Phân tích các phương hướng và giải pháp cơ bán nhằm tăng cường và củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH ở Việt Nam hiện nay - pdf 12

Download Đề tài Phân tích các phương hướng và giải pháp cơ bán nhằm tăng cường và củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH ở Việt Nam hiện nay miễn phí



Khi xây dựng lí luận về khối liên minh chiến lược của GCCN, Mác và Ăngghen rất quan tâm tới liên minh công nông vì họ đều là những người lao động có chung số phận bị GCTS bóc lột.
Mác và Ăngghen coi liên minh công nông là một trong những vấn đề chiến lược của cách mạng vô sản có vai trò quyết định đến sự thành bại trong sự nghiệp đấu tranh của GCCN chống lại GCTS xây dựng CNXH.
Trong tác phẩm “ ngày 18 tháng sương mù” Mác đã viết: “Cách mạng vô sản phải là một bài đồng ca – giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân nếu không bài đơn ca cách mạng của giai cấp vô sản sẽ trở thành bài ai điếu”. Đó cũng chính là bài học mà Mác rút ra được từ cuộc cách mạng công xã Paris 1871. Cuộc cách mạng thất bại đã để lại nhiều bài học trong đó có bài học quan trọng về sự liên minh của GCCN và GCND và các tầng lớp lao động khác. Ở thời điểm này Các Mác và Ăngghen còn chưa đề cập trực tiếp đến việc liên minh với tầng lớp trí thức vì trong các xã hội đối kháng ở châu Âu lúc bấy giờ tầng lớp trí thức thường gắn liền với giai cấp thống trị. Khi CNTB được xác lập thì tầng lớp tri thức đương thời là tầng lớp gắn liền với giai cấp tư sản.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34137/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

-nông-trí thức vững chắc tạo cơ sở chính trị cho thực hiện những nhiệm vụ cách mạng trong thời kì quá độ lên CNXH. Đảm bảo vững chắc chuyên chính vô sản và sự lãnh đạo của GCCN trong khối liên minh công-nông-trí thức.
3.3. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.
Quá trình xây dựng và củng cố khối liên minh giữa GCCN với GCND và tầng lớp trí thức ở nước ta hiện nay là quá trình cách mạng đòi hỏi tính tự giác của Đảng, của nhà nước và của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Tính tự giác trong quá trình cách mạng phụ thuộc chủ yếu vào trình độ dân trí của nhân dân, trình độ tư duy lí luận, giác ngộ chính trị, trình độ nắm bắt quy luật, nhu cầu thực tiễn, năng lực hoạt động sáng tạo và năng lực ứng xử có văn hóa nói chung, cùng với trình độ nhận thức pháp luật, ý thức công dân…
Để liên minh công nông trí thức để củng cố và phát triển một cách bền vững đòi hỏi tinh thần tự giác, đoàn kết, liên kết giữa cả GCCN, GCND và tầng lớp trí thức. Do vậy phải nâng cao trình độ dân trí, trình độ giác ngộ chính trị và ý thức trách nhiệm giai cấp cho tất cả các giai cấp tầng lớp.
Với giai cấp công nhân: GCCN là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH và là lực lượng nòng cốt trong khối liên minh công-nông-trí thức. Vì vậy, việc nâng cao trình độ dân trí cho GCCN có ý nghĩa quan trọng, để GCCN nhận thức rõ được vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của mình trong việc củng cố liên minh công-nông-trí thức.
Trong báo cáo chính trị đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân Việt Nam về cả số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, kỉ luật lao động, đáp ứng yêu câu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế”.
Để nâng cao trình độ cho GCCN, một trong những vấn đề hàng đầu là phải tập trung các nguồn lực cho đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt của GCCN, từng bước trí thức hóa công nhân. Tạo lập những kĩ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo cho công nhân, giác ngộ GCCN có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân, yên nước, yêu CNXH là bộ phận tiên tiến và tiêu biểu cho tiếng nói văn hóa của dân tộc. Nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến động của tình hình trong nước. Có tinh thần đoàn kết dân tộc luôn là lực lượng tiên phong trong nhiệm vụ củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khối liên minh công-nông-trí thức.
Xây dựng GCCN có đủ trình độ năng lực phẩm chất để tập hợp và lôi cuốn đông đảo GCND và tầng lớp trí thức vào khối liên minh giai cấp của mình. Để đạt được như vậy, phải nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động, lối sống lành mạnh cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ.
Tâng lớp trí thức: Trong giai đoạn hiện nay, tầng lớp trí thức có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Trong nền kinh tế mà hàm lượng trí thức, khoa học ngày càng chiếm tỉ trọng cao như hiện nay, chúng ta cần phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức. Vì vậy, yêu cầu tập hợp đông đảo lực lượng trí thức vào khối liên minh của giai cấp công nhân và phát huy vai trò của trí thức trong nhiệm vụ củng cố khối liên minh công-nông-tri thức là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó phải tạo điều kiện cho tầng lớp trí thức phát huy tính tích cực sáng tạo năng động của mình, đồng thời cần nâng cao trình độ học vấn, trình độ giác ngộ chính trị cho tầng lớp trí thức. Giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần cống hiến xây dựng đất nước và niềm tin vào CNXH và sự lãnh đạo của Đảng để tự giác đi vào khối liên minh công-nông-trí thức dưới sự lãnh đạo của GCCN.
Giai cấp nông dân: GCND là lực lượng to lớn trong khối liên minh công-nông-trí thức, có thể nói là lực lượng đông đảo nhất. Do vậy việc giáo dục nâng cao trình độ dân trí để giai cấp nông dân tự giác tham gia và củng cố khối liên minh này là vấn đề có ý nghĩa to lớn và quan trọng với nhiệm vụ tăng cường và củng cố khối liên minh công-nông-trí thức, khối đại đoàn kết dân tộc.
Để nâng cao trình độ dân trí cho GCND, trước tiên phải giáo dục và nâng cao kiến thức cho GCND về các mặt kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội, pháp luật… trong đó quan trọng là đào tạo và chuyển giao khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đi đôi với vấn đề đó là phải xây dựng nếp sống văn hóa mới cho giai cấp nông dân trong môi trường nông thôn mới.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó phải phát triển đồng bộ các cơ sở giáo dục đào tạo ở các vùng nông thôn. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, vận động nông dân vùng xâu vùng xa, vùng miền núi về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Đặc biệt chú trọng đến phương pháp tuyên truyền miệng. Đoàn kết người nông dân trong các tổ chức nông hội để tăng lên sự đồng thuận cao của GCND đồng thời liên kết chặt chẽ với GCCN và trí thức trong cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất.
Giáo dục giai cấp nông dân Việt Nam vững vàng về chính trị, tư tưởng và vững mạnh về tổ chức thống nhất trong hành động – đó cũng là vấn đề trung tâm của phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay. Như vậy sẽ làm cho giai cấp nông dân chủ động và tích cực trong việc liên kết với GCCN và trí thức.
Kết hợp với việc nâng cao dân trí là việc đổi mới thực hiện các chính sách xã hội nhằm xóa bỏ dần khoảng cách giàu nghèo, từng bước trên cơ sở phát triển sản xuất, tăng phúc lợi cho nhân dân và tạo điều kiện cho các giai tầng xích lại gần nhau về cả kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Đây cũng chính là phương hướng quan trọng để tăng cường và củng cố liên minh công-nông-trí thức.
3.4. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN. Mở rộng dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, của công cuộc CNH-HĐH hiện nay. Trước yêu cầu phát triển mới, để phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực quan trọng, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Điều đó đòi hỏi phải có một quy chế, điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân cũng chính là mắt khâu cơ bản để đấu tranh hiệu quả đối với tình trạng tham nhũng, quan liêu cường quyền của một bộ phận cán bộ đảng viên. Nhờ đó sẽ góp phần tăng cường liên minh công nông trí thức và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước.
Thực hiện tốt các quy chế dân chủ cơ sở ở các cơ quan đơn vị và địa phương sẽ nâng cao niềm tin của toàn xã hội đối với Đảng và nhà nước, nhờ đó phát huy các nguồn lực to lớn trong nhân dân, đóng góp cho xây dựng đất nước đồng thời phát huy được sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh lên án các tệ nạn xã hội, lối sống thiếu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status