Tiểu luận Quản lý hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa - pdf 13

Download Tiểu luận Quản lý hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa miễn phí



TT Tên đề mục Trang
1 Lời nói đầu 1
2 Phần thứ nhất - Mở đầu 3
3 I/Lý do chọn đề tài. 3
4 II/ Mục đích, yêu cầu của đề tài. 4
5 III/ Khách thể, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát. 5
6 IV/ Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện của đề tài 5
7 V/ Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài 6
8 Phần thứ hai - Nội dung đề tài 6
9 Chương I – Cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của đề tài 6
10 A. Cơ sở khoa học 6
11 I/ Kinh nghiệm là gì? 6
12 II/ Quản lý và quản lý giáo dục là gì? 7
13 III/ Khái niệm về hoạt động dạy- học 7
14 B. Cơ sở thực tiễn 9
15 I/ Các bộ môn văn hoá cung cấp gì 9
16 II/ Đặc điểm các loại bài học 10
17 Chương II – Thực trạng dạy và học ở trường THCS Phong Khê thành phố Bắc Ninh giai đoạn 1997-2003 11
18 I/ Chất lượng đội ngũ 11
19 II/ Chất lượng học sinh 13
20 Chương III- Kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy - học các bộ môn văn hoá 14
21 I/ Quản lý nội dung, chương trình 14
22 II/ Những biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm thực hiện nội dung chương trình 15
23 III/ Quản lý thời khoá biểu 16
24 IV/ Quản lý các điều kiện cho dạy và học 16
25 V/ Một số kết quả giai đoạn 2003 -2008 18
26 Phần thứ ba - Kết luận 20
27 I/ Kết luận 20
28 II/ Hiệu quả kinh tế - xã hội 20
28 III/ Những khuyến nghị 21
30 Tài liệu tham khảo 24
31 Mục lục 25
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36114/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

luật của đối tượng nghiên cứu.
c. Đề xuất giải pháp, ứng dụng cải tạo.
2. Phạm vi và thời gian thực hiện của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là lĩnh vực quản lý giáo dục.
- Về thời gian nghiên cứu từ năm học 1997-1998 đến năm học 2007-2008.
- Về không gian nghiên cứu hoạt động của trường thcs Phong Khê.
- Những mặt nghiên cứu chủ yếu hoạt động dạy và học nói chung, quản lý dạy và học ở trường thcs Phong Khê nói riêng.
- Những chỉ số cần điều tra nghiên cứu và phát hiện của 10 năm học.
V- đóNG GóP MớI Về MặT KHOA HọC CủA Đề TàI:
1. Nêu được cơ sở lý luận của hoạt động dạy và học.
2. Nhận xét đánh giá hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa trong giai đoạn đề cập.
3. Nêu được những kinh nghiệm quản lý trong hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa.
Phần thứ hai
Nội dung đề tài
Chương I
CƠ Sở KHOA HọC, CƠ Sở THựC TIễN CủA Đề TàI
A. Cơ sở khoa học
(Xây dựng cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan đến kinh nghiệm quản lý “Hoạt động dạy và học các bộ môn văn hoá”)
I/ kinh nghiệm là gì?
Kinh nghiệm là những điều đúc kết được, rút ra từ quá trình thực hiện nhiệm vụ, quản lý, chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục.
Kinh nghiệm được sử dụng làm cơ sở và điều kiện để cán bộ quản lý quan tâm, vận dụng, rút ra bài học cần thiết phù hợp, khái quát nâng dần thành lý luận.
Tuy nhiên kinh nghiệm chỉ đúng trong một thời gian, không gian, điều kiện nhất định, hoàn cảnh nhất định không mang tính vĩnh hằng, cố định, bất biến. Mà tới một thời gian không gian khác, điều kiện hoàn cảnh khác thì kinh nghiệm đó ít, hay không có giá trị, vận dụng liên hệ.
II/ Quản lý và quản lý giáo dục là gì?
1- Quản lý:
Khái niệm quản lý đã được rất nhiều nhà quản lý và thực hành quản lý nêu ra, cho tới nay đã có trên trăm định nghĩa về quản lý khác nhau. Còn trong lĩnh vực giáo dục ta có thể hiểu phạm trù quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng như sau:
Quản lý là một quá trình có hướng đích, có tổ chức, có sự lựa chọn dựa trên các thông tin của hệ và môi trường của hệ, để điều chỉnh các quá trình và hành vi của đối tượng quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành phát triển tới mục tiêu xác định.(theo định nghĩa được học ở trường quản lý)
2- Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng là: Quản lý một hệ, phân hệ quản lý hành chính Nhà nước, là hệ thống những nội dung có mục tiêu, có kế hoạch, hợp quy luật và đúng ý trí của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục, cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng nhằm thực hiện tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình GD&ĐT thế hệ trẻ đạt tới mục tiêu đã xác định.(điều học ở trường quản lý)
III/ Khái niệm về hoạt động dạy- học:
1-Khái niệm:
Hoạt động dạy - học là hoạt động cơ bản trọng tâm trong nhà trường được diễn ra giữa thầy và trò nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phát huy năng lực trí tuệ và xây dựng được thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn trong sáng.
Hoạt động dạy - học thực chất là thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa hai hoạt động: dạy của thầy, học của trò. Có nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra khái niệm khác nhau. Song nói chung thì hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình hình thành nhân cách toàn vẹn. Nó chính là hoạt động của thầy và trò trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, trò giữ vai trò chủ động, tích cực nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói một cách khác đó là quá trình qua lại giữa thầy giáo và học sinh, nhằm truyền thụ lĩnh hội kiến thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo thực hành và hoạt động nhận thức cho người học. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phát triển năng lực xây dựng phẩm chất, nhân cách cho người học theo mục đích giáo dục. Như vậy kết quả trực tiếp cho người học là nâng cao trình độ học vấn và phương pháp khoa học.
2- Qua trình dạy - học:
Là quá trình hoạt động xã hội gắn liền với con người, nhằm tới mục đích nhất định. Trên cơ sở hoàn thành những nhiệm vụ, nội dung với những phương pháp, phương tiện để đạt kết quả mong muốn.
Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, thầy, trò, phương pháp, phương tiện, kết quả là những nhân tố cấu trúc quá trình dạy học, tồn tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất, biện chứng với nhau.
Mặt khác môi trường kinh tế - xã hội, môi trường cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá có tác động, ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy - học. Từ đó nhà trường THCS phải trang bị cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo, tri thức khoa học cơ bản phù hợp với thực tế. Đồng thời trang bị cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, tiếp thu học vấn nghề nghiệp giúp cho các em có thể tiếp tục học lên theo nhiều luồng khác nhau, hay hình dung bức tranh sinh động về thế giới quan.
3- Bản chất của quá trình dạy học:
Là nhằm trang bị cho người học hệ thống những tri thức kỹ năng, kỹ xảo phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và hình thành thế giới quan khoa học giáo dục, phẩm chất tốt đẹp của họ. Do vậy dạy và học phải thực hiện đồng thời với cùng nội dung và hướng tới cùng một mục đích. Nếu hai “nhân vật” này bị tách rời thì lập tức phá vỡ quá trình dạy – học. Học tập không có giáo viên sẽ trở thành tự học. Giảng dạy mà không có học sinh sẽ trở thành độc thoại ( trường hợp này không còn tồn tại, không tồn tại dạy – học, phá hủy quá trình dạy – học).
Quá trình dạy – học là vì học sinh mọi sự cố gắng, mọi cải tiến để đổi mới nội dung, phương pháp, mọi tìm tòi về cách tổ chức, về khơi dạy tiềm năng trí tuệ... đều vì học sinh, nên học sinh là trọng tâm hay “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
Vậy muốn nâng cao chất lượng dạy và học phải năng cao chất lượng các thành tố nói trên, đồng thời nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống.
4- Quản lý quá trình dạy- học
Thực chất là hình thành và tự hình thành nhân cách học sinh bằng hoạt động đồng hợp tác liên nhân cách. Quản lý hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa trên lớp trước hết là chức năng của giáo viên, quản lý con người để nhân tố này thực hiện hoạt động dạy – học đó chính là nhân tố giáo viên, một nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
Quản lý giáo viên về mặt chuyên môn, năng lực sư phạm nó thể hiện ở khả năng tổ chức, khả năng quản lý lớp, khả năng hướng dẫn hình thành kiến thức, rèn kỹ năng: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ. Khả năng giao tiếp của giáo viên đối với học sinh và phụ huynh học sinh.
Để quản lý thuận lợi và đạt kết quả thì người cán bộ quản lý cần xem xét phân loại đội ngũ để quyết định phân công bố trí sắp xếp công việc phù hợp với từng giáo viên, để mỗi thành viên trong nhà trường phát huy được hết khả năng của họ.
Quản lý quá trình dạy – học ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status