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh: 57
3.2.3 Tổ chức quản lý : 58
3.2.4 Công tác thị trường : 58
3.2.5 Về lao động : 59
3.2.6 Về quan hệ với nhà nước và đối tác 59
3.2.7 Về hoạt động xuất nhập khẩu : 59
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng ở Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 60
3.3.1 Đối với nhà nước 60
3.3.2 Đối với Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam : 61
3.3 Một số điều kiện để thực hiện giải pháp 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32836/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

44 tỷ USD. Trong đó, đối với các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc chỉ tính riêng tháng 12/2007 đã đạt 5.000 chiếc với giá trị 73 triệu USD. Tính cả năm 2007, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu về nước là 28.000 chiếc, đạt 523 triệu USD (tăng 245% so với năm 2006). Như vậy, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm ôtô khác chủ yếu là các loại linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước đạt 921 triệu USD, tăng gần gấp đôi năm 2006.
2.2 Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
a, Quá trình hình thành
- Năm 1984, Liên hiệp các xí nghiệp giao thông vận tải được thành lập theo quyết định số 2836/QĐ-TCCB ngày 15/12/1984 của bộ giao thông vận tải trên cơ sở sắp xếp lại Cục cơ khí sau khi tách chuyển một phần bộ máy quản lý và một số các đơn vị sang Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí đóng tàu.
- Ngày 23/12/1995, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 5239/QĐ-TCCBLD về việc thành lập Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải với tên là TRANSPORT INDUSTRY COPORATION ( viết tắt là TRANSINCO ) trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp các xí nghiệp giao thông vận tải I.
- Ngày 15/09/2003 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 189/2003/QĐ-TTg duyệt đề án của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải. Tiếp đó Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 3096/QĐ-BGTVT ngày 21/10/2003 về việc thành lập Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam với tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty là : VIETNAM MOTOR INDUSTRY CORPORATION ( viết tắt là VINAMOTOR ) trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải, thí điểm mô hình Công ty mẹ - công ty con.
b, Quá trình phát triển của Tổng công ty trong những năm vừa qua:
Trong những năm qua, Tổng Công ty công nghiệp ô-tô Việt Nam (Vinamotor) - đơn vị được xác định là nòng cốt trong lĩnh vực phát triển công nghiệp ô-tô Việt Nam đã xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển trong giai đoạn 2001 - 2005 là tập trung nghiên cứu và đầu tư để sản xuất ô-tô khách, ô-tô tải nhẹ mang thương hiệu Việt Nam bằng 100% vốn trong nước; từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa,  kể cả các phụ tùng động cơ, hệ truyền động để xây dựng nền móng cho ngành công nghiệp ô-tô trong tương lai.
Việc tổ chức sản xuất ô-tô khách của Vinamotor được khởi đầu bằng những bước đi đầu tiên từ Công ty cơ khí ô-tô 1-5, nơi có nhà xưởng rộng, lực lượng kỹ thuật và lao động có kinh nghiệm trong sửa chữa ô-tô các loại. "Ðể đi tắt, đón đầu", Tổng công ty đã thông qua sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ của Tập đoàn FAW (Trung Quốc) để phối hợp sản xuất. Những xe khách đầu tiên do Công ty cơ khí ô-tô 1-5 đóng mới vỏ, và trang bị nội thất mang nhãn hiệu Transinco ngay khi xuất xưởng đã được thị trường chấp nhận về kiểu dáng, chất lượng xe. Nhất là chất lượng thân, vỏ xe do công ty sản xuất được áp dụng công nghệ hàn khung xốp và bọc vỏ tiên tiến. Ô-tô khách thương  hiệu "Transinco" ra đời ngay từ đầu đã tạo được niềm tin và nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Nhà nước và khách hàng. Một số ưu đãi có thời hạn do Chính phủ dành cho sản phẩm xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên do Vinamotor sản xuất đã tạo điều kiện cho Tổng công ty mạnh dạn đầu tư chiều sâu về trang thiết bị, công nghệ để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng sản xuất, phục vụ thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn, các cơ sở sản xuất ô-tô khách được mở rộng, với nhiều loại xe có mẫu mã phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hạ. Ðến nay, toàn Tổng công ty đã sản xuất và tiêu thụ gần 11 nghìn xe ô-tô khách từ 16 chỗ ngồi đến 120 chỗ ngồi, với gần 50 kiểu dáng khác nhau phục vụ chở khách liên tỉnh, nội tỉnh, xe khách cao cấp đường dài, xe buýt hai tầng... Một số loại xe Transinco đã được xuất khẩu sang CH Ðô-mi-ni-ca để thăm dò và giới thiệu với thị trường Nam Mỹ. Cùng với việc sản xuất ô-tô khách, Vinamotor còn tận dụng mặt bằng cũ, cải tạo mở rộng và bổ sung thiết bị chuyên dùng cho các Công ty cơ khí ô-tô 1-5, Cơ khí công trình; hay liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần đầu tư mới nhà xưởng tại các Công ty TMT, Hyundai-Vinamotor, Công ty ô-tô Bende (Hải Phòng)... để sản xuất xe tải nhẹ, với hàng chục nghìn xe tải các loại: Porter, Mighty, HD65, HD72, Jiulong, Bende,... được sản xuất và tiêu thụ.
Khi thương hiệu Transinco đã trở thành quen thuộc với các doanh nghiệp vận tải, từ năm 2002, Tổng công ty đi những bước tiếp theo, đó là hình thành các cụm công nghiệp ô-tô với quy mô lớn, được phân công chuyên môn hóa-hợp tác hóa cao. Số vốn mỗi cụm công nghiệp từ 200 tỷ đến 400 tỷ đồng, bao gồm các nhà máy được đầu tư những dây chuyền sản xuất, lắp ráp xe ô-tô tải, ô-tô khách với trang bị thiết bị, công nghệ đồng bộ hiện đại, cùng các nhà máy sản xuất phụ tùng ô-tô, được chuyển giao từ các nhà sản xuất ô-tô lớn của thế giới. Ðó là: Cụm công nghiệp Nguyên Khê (Ðông Anh, Hà Nội) chuyên sản xuất ô-tô khách, xát-xi ô-tô khách, ô-tô buýt, và sản xuất phụ tùng nội thất bằng vật liệu côm-pô-sít, ghế ngồi... Cụm công nghiệp ô-tô Ðồng Vàng (Bắc Giang) sản xuất các loại ô-tô khách, ô-tô tải, khung xe tải theo công nghệ của tập đoàn công nghiệp Hyundai (Hàn Quốc). Ngoài ra, tại đây còn có các cơ sở sản xuất một số loại phụ tùng ô-tô, như kính an toàn, động cơ. Cụm công nghiệp Văn Lâm (Hưng Yên) gồm các nhà máy của Công ty TMT, Cơ khí Ngô Gia Tự, 3-2 và 120. Tại đây, chuyên sản xuất ô-tô tải nhẹ và ô-tô tải nặng, đồng thời sản xuất hộp số, hệ truyền động, các chi tiết dập mỏng như: ca-bin, thùng xe... Cụm công nghiệp Thủ Ðức (TP Hồ Chí Minh) được đầu tư để sản xuất xe khách, xe tải và sản xuất phụ tùng. Cụm công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) chuyên sản xuất xe tải nhẹ, xe mi-ni buýt, xe chuyên dùng phục vụ  nhu cầu vận chuyển vùng đồng bằng sông Cửu Long và thị trường Lào, Cam-pu-chia.
Nhờ đầu tư phát triển đúng hướng, từ 13 đơn vị thành viên chủ yếu tập trung  tại khu vực Hà Nội, với lĩnh vực hoạt động hạn hẹp trong sửa chữa ô-tô, sản xuất xe máy công trình, đến nay Tổng Công ty công nghiệp ô-tô Việt Nam đã có 42 đơn vị thành viên, với hàng chục nghìn cán bộ, công nhân (CBCN). Giá trị sản xuất năm nay dự kiến đạt 7.000 tỷ đồng, tăng năm lần so với năm 2001 và 60 lần so với 10 năm về trước, là thời điểm Tổng công ty mới được thành lập. Nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân hằng năm 10%.  Những cố gắng của Vinamotor trong mười năm qua đã được Nhà nước ghi nhận bằng tấm Huân chương Hồ Chí Minh.
Bước sang giai đoạn phát triển mới (2006 - 2010), cùng với việc tổ chức, sắp xếp lại mô hình theo công ty mẹ - công ty con, Vinamotor tiếp tục tập trung đầu tư cho các chương trình sản xuất linh kiện phụ tùng ô-tô mà trọng tâm là các linh kiện phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao như: Ðộng cơ, hộp số, cầu chủ động, hệ thống phanh, hệ thống lái..., nhằm mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ phần sản xuất trong nước của các sản phẩm mang thương hiệu Transinco đạt hơn 80%. Ðồng thời để chủ động được từ khâu nghiên ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status