Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Liên Doanh Sản Xuất Ô tô Hoà Bình - pdf 12

Download Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Liên Doanh Sản Xuất Ô tô Hoà Bình miễn phí



Kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động đến nay Liên doanh VMC đã luôn chú trọng đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những năm đầu hoạt động Liên doanh VMC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên đến năm 1997 do ảnh hưởng của những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu đi xuống. Từ năm 1999 đến nay, VMC đã có những cố gắng tột bậc nhằm vực lại sức mạnh của mình và đã đạt được những kết quả đáng kể.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32844/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trên, Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình tên giao dịch Quốc tế : VIETNAM MOTORS CORPORATION (gọi tắt là VMC) ra đời ngày 19 tháng 8 năm 1991 (giấy phép đầu tư số 228/GP do ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư nay gọi là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp) là một trong những Liên doanh lắp ráp tiến tới sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam.
* Tổng số vốn đầu tư ban đầu là: 33.150.000 USD
Trong đó: Vốn pháp định: 10.000.000 USD
Vốn cố định: 9.593.000 USD
Vốn lưu động: 23.557.000 USD
* Các bên tham gia góp vốn như sau:
- Bên Việt Nam góp 3.000.000 USD, chiếm 30% vốn pháp định, chủ yếu bằng quyền sử dụng đất trong 10 năm, trang thiết bị nhà xưởng, kho tàng, cơ sở hạ tầng sẵn có.
- Bên nước ngoài góp 7.000.000 USD chiếm 70% vốn pháp định, bằng hình thức đầu tư thiết bị, công nghệ và tiền mặt.
* Các đối tác ban đầu trong Liên doanh bao gồm:
- Phía nước ngoài:
+ Công ty Columbian Motors Corporation (CMC) - Philippin.
+ Công ty IMEX-PAN PACIFIC (IPP) - Philippin
- Phía Việt Nam :
+ Nhà máy ô tô Hoà Bình (HAF)
+ Công ty xuất nhập khẩu và tư vấn hợp tác Quốc tế (TRACIMEX)
* Trụ sở chính : Km 9 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
* Chi nhánh VMC tại TP. Hồ Chí Minh: 134 Nguyễn Biểu, quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.
* Thời hạn hoạt động của Liên doanh là 30 năm.
Sau một thời gian hoạt động, công ty Tracimex của phía Việt Nam và công ty Imex Pan Pacific của phía nước ngoài đã chính thức xin phép được rút khỏi Liên doanh VMC. Ngày 3/5/1994 bằng giấy phép điều chỉnh số 228/GPDC ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã chuẩn y việc chuyển nhượng cổ phần của công ty Tracimex cho Nhà máy ô tô Hoà Bình, việc chuyển nhượng cổ phần của công Imex Pan Pacific cho công ty Nichimen Corporation. Nhà máy ô tô Hoà Bình có khả năng mua lại cổ phần của Tracimex, đứng về phía Việt Nam đã góp phần làm tăng thêm giá trị góp vốn của phía Việt Nam và tăng tiếng nói của phía Việt Nam trong Liên doanh. Mặt khác, Công ty Nichimen, một công ty thương mại có uy tín ở Nhật bản tham gia Liên doanh VMC đã tạo điều kiện cho Liên doanh rất nhiều trong việc huy động vốn từ những nguồn tín dụng nước ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, từ ngày 3/5/1994 các bên chính thức trong Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình bao gồm:
- Phía Việt Nam:
+ Nhà máy ô tô Hoà Bình góp 3.000.000 USD chiếm 30% vốn pháp định
- Phía nước ngoài:
+ Công ty Columbian Motors Corporation (CMC)- Philipin) góp 5.500.000 USD chiếm 55% vốn pháp định.
+ Công ty Nichimen (NM) - Nhật Bản góp 1.500.000 USD chiếm 15%
vốn pháp định.
* Trải qua 6 năm đầu hoạt động kinh doanh có hiệu quả một phần lợi nhuận thu được đã được Liên doanh dùng để tái sản xuất mở rộng. Theo đơn đề nghị của VMC và các quyết định có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phê chuẩn quyết định số 228/CP ra ngày 11/8/1997 về việc tăng vốn pháp định của công ty:
Tổng vốn đầu tư của liên doanh: 58 triệu USD
Trong đó: Vốn cố định: 23 triệu USD
Vốn pháp định: 18 triệu USD trong đó:
- Nhà máy ô tô Hoà Bình: 5,4 triệu USD. Giá trị vốn góp thể hiện bằng quyền sử dụng đất trong 10 năm, giá trị thiết bị nhà xưởng, tiền mặt.
- Columbian Motors: 9,9 triệu USD, thể hiện bằng giá trị thiết bị công nghệ, tiền nước ngoài.
- Nichimen Corporation: 2,7 triệu USD tiền mặt.
* Bằng Giấy phép điều chỉnh số 228/GPĐC3 ngày 21/10/1997 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chuẩn y việc đổi tên Bên Việt Nam trong Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình:
Tên cũ : Nhà máy ô tô Hoà Bình (HAF)
Tên mới : Tổng công ty cơ khí Giao thông vận tải (TRANSINCO)
* VMC đã gặp nhiều khó khăn sóng gió vào thời điểm cuối năm 1997 và năm 1998; nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khách hàng ... khi nói đến VMC tưởng như VMC đã bị phá sản hay đã giải thể hoàn toàn. Nhưng với người lãnh đạo mới, với sự dẫn dắt tài tình và chủ động, với lòng quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, VMC đã từng bước phục hồi và vượt qua khó khăn và đang tự khẳng định lại mình. Điều này sẽ được chứng minh qua những kết quả phân tích dưới đây.
2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của VMC
2.1. Chức năng của VMC:
- Lắp ráp, sản xuất tiến tới chế tạo các loại xe ô tô tại Việt Nam như xe buýt, micro buýt, xe tải nhẹ, xe du lịch 4-5 chỗ ngồi. Bước đầu nhập khẩu từ nước ngoài (dạng SKD, CKD) các cụm tổng thành chính, sau đó từng bước tiến đến thay thế các cụm tổng thành và các chi tiết phụ tùng bằng các phụ tùng, chi tiết và linh kiện được sản xuất tại Liên doanh và Việt Nam theo tiêu chuẩn Quốc tế và trong khuôn khổ các chính sách quy định cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Cụ thể:
- Lắp ráp dạng CKD2 các loại xe du lịch 4-5 chỗ ngồi, các loại xe tải nhẹ và Mini buýt mang các nhãn hiệu Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), BMW (Đức)...
- Nhập khẩu các trang thiết bị, phụ tùng phụ kiện phục vụ cho việc lắp ráp và sản xuất của Xí nghiệp liên doanh.
- Cung cấp các dịch vụ bảo hành bảo dưỡng, sửa chữa các loại ô tô cho thị trường nội địa thông qua đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao.
- Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các sản phẩm của xí nghiệp Liên doanh ra nước ngoài đảm bảo cân đối nhu cầu ngoại tệ, mở rộng sự phát triển của Liên doanh.
Việc xác định rõ chức năng như vậy trong những năm qua đã giúp VMC đầu tư chiều sâu vào lĩnh vực mà mình hoạt động để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
2.2. Nhiệm vụ của VMC:
- Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng tổ chức bộ máy của mình. Nhiệm vụ là sự cụ thể hoá của các chức năng đã nêu ra ở trên, nó bao gồm:
- Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của thị trường và các yếu tố cấu thành sản xuất và kế hoạch chu chuyển vốn, xây dựng chương trình sản xuất kinh doanh cho những năm kế hoạch và kế hoạch dài hạn của Liên doanh phù hợp với năng lực của công ty và điều kiện thực tế của nền kinh tế Việt Nam.
- Tổ chức tiếp nhận hàng nhập khẩu bao gồm máy móc, thiết bị, linh kiện và phụ tùng từ các nhà cung cấp ở nước ngoài. Ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước.
- Xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi trả lương cho người lao động. Lập các kế hoạch xây dựng cơ bản phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Liên doanh.
- Nghiên cứu khả năng và nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước và qui chế kinh doanh. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, tôn trọng quyền tổ chức Công đoàn theo Luật công đoàn Việt Nam.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Thực hiện đầy đủ các qui định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, trật tự an ninh và an toàn xã hội.
- Ghi chép sổ sách kế toán theo qui định của pháp luật.
Tóm lại, với tư cách là một doanh nghiệp ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status