Đề tài Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn hoá học và phương pháp tiến hành một số thí nghiệm ở trường trung học cơ sở - pdf 13

Download Đề tài Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn hoá học và phương pháp tiến hành một số thí nghiệm ở trường trung học cơ sở miễn phí



3. MỤC LỤC:
Sơ yếu lý lịch.3
Lời cảm ơn.5
Mục lục.7
Phần A: Mở đầu.9
1.Tên đề tài.9
2. Lý do chọn đề tài.9
3. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.11
Phần B: Nội dung chính:.13
1. Khảo sát thực tế.13
2. Số liệu thực tế trước khi thực hiện đề tài.15
3. Các biện pháp thực hiện.15
Phần C: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng.25
Phần D: Kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài.27
Phần E: Danh mục các tài liệu thamkhảo.29
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4. PHẦN A: MỞ ĐẦU
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36890/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

gì?
+ Dạy học phương pháp tự học tự nghiên cứu: Việc rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu không chỉ là phương tiện nâng cao hiệu quả dạy học đó là mục tiêu dạy học trong xã hội hiện đại khoa học công nghệ phát triển nhanh thì việc dạy phương pháp học, tự học đóng vai trò quan trọng .
+ Phương pháp tích cực giáo viên không truyền đạt những kiến thức có sẵn, không cung cấp ngay kiến thức cho người học mà để học sinh tự phát hiện ra.
+ Cốt lõi của việc hình thành phương pháp tự học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng, phương pháp thói quen tự học biết ứng dụng những điều đã học vào hướng mới biết tự lực phát hiện nảy sinh cuối cùng kiểm tra đánh giá. Phương pháp tiến hành các thí nghiệm hóa học ở trường THCS phần nào phản ánh được phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới trong dạy học hiện nay.
-Trong phương pháp dạy học tích cực; Môn hoá học , sử dụng đồ dùng trực quan và làm các thí nghiệm trong giờ học là phương pháp dạy học tích cực, tạo cho học sinh khả năng chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, hứng thú và hình thành thái độ trong học tập là hết sức cần thiết và có tính chất quyết định về kết quả học tập của học sinh.
- Qua thực tế tình hình sử dụng đồ dùng dạy học trong nhà trường nói chung, của môn hoá học nói riêng đặc biệt các giờ học có thí nghiệm và các giờ thực hành thí nghiệm ở trường chúng tui những năm qua còn nhiều hạn chế , có nhiều lý do: Đó là về cơ sở, về thời gian thực hiện (chưa có phụ tá thí nghiệm) đặc biệt số giáo viên mới ra trường còn vướng mắc về phương pháp thực hiện các thí nghiệm dẫn đến chất lượng môn hoá học còn chưa cao.
3. phạm vi và thời gian nghiên cứu
a/ phạm vi nghiên cứu
Một số thí nghiệm ở các bài học lớp 8, 9
b/ thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu:Tháng 9/2009 đến tháng 3/2010.
c/ Đối tượng nghiên cứu
-Giáo viên dạy môn hoá học ở trường THCS.
-Học sinh khối 8,9 THCS
-Đồ dùng dạy học môn hoá học
Phần B: nội dung đề tài
I. Khảo sát thực tế:
- Khảo sát tại lớp 9A1,9A2,9A3,9A4,9A5 Trường THCS Thanh Cao -Thanh Oai - Hà Nội
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài
a) Thuận lợi:
- Học sinh ham học, có nề nếp tốt.
- Đã được cấp 2 bộ đồ dùng đến lớp 9, đủ chủng loại.
- Đã có phòng học thực hành chung cho các môn, (nhưng chưa đủ tiêu chuẩn.)
- Số lượng giáo viên dạy hoá học đã đủ.
b) khó khăn:
- Thanh Cao là một xã thuần nông, dân số đông, kinh tế còn rất nhiều khó khăn.
- Điều kiện cơ sở vật chất mới có 1 phòng bộ môn nhưng chưa đủ tiêu chuẩn theo qui cách.
- Các đồ dùng trực quan như: tranh ảnh, tư liệu, băng hình liên quan đến nội dung bài học thiếu nhiều...
- Đồ dùng thí nghiệm tuy đã được cấp về nhưng cũng chưa đủ về số lượng để dàn trải cho tất cả học sinh được làm thực hành thí nghiệm, một số đồ dùng bị hư hỏng hay không đảm bảo chất lượng.
- Trường THCS Thanh Cao chúng tui là 1 trong những trường có số lượng học sinh đông toàn trường có 547 học sinh trong năm học này. Trong đó khối 9 có tới 5 lớp, khối 8 có 4 lớp. Vì vậy rất khó khăn cho việc tiến hành các thí nghiệm trên lớp đặc biệt là các tiết thực hành.Vì vậy việc hướng dẫn cho các em làm thí nghiệm ngoại khoá ( việc làm thí nghiệm ở nhà) là hết sức cần thiết.
- Giáo viên thực hành thí nghiệm trường tui chưa có, giáo viên bộ môn thì không đủ điều kiện thời gian chuẩn bị vì phân lịch dạy nhiều buổi không thể cùng môn, cùng khối được dẫn đến GV ngại làm thí nghiệm.
- Mặc dù Giáo viên bộ môn hoá học đã học phương pháp tiến hành các thí nghiệm ở trường chuyên nghiệp, học chuyên đề thay sách, học sử dụng dồ dùng thiết bị dạy học do phòng giáo dục tổ chức. Nhưng do điều kiện thực tế các giáo viên hầu hết trường tui vẫn chưa đáp ứng được như yêu cầu hiện nay.
- Các em học sinh cũng chuẩn bị đầy đủ công cụ thí nghiệm cho mỗi tiết học,trong giờ học các nhóm làm thí nghiệm nhưng kết quả thu được chưa cao, nhiều em còn lúng túng khi làm thí nghiệm đặc biệt là những thí nghiệm khó. Do vậy giờ học hóa thường không đủ thời gian và chất lượng chưa tốt.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
- Khối 9 có 5 lớp, tổng số 156 học sinh, số học sinh làm thí nghiệm đạt kết quả như sau:
Giỏi
Khá
T.bình
Không đạt
10%
20%
30%
40%
16 học sinh
31 học sinh
47 học sinh
62 học sinh
II.các biện pháp thực hiện
Phần thứ nhất :Phương pháp sử dụng đồ dùng trức quan nhằm phát hy tính tích cực, sáng tạo của học sinh:
Phương pháp chung:
Mục đích của SGK hoá học là dùng thiết bị trực quan làmphương tiện của việc thu nhận tri thức . Do đó giáo viên phải phát huy tính tích cực , sáng tạo của học sinh trong quá trình làm thí nghiệm bằng cách:
- Giáo viên nêu vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ
- Học sinh đoán trả lời
- Muốn làm sáng tỏ đoán đó ta phải làm thí nghiệm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh phán đoán kết quả thí nghiệm sẽ xẩy ra
- Học sinh làm thí nghiệm để thu nhận tri thức
* Khi thao tác với đồ dùng trực quan là các tranh ảnh , hình vẽ, băng hình...Thì tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu của từng nội dung kiến thức mà GV có thể hướng dẫn HS theo hai cách sau:
- Cách thứ nhất:
+ Giáo viên nêu vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ
+ Học sinh đoán trả lời
+ Muốn làm sáng tỏ đoán đó Hs phải quan sát tranh ảnh , hình vẽ hay một đoạn phim ...để phát hiện kiến thức.
- Cách thứ hai :GV cho học sinh quan sát tranh ảnh , hình vẽ , ... sau đó GV đưa ra hệ thống cau hỏi từ dễ đến khó để HS khai thác kiến thức từ đồ dùng trực quan trên để trả lời...
* các ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1:Khi dạy bài tính chất hoá học của muối
THí nghiệm 1: Muối có tác dụng với kim loại không?
GV nêu câu hỏi:Theo các em đoán muối có tác dụng với kim loại không?

không
HS dự đoán:
GV: Để kiểm tra đoán đó ta làm thí nghiệm như thế nào?
GV : cho học sinh thảo luận và nêu cách làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
Một số HS nêu đoán cách làm thí nghiệm:
+ Cho đoạn dây đồng vào dung dịch FeCl2
+ Cho đoạn dây Fe vào dung dịch CuSO4
+ Cho đoạn dây đồng vào dung dịch AgNO3
+ Cho đoạn dây Nhôm vào dung dịch NaCl.......
GV hướng dẫn HS chọn hai đoán phù hợp để làm thí nghiệm.
GV Yêu cầu HS phán đoán kết quả thí nghiệm sẽ xảy ra.
HS tiến hành thí nghiệm 1 trong SGK, nêu hiện tượng quan sát được , giải thích hiện tượng, viết PTHH và kết luận
GV : tại sao Fe đảy được Cu ra khỏi dd muối CuSO4 mà Cu lại không đẩy được Fe ra khỏi dd muối FeCl2.
HS đoán Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Cu
GV khẳng định đoán của HS là đúng.
Ví dụ 2: Trong bài tính chất hoá học của kim loại nhôm
Thí nghiệm 1: Nhôm có mang tính chất hoá học của kim loại không ?
GV: Nêu câu hỏi nhôm có mang tính chất của kim âoị không?
HS: đoán có (không )
GV: Muón kiểm tra đoán đó ta làm những thí nghiệm nào?
HS: đoán các thí nghiệm cần làm:
- Đốt cháy nhôm trong không khí
- Đốt cháy nhôm trong khí clo
- CHo nhôm tác dụng với dung dịch axit H2SO4
- CHo nhôm tác dụng với ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status