Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - pdf 12

Download Đề tài Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước miễn phí



MỤC LỤC
A. Lời mở đầu 2
B. Phần nội dung 4
Chương I: Quá trình hình thành tuyến chi viện chiến lược- Đường Hồ Chí Minh trên biển 4
1. Đôi nét về tình hình cách mạng miền Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và yêu cầu chi viện cho chiến trường 4
a, Tình hình miền Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 4
b, Chủ trương của Đảng về công tác chi viện lực lượng và vũ khí trang bị cho chiến trường miền Nam- Đoàn 559 được thành lập 5
c, “Tập đoàn đánh cá sông Gianh” 6
d, Những chiếc thuyền vượt biển từ miền Nam ra miền Bắc nhận vũ khí 7
2.Thành lập Đoàn 759- tuyến vận chuyển chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển được thành lập 8
a, Thành lập Đoàn 759 8
b, Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bến bãi 9
c, Chuyến đi trinh sát mở đường 11
Chương II: Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962- 1975) 12
1.Âm mưu, thủ đoạn phong tỏa trên biển Đông và vùng biển Tây Nam của hải quân Mỹ- ngụy 12
2. Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- Đường Hồ Chí Minh trên biển (1962- 1975) 14
a, Giai đoạn (1962- 1965) 14
b, Giai đoạn (1965- 1968) 15
c, Giai đoạn (1968- 1975) 17
3. Vai trò của đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 20
a, Phục vụ chi viện chiến trường 21
b, Tính ưu việt của việc vận chuyển chi viện bằng đường biển 22
Chương III: Sự sáng tạo trong tổ chức và hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển 25
C. Phần kết luận 30
Danh mục tài liệu tham khảo 32
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34139/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thành. Những người được chọn vào bộ phận này phải được kiểm tra rất kỹ về mặt lý lịch và phẩm chất cách mạng, tuyệt đối không khai báo, tuyệt đối không nói với bộ phận khác, kể cả gia đình về những công việc của mình. Sau khi nghỉ hưu cũng tuyệt đối không kể lại công việc của mình.
Công tác ngụy trang cũng là một vấn đề quan trọng. Đó là một nghệ thuật đạt tới mức huyền thoại. Cải trang thì có cờ đủ các nước, có những phương tiện cần thiết để thay đổi màu sơn của tàu. Nhưng quan trọng nhất là ngụy trang ban ngày. Khi tàu áp sát vào một vòm cây, một vách núi, lưới được căng lên và cành lá được mắc vào đó. Chính cách ngụy trang đó đã cứu được rất nhiều con tàu của Đoàn 125 trong những lúc phải ấn náu tại các vũng.
Để tiến hành vận chuyển vũ khí vào Nam không chỉ có tàu, vũ khí, có con người mà còn cần đến “hai bộ phận phục vụ bí mật từ xa”. Thứ nhất là bộ phận chuẩn bị giấy tờ giả- hợp pháp hóa cho tất cả những người trên tàu cũng như giấy tờ các con tàu. Từ giấy tờ tùy thân, quê quán, độ tuổi, nghề nghiệp cho đến dáng vóc đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp. Hơn nữa còn có bộ phận “giả mạo chữ ký biệt tài”, “bộ phận làm ra những con dấu tương ứng”, bản khai thuế, hàng hóa … đều làm y như giấy tờ thật. Thứ hai là bộ phận thông tin- cung cấp thông tin chỉ đạo của Trung ương với các tàu, các bến bãi…
Công tác chuẩn bị bến bãi cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tất cả những bến bãi đều do lãnh đạo cấp ủy địa phương am hiểu địa hình trực tiếp đi tìm, chọn và tổ chức. Bến bãi cũng có yêu cầu cụ thể chứ không phải tùy tiện lựa chọn và sử dụng. Hầu hết những bến bãi đều phải tổ chức lực lượng vũ trang cũng như đường dây cứu thương để khắc phục khi có “sự cố”.
Sau khi “hàng" được bốc dỡ lên tại các bến sẽ được khẩn trương đưa vào các kho. Kho chứa vũ khí cũng là bài toán hóc búa.  cách xây dựng các kho “thiên biến vạn hóa”, tùy theo địa hình và điều kiện của từng nơi. Những vùng thường xuyên ngập nước thì phải có hình thức kho chống ngấm nước. Những vùng không có rừng che phủ thì phải có hình thức kho mà máy bay không phát hiện được.
Ngoài ra thì việc phân phối hàng “chi viện” cũng được tiến hành chặt chẽ và nghiêm chỉnh giữa các bến, các kho…
c, Chuyến đi trinh sát mở đường
Để chuẩn bị cho chuyến trinh sát mở đường đầu tiên, chỉ huy và cơ quan Đoàn khẩn trương tổ chức các đội tàu, tăng cường huấn luyện, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Đoàn quyết định lấy một chiếc thuyền từ miền Nam ra (thuyền của Bạc Liêu) thực hiện nhiệm vụ trinh sát đó.
Đêm 10/ 4/ 1962 thuyền Bạc Liêu rời của sông Nhật Lệ (Quảng Bình); Đoàn có 6 đồng chí, trưởng tàu- thuyền trưởng: Bông Văn Dĩa. Và đến 10h đêm ngày 18/ 4/1962 thuyền đi vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn.
Chuyến vận chuyển vũ khí đầu tiên bằng đường biển đã thành công. Lập tức tin vui được báo với Hồ Chủ tịch, Người đã gửi ngay điện khen ngợi những người trực tiếp góp công sức làm nên chiến công đầu tiên. Người chỉ thị: “cán bộ, chiến sỹ Đoàn 559 hãy nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh hơn nữa, nhiều hơn nữa vũ khí cho đồng bào miền Nam giết giặc, cho Nam Bắc sớm sum họp một nhà” Lịch sử đoàn 125 Hải quân (1961- 2001), Nxb QĐND, Hà Nội, 2001, tr 47
.
Trung tuần tháng 8/ 1962, Quân ủy Trung ương thông qua nghị quyết mở đường chiến lược trên biển. Bắt đầu từ đây Đoàn 759 bước vào giai đoạn vận chuyển để làm nên con đường huyền thoại trên biển Đông với những kỳ tích “có một không hai” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cũng từ đây, xuất hiện những con “tàu không số” Tàu không số: thực ra tàu nào cũng có số nhưng khi vào chiến trường để giữ bí mật, các tàu đã xóa hết dấu vết, không mang số. Mọi thứ mang theo như đường, đồ hộp, sữa, thuốc lá, xà phòng đều không có nhãn, không có số. Và vì vậy mọi người quen gọi là tàu không số.
lúc ẩn, lúc hiện vận chuyển vũ khí cho chiến trường.
Sự ra đời của Đoàn 759 và tuyến vận chuyển cho chiến lược trên biển là biểu hiện ý chí, quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, là tiền đề quan trọng tạo thế phát triển lực lượng, thế chiến lược vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Chương II: Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962- 1975)
Hải quân Ngụy được Pháp xây dựng từ năm 1952. Khi Pháp rút khỏi miền Nam (tháng 12/ 1954) hải quân Ngụy có khoảng 2000 quân; 100 tàu xuồng chiến đấu.
Sau năm 1954, được Mỹ trang bị, huấn luyện và tổ chức nên lực lượng hải quân Ngụy phát triển nhanh. Đến năm 1960, hải quân Ngụy được xây dựng thành một quân chủng của “Quân lực Việt Nam cộng hòa” gồm đủ các thành phần “hải lực, giang lực và thủy quân lục chiến”.
Nhiệm vụ của hải quân ngụy: ngăn chặn sự chi viện bằng đường biển của ta từ miền Bắc tới miền Nam; phối hợp với các lực lượng khác càn quét, bình định vùng giải phóng.
Hình thức hoạt động của hải quân ngụy chủ yếu là kiểm soát thuyền dân làm ăn trên biển, tuần tiễu ven biển theo các khu vực có tính chất cố định mà chủ yếu là giới tuyến tạm thời và vùng biển Tây Nam để ngăn chặn và chống sự thâm nhập của ta bằng đường biển.
Từ năm 1960- 1964, Mỹ- Ngụy đã nghi ngờ ta có tàu vào vùng biển phía Nam. Vì vậy, chúng tổ chức hoạt động thường xuyên bằng tàu và máy bay của hải quân Mỹ; ngăn chặn, lục soát và nếu cần thiết bắt giữ hay phá hủy bất cứ một ghe tàu nào “nghi ngờ”.
Lực lượng hải quân ngụy được Mỹ tăng cường số lượng, chất lượng, phương tiện nhằm giúp hải quân Ngụy “hoàn thành nhiệm vụ”. Chính quyền Ngụy- Sài Gòn cho hải quân Mỹ hoạt động hợp pháp; được kiểm soát và xử trí, bắt giữ hay phá tàu lạ.
Mỹ xác định trọng điểm chống thâm nhập là vùng vĩ tuyến 17 và vùng biển vịnh Thái Lan nên thường xuyên tuần tiễu ở giữa vùng biển Quảng Trị đến Hoàng Sa và trên tuyến tam giác Hà Tiên- Phú Quốc- Tây Nam Cà Mau hòng ngăn chặn mọi khả năng vận chuyển vũ khí, hàng hóa, người của ta từ Bắc vào Nam bằng đường biển.
Mỹ- ngụy thiết lập một hệ thống phòng thủ ngăn chặn và được chia thành:
“Từ bờ ra đến 5 hải lý do hải thuyền đảm nhiệm. Từ 5 đến 30 hải lý do lực lượng tuần duyên: 50 tàu chiến và 200 tàu hỗ trợ như WPB, PCF đảm nhiệm. Từ 30 hải lý trở lên do các tàu tuần dương khu trục Mỹ đảm nhiệm” Viện lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, Nxb Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr 78.
do đó chúng xây dựng 3 tuyến kiểm soát, tuần tiễu quản lý:
Tuyến quan sát do các trạm ra đa đối hải, các đài quan sát, tình báo mặt đất, tình báo kĩ thuật đảm nhiệm; Tuyến tuần tiễu ven bờ do các đoàn hải quân ngụy. Tuyến tuần tiễu ngoài khơi do các tàu chiến thuộc hải đội và hải quân Mỹ đảm...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status