Tiểu luận Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay miễn phí



Theo 1 cuộc điều tra của trang báo điện tử dantri.com.vn về hiệu quả làm việc của hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật, có đến 934/1326 (chiếm 70,4%) ý kiến cho rằng các hoạt động đó hoạt động yếu kém. Đây là thực trạng đáng báo động về chất lượng công tác phòng, chống vi phạm pháp luật hiện nay.
Đã ai tự hỏi tại sao số người vi phạm luật giao thông ngày một tăng lên, đã ai hỏi tại sao Vê-đan vô tư xả nước thải chưa qua xử lý hàng chục năm liền mà không bị xử lý, đã ai hỏi tại sao đại úy Vũ Xuân Trường – đội trưởng đội phòng chống ma túy Bộ Công an lại cầm đầu đường dây buôn bán ma túy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất đó là sự quản lí lỏng lẻo của cơ quan chức năng, sự thiếu kiên quyết trong xử lý, là chế tài xử phạt quá nhẹ nhàng, là sự thoái hóa, biến chất của một số người trong hàng ngũ nhà nước Trong luận án của thầy Phái cũng có ví dụ về việc cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng lại không bảo vệ dân, khi dân kiện “quan” thì dân nắm chức phần thua, là chuyện nực cười kiểu châu chấu đá xe con số đưa ra là các vụ “quan” bị dân kiện chỉ có 2% được đưa ra xét xử và hầu hết dân thua kiện (năm 2002).
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37625/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bài làm
Để tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, trước hết ta cần hiểu thế nào là pháp luật và thế nào là vi phạm pháp luật.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hay thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Thực tế vấn đề vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, tình hình phạm tội đang ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn…
Báo cáo 6 tháng đầu năm 2008, cả nước xảy ra 25.741 vụ tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, tăng 728 vụ so với cùng kỳ năm 2007. Có 18.816 vụ phạm tội về trật tự xã hội được điều tra khám phá, đạt tỷ lệ 73,1%, bắt giữ, xử lý 25.102 đối tượng, triệt phá 1.975 băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp - 6.585 đối tượng (228 ổ nhóm cưỡng đoạt, 239 ổ nhóm cướp giật, 30 ổ nhóm lừa đảo, 881 ổ nhóm trộm cắp). Phát hiện, bắt 3.288 vụ cờ bạc, 15.467 đối tượng; 386 vụ mại dâm, xử lý 1.715 đối tượng... phát hiện 5.900 vụ phạm tội kinh tế, tham nhũng và môi trường, thiệt hại 855 tỷ đồng (giảm 50 vụ so với cùng kỳ), trong đó tham ô 125 vụ; cố ý làm trái 172 vụ; lừa đảo 117 vụ; buôn lậu 3.642 vụ; buôn bán hàng cấm 252 vụ; các loại tội phạm xâm phạm tài nguyên, môi trường 352 vụ... (theo vietnamnet.vn)
Một vài con số thống kê đơn giản đủ làm cho chúng ta giật mình về thực trạng tội phạm hiện nay, vậy nguyên nhân do đâu mà tình hình vi phạm pháp luật lại tiến triển phức tạp như vậy, chúng ta hãy xem ý kiến của những người trong cuộc về vấn đề này:
- Bộ trưởng Bộ Công an, ông Lê Hồng Anh cho biết: “Nguyên nhân khách quan là do mặt trái của hội nhập, nhiều lĩnh vực quản lý bị buông lỏng, tạo sơ hở cho tội phạm lợi dụng. Bên cạnh đó, khoảng cách giàu cùng kiệt gia tăng, một bộ phận nhân dân qua quá trình đô thị hóa không còn đất sản xuất; tình trạng đình công, lãn công gia tăng,… khiến tình hình vi phạm, tội phạm có điều kiện phát triển phức tạp. Nguyên nhân khác là một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc phòng chống tội phạm và vi phạm. Vẫn còn nhiều địa phương làm chưa tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc triển khai một số chính sách pháp luật về đất đai, đền bù,... cũng còn chưa tốt, hơn nữa là thái độ chưa tích cực của một bộ phận cán bộ ở cơ sở dẫn đến tình trạng một số nơi mất trật tự, an toàn xã hội.”(Báo cáo trước Quốc hội về công tác tư pháp chiều 23/10/2008)
- Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Ngô Thị Minh, kể lại: "Đi đến các trường giáo dưỡng, chúng tui gặp những trường hợp đau lòng. Các em nói không có nơi vui chơi, không có hoạt động lành mạnh, thời gian rảnh rỗi không biết làm gì nên tụ tập, chơi bời, lêu lổng”. Nguyên nhân được chỉ ra là "do mặt trái của kinh tế thị trường", do "văn hóa phẩm, băng đĩa ngoài luồng không lành mạnh và Internet", đặc biệt là do thiếu giáo dục, sự quan tâm của gia đình và các tổ chức đoàn thể…
Qua đó, chúng ta thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, nó phụ thuộc vào nhiều ý kiến chủ quan của từng người cũng như các yếu tố khác. Có người chia nguyên nhân vi phạm pháp luật làm 4 nhóm: nhóm nguyên nhân kinh tế, nhóm nguyên nhân xã hội, nhóm nguyên nhân con người và nhóm những nguyên nhân khác; có người chia làm 2 loại: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Dù chia theo quan điểm nào thì cũng có ưu điểm và nhược điểm. Với kiến thức được học trong năm đầu, theo em nguyên nhân vi phạm pháp luật có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân sau: nguyên nhân kinh tế - xã hội, nguyên nhân nhà nước và nguyên nhân con người.
1. Nhóm nguyên nhân kinh tế - xã hội:
Kinh tế-xã hội là các nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp lên con người, Kinh dịch viết: ‘thời thế tạo anh hùng, hoàn cảnh tạo con người”. Chính vì vậy, hoàn cảnh kinh tế, xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấp hành pháp luật của con người.
1.1. Nguyên nhân kinh tế:
Kinh tế là một yếu tố quan trọng, liên quan đến mọi góc cạnh của đời sống con người. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia vì vậy cũng đóng vai trò chi phối hành vi của con người, bên cạnh những tác động tích cực ta còn nhận thấy rõ ảnh hưởng tiêu cực của nó lên vấn đề vi phạm pháp luật.
- Ảnh hưởng của nền kinh tế bao cấp: Kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập nhưng dư âm của nền kinh tế tập trung bao cấp vẫn còn đè nặng lên một bộ phận người dân. Ta có thể nhận thấy rõ ở không ít người suy nghĩ và lối sống theo kiểu bao cấp vẫn còn tồn tại, suy nghĩ làm ít muốn hưởng nhiều khiến cho con người ta nảy sinh nhiều tiêu cực trong hành động, bên cạnh đó là cách làm việc của cán bộ nhà nước vẫn còn mang nặng tính hành chính, thủ tục, thái độ quan liêu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ dẫn đến tình trạng hối lộ và đưa hối lộ… chẳng ai còn lạ gì với việc muốn làm nhanh các thủ tục như làm sổ đỏ hay xin cấp giấy phép kinh doanh phải qua bao nhiêu “cửa” và mỗi “cửa” đều tốn không ít “chi phí”… tư tưởng đó vô hình chung trở thành một nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp cho các loại cò môi giới nhà đất, công chứng và các thủ tục hành chính.
- Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường: Nhắc đến nguyên nhân vi phạm pháp luật thì ảnh hưởng của sự pháp triển kinh tế là một vấn đề không thể bỏ qua. Kinh tế thị trường pháp triển dẫn đến mong muốn làm giàu nhanh của con người,các thủ đoạn làm ăn phi pháp, tội phạm kinh tế trở nên phổ biến như vụ PMU18, thủy cung Thăng Long….. không ít người đã dùng mọi thủ đoạn để làm giàu bất kể phạm pháp hay dẫm đạp lên người khác để tiến thân như vụ giết chết 6 người ở Quảng Ninh vì tranh chấp than đã gây xôn xao trong dư luận suốt thời gian qua. Vì lợi nhuận có nhiều doanh nghiệp đã bất chấp hậu quả, không quan tâm đến an toàn của người lao động (vụ nổ hầm lò Quảng Ninh hôm 8/12, 95% doanh nghiệp khai thác than không đạt tiêu chuẩn về an toàn lao động… ), hay lợi ích của người tiêu dùng (sữa nhiễm Melanin gây mất lòng tin và hoang mang trong người tiêu dùng, rau ô nhiễm, hàng lậu, chất bảo quản…)
- Ảnh hưởng của nền kinh tế cạnh tranh: Chính sự phát triển nhanh của kinh tế đã dẫn đến sự cạnh tranh, ganh đua (có thể công khai, có thể ngấm ngầm) lành mạnh hay không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân. Việc ganh đua không lành mạnh có thể dẫn đến những việc làm phi pháp như làm giả chứng từ (ở một số doanh nghiệp) hay lấy cắp bí mật kinh doanh của đối thủ… Trong thời gian gần đây chúng ta đang đối mặt với một hiện tượng mới đó là việc đánh cắp ý tưởng hay công trình nghiên cứu của người khác để tiến thân, lên chức hay bán ý tưởng của người khác để kiếm tiền…đó cũng là một ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status