Đề tài Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH
I. Bình luận về các hình thức XTTM theo quy định của pháp luật Việt Nam
1. Khuyến mại
2. Quảng cáo thương mại
3. Trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
4. Hội chợ, triển lãm thương mại
II. Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về XTTM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1. Định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về XTTM ở Việt Nam
2. Giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về XTTM ở Việt Nam
KẾT LUẬN
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37301/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhân khi bị từ chối xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu cơ sở của cơ quan công quyền khi thực hiện quyền hạn của mình và có khả năng làm cho quyền tự do hoạt động khuyến mại của thương nhân khó được thực hiện một cách đầy đủ. Đây có thể là một trong nhiều nguyên nhân của việc nhiều chương trình khuyến mại được thực hiện khi chưa làm thủ tục đăng ký.
1.5/ Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại:
Khuyến mại là quyền của thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Cơ hội thương mại mà thương nhân khuyến mại có được là vấn đề “nhạy cảm” vì nó có thể tạo ra những khó khăn cho thương nhân khác, có thể “đụng chạm” đến lợi ích của khách hàng và tính lành mạnh của môi trường kinh doanh. Để ngăn ngừa những tác động tiêu cực này, một số hoạt động khuyến mại đã bị Nhà nước cấm thực hiện (điều 100 Luật thương mại 2005).
* Về quy định này, có một số lời bình luận sau:
Mục tiêu của khuyến mại là thu hút hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng nên thương nhân có thể vì lợi nhuận tối đa mà vượt quá giới hạn cần thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực cho xác hội và môi trường kinh doanh.
2/ Quảng cáo thương mại:
2.1/ Khái niệm:
Tại điều 102 Luật thương mại 2005, quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời. Như vậy, có thể hiểu quảng cáo thương mại là hoạt động XTTM của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình. Từ định nghĩa này, ta có thể rút ra các đặc điểm cơ bản để phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động không phải là quảng cáo thương mại như: Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động mang tính chính trị, xã hội do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội thực hiện, hoạt động thông tin của các tổ chức cá nhân không nhằm mục đích kinh doanh.
* Từ khái niệm quảng cáo thương mại có thể đưa ra nhận định sau:
Thực trạng pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam cho thấy, quảng cáo thương mại đang được coi là một loại quảng cáo nói chung, tồn tại bên cạnh những quảng cáo không có mục đích sinh lời. Do vậy, thương nhân hoạt động quảng cáo thương mại phải tuân thủ các văn bản pháp luật về quảng cáo thương mại và các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung.
Các quy định hiện hành về quảng cáo thương mại chủ yếu đề cập đến các nội dung về hàng hóa, dịch vụ quảng cáo, sản phẩm quảng cáo thương mại và phương tiện quảng cáo thương mại. Quảng cáo cái gì, mô tả thông tin về nó như thế nào và cách thức phát hành thông tin đó tới cộng đồng... là các vấn đề khởi nguồn của những tác động, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng và của các thương nhân khác.
2.2/ Sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại:
Sản phẩm quảng cáo thương mại bao gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại. Sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng cả nội dung và hình thức quảng cáo thương mại.
Nội dung quảng cáo bao gồm những thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (thương hiệu, loại sản phẩm và tính ưu việt cũng như tiện ích của nó...) mà chủ quảng cáo muốn được thể hiện nhằm thông báo, giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Nội dung sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo lành mạnh, đúng sự thật, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Hình thức quảng cáo được thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác có khả năng truyền đạt nội dung thông tin quảng cáo tới công chúng. Hình thức quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mỹ. Đồng thời, ngôn ngữ sử dụng trong quảng cáo cũng phải tuân theo quy tắc nhất định.2 Xem: Điều 8 Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001.
Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như: báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm, chương trình...
Ngoài ra, nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của Nhà nước, của công chúng, pháp luật còn quy định một số giới hạn về diện tích quảng cáo, thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo... đòi hỏi chủ thể hoạt động quảng cáo phải thực hiện.
* Như vậy, các quy định của pháp luật hiện hành về sản phẩm và các phương tiện quảng cáo là tương đối đầy đủ và rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như sau:
- Thứ nhất, về hình thức quảng cáo thương mại: Pháp luật có quy định, hình thức quảng cáo thương mại “phải có dấu hiệu để phân biệt những thông tin quảng cáo với những thông tin không phải là quảng cáo để không gây nhầm lẫn cho người sản xuất – kinh doanh và người tiêu dùng (theo khoản 3 điều 7 Pháp lệnh quảng cáo). Quy định này có mục đích tích cực, để bảo vệ người tiêu dùng, song không có tính khả thi do Pháp lệnh quảng cáo không chỉ ra được bằng những dấu hiệu nào để phân biệt. Thực tế, chỉ có thể dựa vào những cảm nhận của người tiếp nhận thông tin mà thôi.
- Thứ hai, sản phẩm quảng cáo thương mại và phương tiện quảng cáo thương mại không có gì khác biệt so với sản phẩm quảng cáo và phương tiện quảng cáo. Tuy nhiên, các nội dung này đồng thời được quy định trong Luật thương mại 2005 và Pháp lệnh quảng cáo 2001, điều này thể hiện rất rõ sự trùng lặp không cần thiết.
- Thứ ba, việc quy định về giới hạn trong hoạt động quảng cáo là rất hợp lý và phù hợp với thực tiễn pháp luật về quảng cáo của nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: các quy định trong Luật quảng cáo của Philippin, hay Bộ luật thương mại của Cộng hòa Pháp và Pháp lệnh số 92-280 ngày 23/7/1992 về tự do thông tin và quy định những nguyên tắc chung cho quảng cáo và tài trợ.3 Tài liệu do Bộ Văn hóa – Thông tin, Cục Văn hóa – Thông tin cơ sở biên dịch, 2005.
2.3/ Chủ thể trong hoạt động quảng cáo thương mại:
Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục đích, cách thức và mức độ khác nhau. Đó có thể là thương nhân quảng cáo (người quảng cáo), thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiên quảng cáo... Quyền tham gia vào hoạt động quảng cáo của các chủ thể này được quy định tại điều 103 Luật thương mại 2005; khoản 2,4 điều 4 và điều 23,24,25,26 Pháp lệnh quảng cáo 2001. Cụ thể như:
- Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời. Do đó ngườ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status