Tiểu luận Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, liên hệ thực tiễn - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, liên hệ thực tiễn miễn phí



Các thành viên của nhóm xã hội, thường mang một số đặc tính riêng trong hành vi và cách ứng xử đặc trưng cho nhóm của mình, mà nhiều khi chính họ không ý thức được điều đó. Trong đời thường, cũng như trong ngôn ngữ khoa học, chúng ta thường gặp những nhận xét như: người Nhật rất cần cù, yêu lao động; người Đức ưa chính xác và tiết kiệm,v.v.Đó là tính cách xã hội, hay tính cách dân tộc, thường được xem là tính cách của đại đa số các thành viên xã hội, hay dân tộc đó. Nhân cách hình thành trong một nhóm, trong một xã hội hay trong một dân tộc, nhất định sẽ có những hành vi và những đặc tính rập khuôn theo một số chuẩn mực của nhóm, của xã hội hay dân tộc đó. Mặt khác trong quá trình phát triển của nhân cách ở môi trường xã hội luôn thay đổi, nhân cách buộc phải đối diện với những thay đổi và điều đó sẽ thúc đẩy quá trình hình thành những chuẩn mực giá trị mới, những tâm thế mới, những cách hành vi mới, v.v.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37505/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

II. NỘI DUNG
1. Khái quát về nhân cách
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhât định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đên nhân cách của họ.
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Dựa trên sự nghiên cứu của tâm lý học, nhân cách có các đặc điểm như: tính ổn định, tính thống nhất, tính tich cực, tính giao tiếp.
2. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, liên hệ thực tiễn
1.1. Yếu tố di truyền
Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen gi truyền.
Quan điểm Mác xít cho rằng: di truyền không phải đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nhân cách song cũng không phủ nhận vai trò của di truyền. Nếu phủ nhận vai trò của di truyền thì dễ dẫn đến mê tín dị đoan. Ngược lại, quá coi trọng yếu tố di truyền lại phủ định yếu tố xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu của tâm lý học, di truyền là tiền đề, là cơ sở vật chất cho sự phát triển, tác động đến độ mạnh yếu của nhân cách…Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý- những đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Phần lớn không chỉ do di truyền, tư chất nhất định mà còn do trong gia đình đó trẻ em được giáo dục trong bầu không khí hào hứng say mê đối với một loại hình hoạt động nhất định và được lôi cuốn tham gia rất sớm vào những hoạt động đó.
Ví dụ: Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ là ca sỹ, nhạc sỹ thì nó sẽ có cơ hội và khả năng trở thành một người hoạt động nghệ thuật khi trưởng thành, cộng với việc bố mẹ nó phát triển và bồi dưỡng từ nhỏ khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm thanh, phát triển giọng ca...
Một vấn đề cũng mang tính thực tiễn ở đây, đó là nhà giáo dục cần quan tâm đúng mức đến vai trò của yếu tố di truyền để phát hiện sớm các tài năng của học sinh, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng phát triển tài năng của học sinh. Tuy nhiên không được quá đề cao hay quá xem nhẹ vấn đề này vì: Nếu tuyệt đối hoá hay quá đề cao ảnh hưởng của yếu tố di truyền sẽ dẫn đến sai lầm về nhận thức luận, dẫn đến những chính sách giáo dục phản khoa học hay phủ nhận khả năng cải biến bản chất con người, từ đó hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáo dục. Nếu quá xem nhẹ, coi thường ảnh hưởng của yếu tố sinh học - yếu tố di truyền thì vô hình chung chúng ta đã bỏ qua yếu tố tư chất, yếu tố tiền đề thuận lợi của sự phát triển.
1.2. Yếu tố hoàn cảnh sống:
1.1.1. hoàn cảnh tự nhiên
Để hình thành nên nhân cách của một con người thì trước tiên vẫn phải trải qua các yếu tố của hoàn cảnh tự nhiên, nó như là cái nền vốn có quy định ít nhiều nhân cách của con người. Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định, có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý: ruộng đồng và khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh…những điều ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp (tức những cách hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Cho nên có thể nói rằng, tâm lí dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là cách sống. Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lí nào đó của bản địa, của nghề nghiệp cũng được hiểu theo logic ấy.
Ví dụ: người dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nước ta có truyền thống trồng lúa nước, cây lúa nước không đơn thuần là một cây trồng nông nghiệp mà từ xa xưa nó đã trở thành một biểu tượng của nền nông nghiệp hai vùng đồng bằng này. Người dân không chỉ có kinh nghiệm trồng lúa nước, tâm lý gắn bó với cây lúa nước mà còn có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật liên quan đến cây lúa nước. Sở dĩ có điều này là bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc canh tác lúa nước(có 2 con sông lớn chảy qua, địa hình bằng phẳng, đất đai phù sa màu mỡ…)...
1.1.2. hoàn cảnh xã hội
Theo quan điểm Mác – Lênin: Nhân cách chỉ có thể được hình thành và phát triển trong môi trường nhất định, đặc biệt là môi trường xã hội, chỉ sống trong xã hội loài người thì con người mới có được những tư chất và thuộc tính người đó cũng chỉ phát triển được trong xã hội con người, nếu không sống trong xã hội loài người thì sẽ không có những thuộc tính người. Ví dụ: trường hợp những em bé được chó sói nuôi: đi bằng bốn chân, không biết nói chỉ biết rú như sói, không biết ăn thịt chín, không mặc quần áo…Dưới góc độ tâm lý học, môi trường xã hội góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho các hoạt động giao lưu của con người. Nhờ hoạt động đó mỗi con người dần lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội loài người để từng bước hình thành và hoàn thiện nhân cách. Nhân cách phản ánh chủ yếu những đặc điểm lịch sử, điều kiện sinh hoạt, nguồn gốc giai cấp, vị trí xã hội cá nhân, vì vậy khi điều kiện xã hội đã biến đổi cơ bản thì bộ mặt tinh thần của con người cũng biến đổi theo. Do đó nhân cách là một sản phẩm của xã hội, có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại. Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách. Ví dụ: Việt Nam có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thì người dân cũng sẽ có những nét tâm lý cơ bản của nhân cách như: hình thành tư tưởng phấn đấu cùng nhau xây dựng đất nước, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò ấy. Ví dụ:: người có địa vị xã hội cao như các chính trị gia, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo… thì sẽ có tâm lý nhân cách, hay nói cách khác là sẽ có nhu cầu, lí tưởng, sự hứng thú cá nhân…khác với những người bình thường như nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên…
Việc xem xét các ảnh hưởng của yếu tố xã hội tới nhân cách còn thể hiện trong các đặc tính xã hội mà nhân cách tiếp thu được khi nó là thành viên của một nhóm xã hội, trong những mối quan hệ xã hội nhất định:
Các thành viên của ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status