rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam - pdf 12

Download Khóa luận Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ÁP DỤNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY 3
1.1. Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 3
1.1.1. Rào cản trong thương mại quốc tế 3
1.1.2. Phân loại hàng rào thương mại quốc tế 4
1.1.3. Rào cản kỹ thuật 6
1.1.4. Tác động của việc áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với các nước 12
1.1.4.1. Đối với nước nhập khẩu 12
1.1.4.2. Đối với nước xuất khẩu 14
1.2. Các quy định về rào cản kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ 15
1.2.1. Các rào cản kỹ thuật áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói chung 15
1.2.1.1. Những quy định có tính rào cản liên quan đến an toàn thực phẩm 15
1.2.1.2. Yêu cầu có tính rào cản liên quan đến trách nhiệm đối với xã hội 17
1.2.1.3. Quy định có tính rào cản về môi trường 19
1.2.2. Các rào cản kỹ thuật áp dụng với mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ 20
1.2.2.1. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA – 8000 20
1.2.2.2. Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu 21
1.2.2.3. Đạo luật chống bán phá giá 22
1.2.2.4. Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may 23
1.3. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 25
1.3.1. Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may 25
1.3.2. Nhu cầu đối với mặt hàng dệt may 26
1.3.3. Những vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ 28
1.4. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và quy chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 35
2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam 35
2.1.1. Xuất khẩu dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới 35
2.1.2. Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 41
2.2. Các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam 44
2.2.1. Các quy định về kỹ thuật: 45
2.2.2. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA - 8000 46
2.2.3. Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu 47
2.2.4. Đạo luật chống bán phá giá 47
2.2.5. Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may 48
2.2.5. Cơ chế giám sát đặc biệt của Hoa Kỳ áp dụng với hàng dệt may Việt Nam 49
2.3. Tác động của rào cản kỹ thuật tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 51
2.3.1. Tác động tích cực 51
2.3.2. Tác động tiêu cực 52
2.4. Một số biện pháp vượt rào của Việt Nam hiện nay 53
2.4.1. Các biện pháp vượt rào của Việt Nam 53
2.4.1.1. Đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp sản xuất 53
2.4.1.2. Chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu 56
2.4.1.3. Từng bước xây dựng cơ chế thông báo sớm: đối với mặt hàng dệt may trước nguy cơ bị khởi kiện bán phá giá 58
2.4.1.4. Gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu Hoa Kỳ 60
2.4.1.5. Chủ động điều tiết tăng trưởng xuất khẩu 60
2.4.2. Đánh giá các biện pháp vượt rào của Việt Nam 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ 67
3.1. Cơ hội, thách thức và triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 67
3.2. Phương hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 72
3.3. Giải pháp phía Nhà nước 73
3.3.1. Cần đặt ra cơ chế giám sát đối với mặt hàng dệt may và xây dựng tốt các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng 74
3.3.2. Nhà nước cần tổ chức thường xuyên hoạt động xúc tiến thương mại 75
3.3.3. Chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành dệt may 76
3.3.4. Nâng cao hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) 80
3.3.5. Hoàn thiện môi trường pháp lý theo chuẩn quốc tế 80
3.4. Giải pháp của Hiệp hội Dệt may (VITAS) 81
3.5. Giải pháp phía Doanh nghiệp 82
3.5.1. Doanh nghiệp luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường 82
3.5.2. Doanh nghiệp cần xây dựng và kiện toàn sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn quốc tế 83
3.5.3. Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may 84
3.5.4. Doanh nghiệp luôn đặt phương châm nâng cao chất lượng lên hàng đầu 85
3.5.5. Tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán thương mại, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển… góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.
Trong những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã có mức tăng trưởng đột biến, hiện nay Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ trong đó đặc biệt cần chú ý đến các rào cản kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng với các mặt hàng dệt may khi muốn thâm nhập vào thị trường này.
Mặt khác, hiện nay theo xu hướng quốc tế hóa – khu vực hóa, tự do hóa thương mại, các rào cản thuế quan đã không được sử dụng nữa mà thay vào đó, các quốc gia phát triển đã vận dụng linh hoạt rào cản phi thuế trong đó có rào cản kỹ thuật để hạn chế sự nhập khẩu vào thị trường nước mình.
Do đó, muốn đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung, và đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự nhìn nhận đúng đắn về các “ rào cản kỹ thuật” này. Do đó, em đã chọn đề tài “Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Tìm hiểu được hệ thống rào cản kỹ thuật áp dụng với hàng hóa xuất khẩu nói chung và các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam.
Đánh giá thị trường Hoa Kỳ về hàng dệt may và thực trạng vượt rào của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này.
Tìm hiểu và đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian qua.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hệ thống các rào cản kỹ thuật
Phạm vi nghiên cứu: hệ thống rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng với mặt hàng dệt may, liên hệ thực tiễn với mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng với các phương pháp kinh tế học hiện đại để phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ qua các thời kỳ.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về các rào cản kỹ thuật áp dụng quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may
Chương 2: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Chương 3: Giải pháp vượt rào cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Hà Nội, tháng 6/2008
Tác giả

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ÁP DỤNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY

1.1. Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.1.1. Rào cản trong thương mại quốc tế
Trong xu hướng hội nhập hiện nay thì hoạt động thương mại quốc tế đã trở thành một hoạt động được diễn ra rộng khắp và là một hoạt động chủ đạo nhằm gắn kết các quốc gia với nhau. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, các nước có thể phát huy được lợi thế so sánh của mình để phát triển nền kinh tế bằng cách xuất khẩu những sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm mà không có lợi thế, bên cạnh đó có thể tận dụng được những “cú huýt” từ bên ngoài – có được là do sự đầu tư của các nước khác. Thương mại quốc tế đã mang lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia khi tham gia vào hoạt động này. Và cùng phát triển với hoạt động thương mại quốc tế thì các rào cản thương mại quốc tế cũng ngày càng phát triển và đến bây giờ thì nó không còn xa lạ với các quốc gia khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

a021i2G1sbwC5xu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status