Luận án Thạch Lam với Tự lực văn đoàn - pdf 13

Download Luận án Thạch Lam với Tự lực văn đoàn miễn phí



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích yêu cầu 2
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3.1. Về Tự lực văn đoàn 3
3.2. Về Thạch Lam 14
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 24
4.1. Đối tượng 24
4.2. Phương pháp nghiên cứu 24
4.3. Phạm vi nghiên cứu: 24
5- Đóng góp mới của luận án. 25
6. Kết cấu của luận án 25
PHẦN NỘI DUNG 27
CHƯƠNG 1: TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - MỘT TỔ CHỨC VĂN HỌC VÀ “MẢNH ĐẤT ƯƠM” TÀI NĂNG THẠCH LAM 27
1. Vài nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến Tự lực văn đoàn 27
1.1 Giai đoạn 1900 - 1930 27
1.2. Giai đoạn 1930-1945. 29
2. Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học có sứ mệnh lịch sử to lớn trên tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. 33
2.1. Nhìn chung về hoạt động của Tự lực văn đoàn 33
2.2. Sứ mệnh lịch sử to lớn của Tự lực văn đoàn trên tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. 38
3. Tự lực văn đoàn - “ mảnh đất ươm” tài năng Thạch Lam 44
3.1. Các yếu tố Quê hương, gia đình, dòng họ Nguyễn Tường và các vùng đất có quan hệ gắn bó máu thịt, ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều thành viên Tự lực văn đoàn trong đó có Thạch Lam. 45
3.2. Tự lực văn đoàn là môi trường sống, là "trường" hoạt động của Thạch Lam. 47
CHƯƠNG 2: TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM TRONG TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ CÁC KHUYNH HƯỚNG TRUYỆN NGẮN KHÁC. 51
1. Quan niệm chung về truyện ngắn và sơ lược vài nétvề truyện ngắn Tự lực văn đoàn 51
1.1.Quan niệm chung 51
1.2. Vài nét về truyện ngắn Tự lực văn đoàn trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 52
2. Truyện ngắn Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn. 53
2.1. Vài nét về quá trình sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam. 53
2.2. Truyện ngắn Thạch Lam với truyện ngắn của các thành viên trong Tự lực văn đoàn. 54
3. Truyện ngắn Thạch Lam với các khuynh hướng truyện ngắn ngoài Tự lực văn đoàn. 92
3.1. Từ cái “Tôi” gọi những cái “Tôi” trong dòng truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn. 94
3.2. Cái "Tôi" tôn thờ cái đẹp ở truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Nguyễn Tuân. 111
3.3. Cái "Tôi" nội tâm của người trí thức trong truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Nam Cao. 117
CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT, KÝ, TIỂU LUẬN THẠCH LAM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN DIỆN MẠO TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 127
1. Ngày mới - Thể nghiệm về một hướng mới của tiểu thuyết. 127
1.1. Dư luận chung đánh giá tiểu thuyết Ngày mới. 127
1.2. Tiểu thuyết Ngày mới thực hiện một kỳ vọng lớn của Thạch Lam và thể nghiệm một hướng đi mới của tiểu thuyết hiện đại. 131
1.3. Đôi điều về thành công và hạn chế của tiểu thuyết Ngày mới. 140
2. Tuỳ bút - một đóng góp của Thạch Lam cho Tự lực văn đoàn và ký Việt Nam. 144
2.1. Thạch Lam với ký 144
2.2. Hà Nội ba mươi sáu phố phường - một thành công xuất sắc, một đóng góp to lớn, có giá trị mở đường cho một khuynh hướng mới của ký Việt Nam 146
3. Tiểu luận - đóng góp quan trọng của Thạch Lam về lý luận văn học. 160
3.1. Theo dòng là ý hướng thể nghiệm một lối phê bình văn học độc đáo, hiện đại của Thạch Lam. 160
3.2 Theo dòng là một hệ thống quan niệm nghệ thuật đúng đắn, sâu sắc, thể hiện cái nhìn vượt thời đại của Thạch Lam 162
3.3. Theo dòng có vị trí xứng đáng trong văn nghiệp Thạch Lam, Tự lực văn đoàn và văn học Việt Nam hiện đại. 176
PHẦN KẾT LUẬN 179
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36065/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uyết này là nằm trọn trong Tự lực văn đoàn, còn các thành viên khác, bằng tài năng, sức sáng tạo to lớn họ đã tự khẳng định phong cách nghệ thuật riêng của mình và tạo sức lôi cuốn, thu hút các cây bút ngoài tổ chức văn đoàn để tạo thành dòng phong cách riêng. Chẳng hạn Thế Lữ có thể kéo theo mình những cây bút cùng phong cách để hợp thành dòng truyện ngắn đường rừng; Trần Tiêu: dòng truyện ngắn phong tục, Tú Mỡ dòng thơ trào phúng.
Riêng Thạch Lam, thực sự đã tạo lập một dòng truyện ngắn với nhiều thành tựu, đem lại vẻ vang cho ông và cho văn đoàn Tự lực.
Nói tới truyện ngắn trữ tình là nói tới dạng truyện ngắn được nhà văn sáng tác theo phong cách trữ tình. Trong đó, vai trò chủ thể nhà văn thường rất đậm, biểu hiện trên mọi phương diện từ tả cảnh, tả tình, tả ngoại hình đến tả nội tâm nhân vật. Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn trữ tình là thường không có cốt truyện, hay nhà văn không chú ý nhiều đến cốt truyện như ở dạng truyện ngắn tự sự. Nó có kết cấu gần với cấu tứ của thơ trữ tình. Mối quan hệ giữa tâm thức với “kinh nghiệm sống” được nhà văn quan tâm miêu tả tinh tế. ý nghĩa của truyện thường gắn với không khí, tâm trạng... được gửi gắm trong tác phẩm. Nhà văn viết truyện ngắn trữ tình vẫn có thể viết các dạng truyện khác, nhưng để định hình phong cách nghệ thuật này thì phải chú tâm, tập trung cao độ vào dạng truyện trữ tình theo quan niệm trên.
Trước 1936, truyện ngắn chủ yếu quan tâm đến yếu tố “kể” và “có chuyện”- theo cách tự sự. Nhiều nhà văn đã xác lập bền vững phong cách nghệ thuật trên địa hạt này như Nguyễn Công Hoan, Lưu Trọng Lư, Nhất Linh, Thế Lữ. Cũng có một số ít tác giả viết truyện ngắn tình cảm, chủ yếu là tình yêu như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo với tập Anh phải sống (Tháng ngày qua, Nắng mới trong rừng xuân, Bên dòng sông Hương, Nước chảy đôi dòng, Tình điên, Cánh buồm trắng...). Nhưng đó là những truyện ngắn lãng mạn, có chú ý đến yếu tố trữ tình ngoại đề hay tả cảnh rất gợi chứ chưa tập trung thành khuynh hướng truyện ngắn trữ tình.
Truyện ngắn trữ tình “chỉ thực sự phát triển khi văn chương Tự lực văn đoàn và thơ của phong trào Thơ mới đạt đến thành tựu rực rỡ” [90,160]. Đổi mới, sáng tạo là nhu cầu tự thân của các nhà văn. Thạch Lam đã tập trung vào khuynh hướng truyện ngắn trữ tình.
Với ba tập truyện ngắn và một số truyện in trên các báo trong khoảng thời gian từ 1936 đến 1942, tuy số lượng không nhiều nhưng cả truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn và truyện ngắn nghiêng về hiện thực của Thạch Lam đều đậm chất trữ tình. Những truyện viết về tình yêu, tình người, tình quê hương xứ sở, những vấn đề bức xúc trong đời sống của các tầng lớp trí thức tiểu tư sản, người lao động nghèo, những vấn đề mang tính nhân bản khác đã được Thạch Lam thể hiện trên từng thiên truyện ngắn qua đó định hình một phong cách nghệ thuật mới: phong cách truyện ngắn trữ tình. Và cũng chỉ đến Thạch Lam mới có thể làm cho truyện ngắn trữ tình thành một khuynh hướng sáng giá trên văn đàn hiện đại. Sự thành công đó đã tạo những âm hưởng lớn có sức lan rộng, vươn xa, tác động mạnh mẽ, nhiều nhà văn đã bắt nhịp, cộng hưởng làm nên một dòng phong cách truyện ngắn trữ tình đa sắc, đa thanh, đa giọng điệu, bao gồm các cây bút trẻ nhưng già dặn về bút pháp nghệ thuật như Xuân Diệu, Thanh Châu, Ngọc Giao, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn ... Trong đó tiêu biểu, gần gũi với Thạch Lam là Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn với các tập truyện đậm đà nét đặc trưng của truyện ngắn trữ tình, làm nên dòng phong cách rất độc đáo trong nền văn học dân tộc.
Do đó, điều trước tiên chúng tui cần khẳng định: Thạch Lam là người đóng vai trò trụ cột, người mở đường, khơi dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam trước 1945. Cốt lõi làm nên sức sống kỳ diệu cho dòng truyện ngắn này là Cái tui cá nhân trữ tình của các nhà văn.
3.1. Từ cái “Tôi” gọi những cái “Tôi” trong dòng truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn.
Đặc điểm nổi bật, chung cho các tác giả dòng truyện ngắn trữ tình là ít đi sâu vào những vấn đề có tính chất bức xúc trực tiếp của xã hội Việt Nam ở giai đoạn lịch sử, cụ thể những năm 30, 40 đầy sóng gió của thế kỷ XX như vấn đề đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc, chống áp bức, bóc lột... mà thường đi từ cái “Tôi” trữ tình cá nhân, cá thể để cảm nhận, giao tiếp với cuộc sống và xây dựng một thế giới nghệ thuật của riêng nhà văn. Có thể nói, hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn nhưng nhà văn đã thuộc về cuộc sống. Một cuộc sống không chỉ diễn ra ở bề ngoài mà là thế giới của những tâm hồn, những bí mật bên trong theo hướng “tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác”. Tất cả được phổ vào đời sống các nhân vật trong các truyện ngắn đậm chất trữ tình. Nhưng mỗi nhà văn lại có những cách biểu hiện khác nhau, thông qua cái “tôi” mang đậm đặc trưng cá nhân, cá thể từng người.
Với Thạch Lam, đó là một cái tui điềm tĩnh, nhẹ nhàng nhưng sâu xa, lắng đọng bao giá trị nhân văn, nhân bản. Tuỳ từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà có cách trình bày, biểu đạt cụ thể nhưng bao giờ cũng gắn liền với đặc trưng cơ bản của cái “tôi” đó. Truyện ngắn Thạch Lam đi giữa đôi bờ hiện thực và lãng mạn, có truyện nghiêng hơn về bên này hay bên kia nhưng đều dưới tầm kiểm soát của một cái “tôi” chủ thể Thạch Lam trong tư thế một người đã trưởng thành, am hiểu cuộc sống, thấu hiểu mọi lẽ đời của nhiều tầng lớp người, được bộc lộ dưới cái nhìn của một cái tui khiêm nhường, ẩn trong những con người bình thường, những việc hàng ngày, quanh ta không có gì cả tiếng, to giọng mà sâu xa lắng đọng vô cùng, “không có một sáng tác nào của Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó” (Thế Lữ).
Cái “tôi” Thạch Lam tuy không xa lạ, quá cỡ nhưng không hề giản đơn một chiều mà luôn biến hoá, linh hoạt, đa dạng có khi là cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt như những gì diễn ra trong tâm trạng người đầu tiên làm cha ở nhân vật Tân (Đứa con đầu lòng); là thế giới tâm hồn trẻ thơ, giàu lòng yêu thương, hồn nhiên, tươi trẻ của các nhân vật nhỏ tuổi (Tiếng chim kêu, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ); là tình cảm trong sáng, tươi mát, nồng hậu, ấm tình bà cháu, cùng những rung động đầu đời (Dưới bóng hoàng lan, Cô áo lụa hồng); là những tình yêu tuổi học trò chóng đến, chóng đi (Nắng trong vườn, Bên kia sông, Tình xưa). Giàu nội lực cảm hoá, ám ảnh sâu sắc người đọc là những truyện nhà văn để cho cái “tôi” tự đối diện với chính mình, với lương tâm trong những hoàn cảnh cụ thể để bộc lộ nhân tính, nhân bản đúng nghĩa Con người. Đó là Thành (Sợi tóc), Thanh (Một cơn giận), Liên, Huệ (Tối ba mươi), Sinh, Mai (Đói).
Cái “Tôi” Thạch Lam ẩn chứa sức gợi, sức cảm lớn lao là ở tấm lòng của người trong cuộc, thấu hiểu cảnh đời của nhữ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status