Tiểu luận Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự - pdf 13

Download Tiểu luận Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự miễn phí



Thực tế cho thấy, đến khi đề nghị có hiệu lực, bên đề nghị có quyền đổi ý và quyết định không giao kết hợp đồng nữa hay thay thế đề nghị ban đầu bằng một đề nghị khác, mà không quan tâm xem đề nghị ban đầu có được coi là có thể hủy ngang hay không.
Ví dụ: A gửi cho B một đề nghị giao kết hợp đồng. Ngay sau đó, A thay đổi ý định và gửi B một thông báo về việc rút lại đề nghị vừa mới gửi. Trong tình huống trên, có hai vấn đề pháp lý đặt ra: trường hợp nào thì thông báo rút lại đề nghị của A có hiệu lực; hình thức của thông báo rút lại có phải tuân theo hình thức đã đưa ra đề nghị hay không.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37626/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cho người có mặt đầu tiên với giá 1 USD. Ngày 13/4/1956, bị đơn tiếp tục đăng quảng cáo với nội dung: khăn choàng lông thỏ màu đen dành cho phụ nữ giá 139.50 USD, sẽ bán cho người có mặt đầu tiên với giá 1 USD.
Vào một trong những ngày thứ bảy theo như đã công bố trên quảng cáo, nguyên đơn Lefkowitz là người đầu tiên có mặt tại cửa hiệu của bị đơn và trong mỗi thời điểm, nguyên đơn yêu cầu bị đơn bán áo choàng và khăn như đã quảng cáo. Trong cả hai thời điểm, bị đơn từ chối bán hàng trưng bày cho nguyên đơn và tuyên bố trong thời điểm thứ nhất rằng, do một quy tắc của hãng, quảng cáo được đưa ra và chỉ bán cho phụ nữ. Do đó, nguyên đơn đã kiện bị đơn ra tòa vì cho rằng, bị đơn đã không thực hiện đúng cam kết đã nêu trong quảng cáo.
Giải pháp của luật: đối với tình huống trên, trong khi PICC không có quy định nào liên quan đến tính xác định của người được đề nghị, thì điều 14, 15, 24 của CISG quy định: “một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng…”; “chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng” hay được coi là có hiệu lực khi “được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hay nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ”. Dấu hiệu để xác định người mà bên đưa ra đề nghị muốn hướng tới được thể hiện ngay khi bên đề nghị “gửi” đề nghị, đó là tên của pháp nhân hay thể nhân, địa chỉ trụ sở thương mại, địa chỉ bưu chính hay địa chỉ thường trú của bên đó, tức là bên đề nghị đã biết rõ bên được đề nghị là ai khi họ “gửi” đề nghị. Như vậy, quảng cáo của  Great Minneapolis chỉ là một lời mời chào hàng chứ không phải là một đề nghị giao kết hợp đồng, vì nó hướng tới công chúng, một tập hợp người không xác định. Khi đăng quảng cáo, Great Minneapolis không biết được ai sẽ đọc quảng cáo cũng như không thể biết Lefkowitz sẽ là “người đầu tiên tới cửa hàng” trong vô số những người đã đọc quảng cáo và tới cửa hàng Great Minneapolis để mua các sản phẩm lông thú.
Nếu đặt ví dụ trên vào hoàn cảnh của Việt Nam thì rất khó giải quyết vì Điều 390 BLDS 2005 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”. Tính xác định của bên được đề nghị được giải thích căn cứ hoàn toàn vào ý chí của bên đưa ra đề nghị. Lefkowitz có thể coi là không được xác định cụ thể theo cách lập luận ở trên khi vận dụng CISG giải quyết tình huống này; nhưng cũng có thể là được xác định nếu dựa vào tiêu chí “người đầu tiên tới cửa hàng” như cách lập luận của Lefkowitz. Khi đó, việc lựa chọn phương án nào lại phụ thuộc vào cảm tính của thẩm phán. Đó chính là hạn chế trong kỹ thuật lập pháp của Điều 390 BLDS 2005, bởi theo lý thuyết chung thì quy phạm pháp luật phải rõ ràng và đơn nghĩa để đảm bảo cho pháp luật được hiểu và áp dụng một cách thống nhất. Vì vậy, chúng tui cho rằng, Điều 390 BLDS 2005 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ “tính xác định cụ thể của người được đề nghị” để tránh trường hợp nó được hiểu theo nhiều nghĩa, gây khó khăn trong hoạt động áp dụng pháp luật. Theo đó, cần bổ sung quy định “một bên được coi là xác định cụ thể khi bên đề nghị gửi đề nghị của mình, bằng các tiêu chí khách quan xác định được rõ bên mà đề nghị sẽ được gửi tới” vào Điều 390 BLDS 2005 hay quy định giống Điều 14 của CISG.
1.2  Sự xác định của đề nghị
Một đề nghị phải xác định rõ ràng, nếu không, nó không được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mà chỉ là một đề nghị thương lượng hợp đồng. Tính xác định của một đề nghị thể hiện ở nội dung của nó, đề nghị phải thể hiện rõ các nội dung cơ bản của hợp đồng, để đảm bảo rằng khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị thì hợp đồng được giao kết với nội dung được xác định trong đề nghị. Nhưng trên thực tế, không phải đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nào cũng quy định rõ ràng, chi tiết về hàng hóa, chất lượng và giá cả của hàng hóa. Liệu rằng một sự áng chừng về số lượng hay chất lượng hàng hóa có được coi là rõ ràng hay không, như tình huống trong vụ kiện sau3:
Tóm tắt vụ kiện: Tháng 3/1991, tại một cuộc triển lãm ở Fuerstenstein (Đức), bị đơn - một công ty có trụ sở tại Áo - đặt hàng nguyên đơn, người nuôi chồn Chinchilla ở Đức một số lượng lớn các bộ lông chồn Chinchilla. Các bên thỏa thuận những bộ lông chồn Chinchilla có chất lượng trung bình và cao hơn mức trung bình, sẽ có mức giá trong khoảng 35 đến 65 DM mỗi bộ. Đầu tháng 4/1991, nguyên đơn đóng gói 249 bộ lông chồn Chinchilla, trong đó có 236 bộ có chất lượng trung bình và 13 bộ có chất lượng thấp hơn gửi cho bị đơn. Ngày 6/4/1991, sau khi nhận được hàng, bị đơn giao hàng cho một nhà buôn của Italia mà không mở ra kiểm tra. Nhà buôn Italia chỉ thanh toán 236 bộ lông có chất lượng trung bình và gửi trả 13 bộ lông có chất lượng kém hơn cho bị đơn. Sau đó, bị đơn than phiền về 13 bộ lông đã bị trả lại và chuyển cho nguyên đơn 2,400 DM, theo mức giá không quá 10 DM một bộ lông chồn, trong khi những bộ lông chồn có chất lượng trung bình đã được bán với mức giá 60 DM một bộ. Do đó, nguyên đơn kiện bị đơn đòi thanh toán 9,500 DM còn lại; nguyên đơn tính 50 DM trên mỗi bộ lông chồn.
Vấn đề pháp lý: Trong vụ kiện này, bị đơn cho rằng “đặt hàng với số lượng lớn” và thỏa thuận “những bộ lông chồn Chinchilla có chất lượng trung bình và cao hơn mức trung bình sẽ có mức giá trong khoảng 35 đến 65 DM trên mỗi bộ” là thiếu những sự xác định cần thiết về số lượng và giá cả của hàng hóa, cần bị từ chối.
Tòa án (tòa sơ thẩm, phúc thẩm, tòa án tối cao Áo) đã dựa vào các quy định của CISG để xác định tính rõ ràng về số lượng và giá cả trong đặt hàng của bị đơn vào tháng 3/1991. Tòa án lập luận rằng, bằng cách đặt hàng nguyên đơn một số lượng lớn những bộ lông chồn có chất lượng trung bình hay cao hơn trong mức giá từ 35 đến 65 DM vào tháng 3/1991, bị đơn đã đưa ra một đề nghị tới nguyên đơn về việc giao kết hợp đồng, đề nghị đó được xác định rõ ràng về hàng hóa, chất lượng và số lượng. Nguyên đơn đã chấp nhận chào hàng này, do đó, hợp đồng mua bán đã được ký kết giữa hai bên. Mức giá thỏa thuận nằm trong khoảng từ 35 đến 65 DM không ảnh hướng tới giá trị của hợp đồng ký kết. Theo Điều 55 của CISG, nó được xem như là một hợp đồng được ký kết nhưng không quy định hay ấn định giá cả hay đưa ra cách xác định giá, trong sự thiếu vắng bất kỳ sự chỉ dẫn về sự trái ngược, các bên được coi như có sự tham chiếu mặc nhiên tới giá cả chung vào thời điểm hợp đồng được ký kết đối với hàng hóa được b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status