Đề án Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - pdf 12

Download Đề án Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 4
I.Khái niệm, phân loại và vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh 4
1 Khái niệm: 4
2. Sức cạnh tranh,năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 5
2.1 Khái niệm về sức cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 5
2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 5
3. Phân loại cạnh tranh 8
4. Vai trò của cạnh tranh 10
II.Những nội dung của cạnh tranh trong kinh doanh. 11
1. Các chiến lược cạnh tranh cơ bản: 11
1.1 Chiến lược nhấn mạnh về chi phí 11
1.2. Chiến lược khác biệt hóa 12
1.3 Chiến lược trọng tâm hóa 13
2. Các vũ khí cạnh tranh chủ yếu 13
2.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm 13
2.2 Cạnh tranh bằng giá 14
2.3 Cạnh tranh về phân phối và bán hàng 14
2.4 Cạnh tranh về thời cơ thị trường 15
2.5 Canh tranh về không gian và thời gian 15
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh 16
3.1. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong nghành 16
3.2. Nguy cơ đe doạ nhập nghành từ các đối thủ tiềm ẩn 17
3.3. Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người mua 17
3.4. Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người cung ứng 18
3.5. Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm thay thế 18
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 19
I. Dệt May Việt Nam : những thành tựu đạt được 19
1 . Kim ngạch xuất tới các thị trường chủ lực 19
2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại 20
3. Số lượng và quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp 23
4. Dệt may chú trọng thị trường nội địa 25
5. Năm 2008,dự kiến kim ngạch 9,5 tỷ USD 25
II. Dệt may Việt Nam: khó khăn 28
1. Sản lượng cao nhưng chất lượng thấp 29
2.Chủ động nguồn nguyên liệu : nguy cơ vỡ kế hoạch 30
3. Thua thiệt vì lo cạnh tranh nhau 31
4. Những thách thức khác 32
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 34
I. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp. 34
II. Định hướng phát triển của chính phủ đối với dệt may 37
1. Quan điểm phát triển 37
2. Định hướng phát triển 38
2.1. Sản phẩm 38
2.2 Đầu tư và phát triển sản xuất 39
2.3 Bảo vệ môi trường 40
3. Các giải pháp thực hiện chiến lược 40
3.1 Giải pháp về đầu tư 40
3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 41
3.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 42
3.4 Giải pháp thị trường 43
3.5 Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu 43
3.6 Giải pháp về tài chính 44
KẾT LUẬN 45
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32792/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ranh đua nhằm giành giật lợi thế trong nghành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có,bảo đảm có thẻ có mức lợi nhuận cao nhất.Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại có xu hướng làm tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm mức lơi nhuận của nghành.Có nhiều hìnhthức và công cụ cạnh tranh được các đổi thủ sử dụng khi cạnh tranh trên thị trường,ví dụ như cạnh tranh về giá hay cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.Trên thực tế ,khi các đối thủ cạnh tranh với nhau thường sử dụng công cụ cạnh tranh tổng hợp,trên cơ sở cạnh tranh về giá với các hình thức và công cụ canh tranh khác như:chất lượng sản phẩm cùng với áp dụng sự khác biệt về sản phẩm,marketing...
Thường thì cạnh tranh trở lên khốc liệt khi nghành ở giai đoạn bão hoà,hay suy thoái,hay có đông các đối thủ cạnh tranh bằng vai phải lứa với các chiến lược cạnh tranh đa dạnh và do những rào cản kinh tế làm cho các doanh nghiệp khó tự do di chuyển sang nghành khác. Để có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của mình,các doanh nghiêp cần thu thập đủ thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh chính có sức mạnh trên thị truờng và tình trạng nghành để làm cơ sở hoạch định chiến lược.
3.2. Nguy cơ đe doạ nhập nghành từ các đối thủ tiềm ẩn
Hiểu biết đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vì sự xuất hiện của các đối thủ mới, đặc biệt khi các đối thủ này có khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị phần,sẽ làm cạnh tranh trở lên khốc liệt và không ổn định. Để hạn chế sự đe doạ của các đối thủ tiềm ẩn các doanh nghiệp thường duy trì và không ngừng nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp, đặc biệt là về công nghệ.Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay,các công ty xuyên quốc gia hay các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính và công nghệ dáng kể thực sự là đối thủ “nặng ký” đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nước là những doanh nghiêp có tiềm lực rất hạn chế và sức cạnh tranh thấp.
3.3. Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người mua
Đối với các doanh nghiệp thì mọi việc chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm và có lãi.Chính vì vậy, sự tính nhiệm của khách hàn luôn là tài sản có giá trị quan trọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp có được là do doanh nghiệp biết cách thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ canh tranh khác.Người mua luôn muốn trả giá thấp vì vậy sẽ thực hiẹn việc ép giá,gây áp lực đòi chất lượng cao hay đòi được phục vụ nhiều hơn đối với doanh nghiệp khi có điều kiện, điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạn chế bớt quyền thương lượng của người mua,các doanh nghiệp cần phân loại khách hàng hiện tại và tương lai cùng với các nhu cầu và thị hiếu của họ làm cơ sở đinh hướng cho kế hoạch Marketing và chiến lược kinh doanh nói chung.
3.4. Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người cung ứng
Người cung ứng các yếu tố đầu vào luôn muốn thu nhiều lợi nhuận,vì vậy họ có thể đe doạ tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm đặt mua, nhằm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi họ có điều kiện,ví dụ trong trường hơp người cung ứng có lợi thế về nguòn nguyên vật liệu hay sản phẩm của người cung ứng là vật tư đầu vào qan trọng của khách hàng.Trong thực tế các doanh nghiệp luôn phải ứng phó một cách thường xuyên đến nguồn cung ứng ngay trong nội bộ doanh nghiệp,có thể đó là lực lượng lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ cao vì khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là một tiền đề quan trọng bảo đảm sự thành công của doanh nghiệp.
3.5. Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế luôn có thể có tác động lớn đến mức độ lợi nhuận tiềm năng của nghành, nhất là những sản phẩm có chu kỳ sống ngắn như máy tính , đồ điện tử...Vì phần lớn các sản phẩm thay thế làkết quả của quá trình thay đổi công nghệ,nên thường có ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm, mặc dù giá thành ban đầu có thể cao hơn so với các sản phẩm có bán trên thị truờng.Biện pháp chủ yếu sử dụng để hạn chế sự tác động của sản phẩm thay thế là tăng cường đầu tư cho R&D của doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý...nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm hay tăng cường tính độc đáo khác biệt của sản phẩm.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
I. Dệt May Việt Nam : những thành tựu đạt được
Sau một hơn 1 năm gia nhập WTO, dệt may Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,35% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 20% của năm 2006. Như vậy, năm 2007, ngành công nghiệp dệt may nước ta vượt 280 triệu USD so với mục tiêu. Đáng chú ý, có những tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua dầu thô để trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
1 . Kim ngạch xuất tới các thị trường chủ lực
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tăng mạnh chủ yếu do xuất khẩu sang Mỹ bứt phá mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ năm đạt 4,47 tỷ USD, tămg 46,65% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 16,97% của năm 2006. Trong 3 thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mức tăng trưởng cao nhất. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng từ 52,18% trong năm 2006 lên 57,39% trong năm 2007. Điều này khẳng định, thị trường Mỹ đóng vai trò rất to lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may nước ta.
EU là thị trường lớn thứ 2 đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 19,74%, thấp hơn so với mức 37,46% của năm 2006 nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm từ 21,32% của năm 2006 xuống 19,14% trong năm 2007.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản tăng 12,14% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 3,93% của năm 2006. Hiện tại, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3, chiếm 9,05% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi không phải là thị trường lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong năm 2007 nhưng có mức tăng trưởng kim ngạch rất cao, tăng lần lượt 563,8% và 294,27% so với năm 2006, cao hơn mức tăng trưởng 134,99% và 124,38% của năm 2006.
Trong số những thị trường nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam, Đài Loan là một trong số ít thị trường bị giảm kim ngạch trong 2 năm liên tiếp. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Đài Loan giảm 0,95% so với năm 2005. Năm 2007, mức giảm là 11,18%.
2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu 2 chủng loại hàng dệt may chủ yếu của nước ta đều tăng so với năm 2006, nhất là mặt hàng áo thun. Ngoài các mặt hàng chính, kim ngạch xuất khẩu các mặt ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status