Pháp luật về hoạt động quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam - pdf 13

Download Pháp luật về hoạt động quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam miễn phí



Với những quy định chưa rõ ràng đó, chúng ta chưa thể hình dung ra bản chất của thủ tục cấp giấy đăng ký bán hàng đa cấp bởi lẽ nó không là thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, không là giấy phép kinh doanh hay những điều kiện kinh doanh khác. Song lại có dấu hiệu của các công cụ quản lý trên. Khi nhà làm luật chưa thể phân định bản chất pháp lý của thủ tục tất yếu sẽ dẫn đến sự nhập nhằng trong các quy định của pháp luật theo hai chiều hướng trái ngược nhau, hay là quá chặt chẽ đến mức xâm phạm quyền tự do kinh doanh, hay là quá đơn giản không đủ để hình thành cơ chế quản lý hiệu quả.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38326/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

vào hai chức năng cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Theo đó, (i) nó là công cụ pháp lý để tổ chức mạng lưới bán hàng đa cấp; doanh nghiệp đã sử dụng hợp đồng để xác lập tư cách cho người tham gia nhằm hình thành nên mạng lưới đa cấp; (ii) nó là công cụ để doanh nghiệp thực hiện chiến lược phân phối, tiêu thụ hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Bằng hợp đồng, doanh nghiệp đã trao cho người tham gia quyền được tiến hành các hoạt động tiếp thị, bán lẻ hàng hóa của mình và cam kết phân chia lợi ích cho người tham gia. Điều này cho thấy rằng, hợp đồng bán hàng đa cấp không trực tiếp thực hiện chức năng mua bán hàng hóa. Người tham gia sẽ không là người lao động và không là người mua hàng hóa cho doanh nghiệp. Lúc này, họ có tư cách độc lập với doanh nghiệp và hợp đồng được coi là căn cứ duy nhất để xác lập và điều chỉnh quan hệ giữa họ với doanh nghiệp. Để làm rõ ràng mối quan hệ pháp lý trên, Nghị định 110/2005/NĐ-CP đã quy định (i) hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải được lập bằng văn bản với những nội dung cơ bản theo mẫu do pháp luật quy định; và (ii) quy định trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với người tham gia và ngược lại, trong đó chú trọng đến trách nhiệm minh bạch hóa các tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, các thông tin về lợi ích của người tham gia, trách nhiệm của người tham gia [5]...; (iii) trong quan hệ giữa doanh nghiệp với người tham gia, dường như pháp luật đã dành cho người tham gia được hưởng nhiều quyền hơn. Cụ thể là, doanh nghiệp bị cấm thực hiện nhiều hành vi có thể gây bất lợi cho người tham gia như yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp...[6]. Đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, người tham gia có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia với điều kiện phải gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7 ngày làm việc. Trong khi doanh nghiệp chỉ được quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia khi người tham gia vi phạm các quy định của pháp luật; (iv) xác định tương đối rõ giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp và người tham gia. Theo đó, ngoài những trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm của mình gây ra, doanh nghiệp vẫn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do người tham gia gây ra trong hai trường hợp sau đây: (a) người tham gia gây thiệt hại cho người tiêu dùng hay người tham gia khác khi thực hiện đúng quy tắc hoạt động và chương trình bán hàng của doanh nghiệp; (b) người tham gia không được thông tin đầy đủ về hàng hoá theo quy định của pháp luật. Đối với người tham gia, họ phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình đã được pháp luật hay hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp quy định. Nếu vi phạm và gây thiệt hại cho người tiêu dùng hay người tham gia khác, người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra[7].  Điểm qua những nội dung nói trên nhằm chỉ ra rằng các nhà làm luật của Việt Nam đã thực sự nỗ lực xây dựng cơ sở pháp lý ổn định, chắc chắn và an toàn cho hợp đồng bán hàng đa cấp. Tính phổ biến, khả năng lan rộng của mạng tiếp thị đa cấp và cách thức tiêu thụ hàng hóa đặc thù của cách này đã đặt ra cho pháp luật nhiều vấn đề phải giải quyết để vừa có thể tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo trật tự thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng cho các chủ thể. Vì thế, các nội dung vừa trình bày cho thấy, luật pháp đã giải quyết cơ bản được một số vấn đề lớn. Đó là, (i) xác định hình thức duy nhất của hợp đồng là văn bản để làm cơ sở pháp lý chắc chắn cho việc giám sát tính hợp pháp của mạng bán hàng đa cấp; (ii) thiết lập được cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm của từng bên trong giao dịch tham gia bán hàng đa cấp, từ đó, có thể ngăn chặn ý định đùn đẩy hay phân tán trách nhiệm cho nhau giữa doanh nghiệp và người tham gia; (iii) tạo ra nhiều cơ hội bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những bên có vị trí yếu trong các giao dịch mua bán, kể cả hợp đồng tham gia bán hàng. 2. Dẫu rằng về cơ bản, pháp luật hiện hành đã thiết kế được khung pháp lý về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp, song vẫn còn bề bộn nhiều vấn đề cần giải quyết cả về nhận thức lẫn thực tiễn pháp luật. Trong đó cơ bản là: Vấn đề thứ nhất liên quan đến bản chất của thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp. Có lẽ, những thúc ép từ các vụ đổ bể của một số công ty hoạt động bán hàng đa cấp trong vài năm vừa qua đã đòi hỏi các cơ quan nhà nước nhanh chóng tìm kiếm cơ chế quản lý thích hợp. Và cũng có thể những tàn dư của thói quen quản lý theo kiểu cấp phép đã sản sinh ra cơ chế quản lý bằng thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp. Để bàn luận về tính hợp lý và hiệu quả của thủ tục này, cần thiết làm rõ bản chất pháp lý của nó từ những cơ sở sau: Trước tiên, thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp không là thủ tục đăng ký kinh doanh theo pháp luật doanh nghiệp. Bởi lẽ, chức năng của thủ tục đăng ký kinh doanh là xác lập tư cách pháp lý cho các chủ thể kinh doanh. Bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của việc thành lập và thừa nhận tư cách pháp lý cho doanh nghiệp. Nói cách khác, đăng ký kinh doanh là thủ tục của quá trình thành lập doanh nghiệp. Trong khi đó, thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa bằng cách đa cấp. Vì thế, doanh nghiệp sẽ chỉ được cấp giấy đăng ký bán hàng đa cấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải kinh doanh hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.  Mặt khác, giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cũng không là điều kiện kinh doanh theo pháp luật doanh nghiệp. Bởi lẽ, khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hay phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hay yêu cầu khác. Quy định này cho thấy, điều kiện kinh doanh áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh. Trong khi hoạt động bán hàng đa cấp đơn giản chỉ là cách tiếp thị để bán lẻ hàng hóa. Sau nữa, xét về mục đích, dường như các nhà làm luật có ý định trao cho cơ quan quản lý nhà nước (cụ thể là Sở Thương mại, hay Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh) quyền thẩm tra tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh, năng lực và thái độ của doanh nghiệp đang có nhu cầu bán hàng theo cách đa cấp bằng thủ tục cấp giấy đăng ký. Chẳng thế mà Điều 14 Nghị định 110/2005/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp giấy đăng ký bao gồm: (i) đã thực hiện ký qu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status