Giải pháp nhằm chuyển sang tự do hoá lãi suất ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Giải pháp nhằm chuyển sang tự do hoá lãi suất ở Việt Nam miễn phí



NỘI DUNG
Mở đầu
Chương I Lãi suất và tựdo hoá lãi suất
I. Lãi suất
II. Tựdo hoá lãi suất
III. Kinh nghiệm thé giới trong việc thực tựdo hoá lãi suất
Chương II Thực trạng chính sách lãi suất ởViệt Nam
I. Bối cảnh chung
II. Các giai đoạn thực hiện chính lãi suất ởViệt Nam
III. Những đánh giá trong điều hành chính sách lãi suất thời gian qua
Chương III Giải pháp nhằm chuyển sang tựdo hoá lãi suất
ởViệt Nam
I. Những cản trởchưa cho phép Việt Nam tựdo hoá lãi suất
II. Giải pháp chuyển sang tựdo hoá lãi suất


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33183/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t tiền gửi sẽ
làm tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa, thay thế được nguồn vốn đi vay nước ngoài để
tài trợ cho đầu tư. Nguồn vốn tiết kiệm được truyền tải qua hệ thống tải qua hệ
thống tài chính ngân hàng chính thức , mà không phải qua thị trường tiền tệ
không chính thức. Tiết kiệm trong nước tăng lên và mức lãi suất thực cao làm
mở rộng đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư.Kết quả tạo ra một tỷ lệ tăng trưởng
rộng hơn.
17
Quan điểm tự do hoá lãi suất đối với việc kích thích tiết kiệm nội địa ở
trên còn rất nhiều tranh cãi và ý kiến khác nhau.Trong khi đó vai trò của tự do
hoá lãi suất mang lại sự cải thiện việc phan bổ tín dụng và cải thiện hiệu quả
đầu tư lại được thống nhất cao. Điều này là rất cơ bản để đảm bảo cho nền kinh
tế tăng trưỏng bền vững.
2. Những hạn chế của việc tự do hoá lãi suất đối với các nước đang phát
triển
Tự do hoá lãi suất là mục tiêu của chính sách tiền tệ, song với các quốc gia
đang phát triển việc ngay lập tức từ thái cực này - kiềm chế sang thái cực khác
- tự do là một việc làm không khả thi. Tự do hoá lãi suất cần có một trình tự
bước đi hợp lý , nếu không sẽ gây ra những đổ vỡ to lớn cho nền kinh tế.
Nguyên nhân của việc cần có một bước trung gian là:
Thứ nhất, những thuận lợi do tự do hoá lãi suất mang lại là rất cơ bản ,
nhưng cũng tồn tại những trường hợp mà ở đó tự do hoá lãi suất không được
thực hiện tốt vai trò của mình, như:
(1) Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với hệ thống tài chính còn
kém phát triển và tình trạng thiếu thông tin về thị trường tài chính , các
sản phẩm tài chính. Do đó để tự do hoá lãi suất làm tròn chức năng của
mình thì thị trường tài chính cần được củng cố và phát triển. Hơn nữa
trong nền kinh tế, thị trường tín dụng không phải lúc nào cũng đủ nhanh
để điều chỉnh cân bằng cung cầu thị trường khi điều kiện thay đổi, và
tình trạng mất cân bằng vẫn là phổ biến của các nên kinh tế đang phát
triển.
(2) Tự do hoá lãi suất sẽ kém hiệu quả nếu áp đặt vào hệ thống tài chính quá
nhiều các mục tiêu quốc gia. ở các nước đang phát triển những chính
sách ưu đãi và tạo điều kiện lại luôn cần.
18
Thứ hai, các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như lãi suất tái triết khấu
còn chưa có để thay thế cho vai trò cuả lãi suất trong việc điều hành chính sách
tiền tệ. Do đó, công cụ kiểm soát lãi suất vẫn được coi là một công cụ duy nhất
và khả thi để thực hiện chính sách tiền tệ.
Thứ ba, các nước đang phát triển có nền tảng kinh tế vĩ mô chưa thực sự
vững chắc đủ để chịu những áp lực của việc tự do hoá lãi suất hoàn toàn: chúng
có thể làm mất ổn định vĩ mô qua việc tăng lạm phát, nợ nước ngoài và làm suy
giảm tăng trưởng kinh tế.
III. KINH NGHIỆM THẾ GIỚI TRONG VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ LÃI
SUẤT.
Sự ra đời của lý thuyết tự do hoá tài chính mà một trong những nội dung
cơ bản là tự do hoá lãi suất đã tạo ra trào lưu tự do hoá lãi suất trên thế giới.
Bên cạnh một số nước đã thực hiện thành công như Đài Loan, Singapore, lại có
hàng loạt nước đã rơi vào khủng hoảng như Phillipine, Chille, Achentina.....Tuy
nhiên, tự do hoá lãi suất vẫn là mục tiêu cần đạt tới, không chỉ vì những ưu
điểm lý thuyết của nó, mà là tính hiệu quả của các nền kinh tế thị trường phát
triển ở đó lãi suất dược tự do hoá .
Kiểm soát lãi suất rất phổ biến ở hầu hết các nước châu á trước những
năm 80. Những hạn chế thường áp đặt dưới dạng quy định trần lãi suất đối với
tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại ;các tổ chức tài chính phi
ngân hàng ít chịu các hạn chế này hơn. Việc áp đặt này là nhằm mục đích cung
cấp vốn với chi phí thấp để khuyến khích đầu tư, đặc biệt là những lĩnh vực ưu
tiên và để tránh tình trạng lãi suất tăng quá mức, điều được coi là rất khó chấp
nhận về mặt chính trị và xã hội.
Tuy nhiên, việc kiểm soát như vậy đã làm giảm vai trò trung gian tài
chính của các ngân hàng khi những người tiết kiệm và những nhà đầu tư tìm
19
cách khác ngoài thị trường tài chính chính thức. Do vậy, thị trường ngoài kiểm
soát và trung gian phi ngân hàng phát triển mạnh dẫn đến sự kém hiệu quả
trong kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Cơ chế kiềm chế này hạn
chế việc chuyển tải vốn tới các hoạt động có hiệu quả nhất, làm méo mó và
ngăn cản sự phát triển của thị trường tài chính.
Trong những năm 80-90, các nước châu Á đã thực hiện sự thay đổi quan
trọng, bắt đầu thi hành chính sách tự do hoá lãi suất trong chính sách tiền tệ.
Tuy vậy, mức độ thành công của các quốc gia khác nhau lại không giống nhau
thậm chí gây hiệu quả tiêu cực. Câu trả lời nằm trong cách thức và tiến trình tự
do hoá. Đến lượt mình, cách thức và tiến trình tự do hoá lại phụ thuộc vào xuất
phát điểm của mỗi nước (mức độ kiểm soát tài chính , đặc điểm và tính chất hệ
thống tài chính , khả năng và trình độ quản lý của các cấp quản lý vĩ mô...) , vào
điều kiện quốc tế trong tưng giai đoạn tự do hoá ( xu hướng chung về cải cách
tài chính, quyền lợi và mâu thuẫn của các cường quốc tài chính , trạng thái tài
chính quốc tế như khủng hoảng, suy thoái hay đang phát triển ).
Kinh nghiệm của các nước cho thấy khi tự do hoá lãi suất trong một môi
trường không có kiểm soát cùng với một thị trường tài chính không hoàn hảo và
độc quyền, lãi suất thực đã tăng lên mức rất cao. Sự tăng lên như vậy không
những không khuyến khích đầu tư và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà
còn dẫn đến phá sản của hàng loạt doanh nghiệp, sau đó gây ra khủng hoảng
trong hệ thống tài chính, và làm trầm trọng hơn tình trạng bất ổn vĩ mô. Đồng
thời việc loại bỏ kiểm soát cán cân vốn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn lại
làm cho lãi suất tăng lên hơn nữa do có những đoán tiếp tục phá giá bản tệ.
Giảm giá mạnh bản tệ làm cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều hơn, làm
tăng áp lực lạm phát và làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ.
Cho nên, những tác động bên trong và bên ngoài đòi hỏi tự do hoá tài
chính phải rất thận trọng, bất kỳ sự nhảy vọt nào từ cực này sang cực kia đều
20
dẫn tới khủng hoảng và tình trạng vô chính phủ. Tự do hoá phải tiến hành từng
bước, gắn liền với đổi mới kinh tế , với tự do hoá các lĩnh vực khác, với củng
cố hành lang pháp lý, nhận thức của nhân dân , trình độ quản lý nền kinh tế và
cả với thói quen và truyền thống của dân tộc.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM
I. BỐI CẢNH CHUNG
Năm 1988 là năm mở đầu thời kì chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Với cơ
chế kinh tế mới, tất cả các tổ chức kinh tế được tự chủ về tài chính, sản xuất,
kinh doanh và tung ra hoạt động theo cơ chế thị trường.
Phối hợp với xu hướng của hệ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status