Nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in Vitro - pdf 13

Download Khóa luận Nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-Vitro miễn phí


PHẦN I: GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây với chính sách mở rộng đầu tư về mọi mặt của Nhà
nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng
cao. Song song với nhu cầu về vật chất thì nhu cầu tinh thần đặc biệt không thể thiếu
được. Từ lâu con người đã thích trồng hoa, cây cảnh vừa để trang trí cho đẹp, vừa để
giải trí tinh thần. Mỗi người thích trồng một loài hoa khác nhau, việc lựa chọn loài hoa
nào thường tuỳ từng trường hợp vào điều kiện khí hậu của vùng đó, vẻ đẹp của hoa, cũng như là
hoa đó có dễ trồng và chăm sóc hay không. Hoa lan được nhiều người ưa thích, bởi lẽ
hoa lan có cấu trúc kiêu kì và phức tạp, nhất là bộ phận môi có những nét chạm trổ rất
tinh vi, lại rất phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, dễ chăm sóc và mỗi người
có thể chọn loại hoa lan mình thích tuỳ theo túi tiền của mình mà vẫn thoả mãn được
thú vui tao nhã.
Phong lan ở nước ta rất phong phú và đa dạng, có nhiều giống khác nhau như:
Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium, Mokara, Vanda, Dendrobium… chúng đều cho hoa
rất đẹp và mang nhiều màu sắc khác nhau. Nó có thể dùng để trang trí, trưng bày, làm
đẹp, dùng trong các buổi lễ… hay người ta có thể bán hoa cắt cành-kinh doanh. Trong
số đó có lẽ Dendrobium là giống đặc sắc nhất từ màu sắc, dạng hoa cho đến giống loài.
Mặc khác, Dendrobium cũng rất dễ trồng, rất siêng hoa và lâu tàn. Do đó nó rất được
ưa chuộng và được trồng phổ biến nhất nước ta hiện nay nhằm phục vụ cho nhu cầu
cuộc sống.
Các nhà trồng lan không ngừng tìm kiếm các giống lan mới để thõa mãn sự
hiếu kì của mình hay có thể đem bán. Có hai cách để có được giống lan mới. Một là,
sưu tập những giống lan hoang dại trong rừng đem về thuần hóa, tạo các điều kiện
nhân tạo giống tự nhiên để cây lan có thể ra hóa. Phương pháp này gặp nhiều rủi ro do
điều kiện môi trường không thuận lợi cho cây lan phát triển. Hai là, tạo ra những giống
lan lai mới, cây lan lai sẽ mang những đặc tính tốt vựơt trội của cả bố mẹ, có thể thỏa
mãn được nhu cầu của người thưởng thức lan. Tuy nhiên khi hai cây lan lai với nhau
đạt kết quả và tạo trái cần kết hợp với phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm để
hạt lan có thể nẩy mầm dễ dàng. Có như vậy mới có thể kiểm tra kết quả của việc lai
hai cây lan.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, trong phạm vi đề tài này chúng tui tiến hành
nghiên cứu:
Nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro.

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. Giới thiệu họ lan:
1.1 Đặc điểm chung:
Các họ lan được đánh giá là một trong những loài hoa cao cấp trong vương quốc
thảo mộc, bao gồm hơn 25.000 ngàn loài khác nhau, cùng với những loài mới được
khám phá và mô tả theo từng năm. Do bởi chúng được phân bố vùng rộng lớn, trải
dài từ đường xích đạo cho đến Bắc cực, từ đồng bằng cho đến các vùng núi băng
tuyết, các loài lan rất khác biệt nhau: Lan đất (phát triển mọc trong đất kháng
nước); thực vật biểu sinh hay thực vật phụ sinh (phát triển phía trên mặt đất hay
sống bám trên các loại thảo mộc khác, thu hút chất dinh dưỡng và nước từ môi
trường xung quanh); thực vật phát triển trên mặt đá hay ngay cả dưới mặt đất
(phát triển dưới bề mặt của môi trường cấy trồng).
Những nhà sáng lập ngành Lan học đáng kể là triết gia người Hy Lạp
Theophrastus (372-287 trước Công nguyên) và sau này là nhà thực vật học người
Thụy Điển Linnaeus (1707-1778). Chính Theophrastus là người đầu tiên sử dụng từ
Hy Lạp “Orchis” để chỉ nhóm Lan [4].
1.2 Đặc điểm hình thái:
1.2.1 Cơ quan dinh dưỡng:
Giả hành (thân giả): chỉ xuất hiện trên các loài lan đa thân. Giả hành là
bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Giả hành
tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất
dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của giả hành mới. Giả hành
cũng là cơ quan dự trữ nước[11].
Thân: Thân vẩy giả có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống lan.
Trên thân có đốt, trên mỗi đốt mọc một nhánh lá hay lá bao. Thân là cơ
quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng, mầm hoa và mầm lá đều mọc từ
phần gốc của bộ phận thân rễ[12]. Chỉ có các loài đơn thân và một số
loài của giống Dendrobium và Epidendrum vừa có giả hành, vừa có thân.
Các loài lan có thân thường không có cơ quan dự trữ nước và chất dinh
dưỡng[11].
Lá: là cơ quan dinh dưỡng của hoa lan, là xưởng chế tạo chất dinh dưỡng
bằng quang hợp. Phiến lá thường có hình lưỡi kiếm dài, số lượng và hình
dạng lá khác nhau tùy chủng loại lan khác nhau [12]. Lá có thể mọc đối
xứng qua gân chính hay không, lá sát nhau ở gốc hay xếp cách có bẹ úp
lên nhau, chia đốt đều đặn, có khi thoái hóa thành vẩy hay phình lên,
mọng nước, hình dạng rất khác nhau [11].
Căn hành (thân-rễ): chỉ gặp ở lan đa thân. Căn hành là nơi cấu tạo các
cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hay

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status