Tiểu luận Nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp trong xây dựng văn bản pháp luật - pdf 13

Download Tiểu luận Nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp trong xây dựng văn bản pháp luật miễn phí



Luật, pháp lệnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, những văn bản luật vi hiến đều sẽ bị huỷ bỏ. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp là yếu tố cơ bản để đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản thỏa mãn tính hợp hiến, hợp pháp mới có có thể tồn tại và được đảm bảo thực hiện trên thực tế.
Thực tế cho thấy có nhiều văn bản quy phạm pháp luật do vi phạm nguyên tắc
bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật nên đã bị đình chỉ, hủy bỏ, thực thi không hiệu quả. Ví dụ như :
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37236/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề 8 : Một trong những nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là bảo đảm tính hợp pháp, hợp hiến. Hãy làm rõ nội dung nguyên tắc này và cho ví dụ minh họa ?
BÀI LÀM
Đặt vấn đề :
Văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Loại văn bản này được xây dựng trên cơ sở yêu cầu chặt chẽ về cả nội dung và hình thức. Một nguyên tắc tất yếu và quan trọng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp.
Giải quyết vấn đề :
1. Cơ sơ pháp lý:
Điều 1, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định :
“1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hay phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hay trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hay phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hay trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. ”
Khoản 1, Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định : “Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”. Thấy rằng, nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp được đặt lên hàng đầu trong các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã phần nào thể hiện tính quan trọng và bắt buộc của nó.
2. Nội dung nguyên tắc và ví dụ minh họa.
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Vị trí tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật được xác định bởi tính chất đặc biệt của Hiến pháp. Là văn bản của quyền lực gốc, Hiến pháp điều chỉnh mối quan hệ, xác định hình thức nhà nước, mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, mối quan hệ giữa công dân và nhà nước. Vì vậy, việc đảm bảo đảm bảo tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước là vấn đề tất yếu và rất quan trọng. Văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và mọi hoạt động của nhà nước nói chung đều phải thõa mãn điều kiện này. Tính hợp hiến đòi hỏi tất cả các quy phạm pháp luật thuộc bất kỳ một ngành luật nào trong hệ thống pháp luật cũng không được trái hay mâu thuẫn với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản, tạo thành một hệ thống thống nhất về tên gọi với thứ bậc cao thấp khác nhau theo quy định của Hiến pháp. Các đạo luật, pháp lệnh trái với Hiến pháp sẽ bị đình chỉ, bãi bỏ. Tính hợp hiến không chỉ được xác định trên cơ sở những lời văn, những quy định cụ thể mà còn trên cơ sở tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp. 
Tính hợp pháp của hệ thống pháp luật là sự phù hợp giữa quy định của các văn bản dưới luật với luật. Quan điểm này hoàn toàn đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ. Nếu chỉ coi việc đảm bảo tính hợp pháp của hệ thống pháp luật chỉ là “văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn bản” sẽ không đảm bảo nguyên tắc pháp luật phản ánh đời sống xã hội, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, bên cạnh yêu cầu về sự phù hợp giữa các quy định của văn bản dưới luật với luật, tính hợp pháp của hệ thống pháp luật còn bao hàm nhiều yêu cầu văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu xã hội. Hình thức văn bản phải rõ ràng đúng quy định, đúng thẩm quyền. Nội dung văn bản phải rõ ràng, dễ đọc, dễ tiếp cận; nội dung của từng quy phạm phải đơn nghĩa, dễ hiểu, dễ tiên liệu. Như vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, nội dung văn bản không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với lợi ích của nhân dân, được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải đáp ứng đầy đủ những quy định về kỹ thuật văn bản.
Thứ nhất, Văn bản quy phạm pháp luật vi phạm pháp luật, bao gồm vi phạm thẩm quyền về nội dung và vi phạm thẩm quyền về hình thức. Thẩm quyền hình thức trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Một số trường hợp vi phạm thẩm quyền về hình thức như : chủ thể ban hành văn bản sử dụng tên loại văn bản không đúng thẩm quyền, chủ thể sử dụng tên văn bản đúng thẩm quyền nhưng không phù hợp với nội dung cần giải quyết… Người soạn thảo phải lựa chọn đúng loại văn bản cho mỗi chủ thể mà không được nhầm lẫn vì việc vi phạm thẩm quyền hình thức sẽ dẫn tới tình trạng làm mất hiệu lực pháp luật của văn bản và sẽ bị cấp có thẩm quyền hủy bỏ.
Thẩm quyền về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật cũng được quy định pháp luật hiện hành trong nhiều văn bản khác nhau như Hiến pháp, luật, pháp lệnh…Một số trường hợp vi phạm nội dung như : chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật giải quyết vấn đề không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hay vượt quá thẩm quyền; văn bản có nội dung trái quy định; không phù hợp với các điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia, văn bản vi phạm thể thức và thủ tục ban hành…..
Luật, pháp lệnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, những văn bản luật vi hiến đều sẽ bị huỷ bỏ. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp là yếu tố cơ bản để đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản thỏa mãn tính hợp hiến, hợp pháp mới có có thể tồn tại và được đảm bảo thực hiện trên thực tế.
Thực tế cho thấy có nhiều văn bản quy phạm pháp luật do vi phạm nguyên tắc
bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật nên đã bị đình chỉ, hủy bỏ, thực thi không hiệu quả. Ví dụ như :
Quyết định 51/2009/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội cấm vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên xe máy, xích lô, xe đạp hoặc các phương tiện thô sơ trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành từ ngày 2/2, nhưng tính khả thi của quyết định là rất hạn chế vì tính hợp hiến và hợp pháp của quyết định này vẫn có nhiều điểm cần bàn. Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, việc UBND TP. Hà Nội ban hành QĐ 51 có một số nội dung quy định còn chưa có sự cân nhắc kỹ về nội dung quy phạm, về thẩm quyền của cơ quan ban hành, do vậy cần phải được khẩn trương xem xét, xử lý kịp thời, để bảo đảm tính hợp hiến,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status