Tiểu luận Bình luận mô hình liên lết và đánh giá triển vọng phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 - pdf 13

Download Tiểu luận Bình luận mô hình liên lết và đánh giá triển vọng phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 miễn phí



Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ bảy, tháng 1/2007 tại Xê-bu, Phi-li-pin, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua xây dựng Kế hoạch tổng thể và Lộ trình chiến lược thực hiện AEC với các biện pháp chi tiết và một thể chế thực thi chặt chẽ, đồng thời quyết định đẩy nhanh mục tiêu hoàn thành AEC vào năm 2015 mà theo dự kiến ban đầu của các nhà lãnh đạo ASEAN là vào năm 2020.
Theo kế hoạch, từ năm 2015 AEC sẽ là một thị trường chung, một không gian sản xuất thống nhất. Thị trường ấy sẽ phát huy lợi thế chung của khu vực ASEAN để từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia ASEAN. Điều mong đợi hơn cả là việc AEC có thể tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN, đóng góp vào việc xây dựng năng lực cạnh tranh của ASEAN với thế giới, từ đó góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách phát triển và thúc đẩy ổn định xã hội.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39062/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. LỜI MỞ ĐẦU
Để có thể đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính phát triển cao, phát triển đồng đều giữa các thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu thì các quốc gia ASEAN đã đưa hợp tác kinh tế lên một tầm cao mới phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của ASEAN. Chính vì vậy mà ý tưởng về thành lập một cộng đồng kinh tế của ASEAN (AEC) đã được đưa ra và đang từng bước trở thành hiện thực.
Vậy AEC là gì? Mô hình liên kết của nó ra sao? Và triển vọng phát triển của nó đến năm 2015 như thế nào?. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề đó thông qua việc giải quyết đề tài: Bình luận mô hình liên lết và đánh giá triển vọng phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
II. NỘI DUNG
1. Bình luận về mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN
1.1. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN và mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN.
a. Khái niệm Cộng đồng kinh tế ASEAN
Ý tưởng về việc thành lập một cộng đồng kinh tế của ASEAN lần đầu tiên được thủ tướng Goh Chok Tong của Singapore chính thức đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN 8 ở Phnom Pênh vào tháng 11 năm 2002 với đề nghị ASEAN xem xét thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Sau đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9, trong Tuyên bố Bali II, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí quyết định thực hiện ý tưởng trên và coi đây là một trong ba trụ cột để xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Khái niệm về Cộng đồng kinh tế ASEAN có thể được hiểu như sau: Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nên kinh tế toàn cầu.
Như vậy, khái niệm Cộng đồng kinh tế ASEAN không phải là một khái niệm kinh tế quốc tế thuần túy mà thực chất là một khái niệm pháp lý do các nhà lãnh đạo ASEAN xác lập và hoàn thiện trong các văn bản pháp lý của ASEAN.
b. Mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Cấu trúc nội dung
Theo các văn bản pháp lý của ASEAN, nội dung của AEC bao gồm:
Thứ nhất, thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Một thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất của ASEAN bao gồm năm yếu tố cốt lõi: Tự do hóa thương mại hàng hóa; Tự do hóa thương mại dịch vụ; Tự do hóa đầu tư; Tự do hóa dòng vốn; Tự do di chuyển lao động ngành nghề. Ngoài ra, thị trường và cơ sở sản xuất cũng bao gồm hai thành phần quan trọng là: các lĩnh vực hội nhập ưu tiên; thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp.
Thứ hai, khu vực kinh tế cạnh tranh cao. Có sáu yếu tố chủ yếu trong khu vực kinh tế cạnh tranh ASEAN: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế và thương mại điện tử.
Thứ ba, khu vực phát triển kinh tế đồng đều. Phát triển khu vực kinh tế đồng đều của AEC tập trung vào hai nội dung chính: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên.
Thứ tư, khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Để làm được điều này thì AEC cần có cách tiếp cận thống nhất với các quan hệ kinh tế đối ngoại; tăng cường sự tham gia của ASEAN vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.
cách xây dựng và thực hiện
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, ASEAN đã xác định cách xây dựng và thực hiện AEC như sau: Đẩy nhanh và hoàn thành các chương trình sáng kiến kinh tế hiện có với các “thời hạn rõ ràng”; Xây dựng các sáng kiến, chương trình và tiếp tục hoàn thiện cơ chế liên kết kinh tế; Áp dụng công thức – X trong hợp tác kinh tế để đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế; Phát triển nguồn lực và truyền thông; Tăng cường hợp tác với bên ngoài.
Thiết chế pháp lý
Thông qua các văn bản pháp lý về AEC, các thiết chế pháp lý của AEC được xác định bao gồm:
- Hội nghị cấp cao ASEAN có quyền quyết tối cao đối với việc thi hành AEC như là một phần của Cộng đồng ASEAN.
- Hội đồng điều phối ASEAN, gồm các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, có trách nhiệm điều phối việc thi hành ba cộng đồng.
- Hội đồng AEC bao gồm các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực kinh tế của các nước thành viên ASEAN có trách nhiệm đưa ra các định hướng, chính sách, các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN và phối hợp với các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng về hợp tác kinh tế trong từng lĩnh vực cụ thể. Hội đồng AEC có hai cơ quan giúp việc là nhóm đặc trách cao cấp về hội nhập kinh tế ASEAN (HLTF) và hội nghị quan chức kinh tế cao cấp (SEOM).
- Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng, bao gồm: Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM); hội đồng khu vực thương mại tự do ASEAN (Hội đồng AFTA); Hội đồng khu vực đầu tư ASEAN (AIA); Hội nghị bộ trưởng tài chính ASEAN (AFMM); Hội nghị bộ trưởng nông – lâm nghiệp ASEAN (AMAF); Hội nghị bộ trưởng năng lượng ASEAN (AMEM); Hội nghị cấp bộ trưởng về khoáng sản ASEAN (AMMin); Hội nghị bộ trưởng khoa học và công nghệ ASEAN (AMMST); Hội nghị bộ trưởng ASEAN về viễn thông và công nghệ thông tin (TELMIN); Hội nghị bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN (ATM); Hội nghị bộ trưởng du lịch ASEAN (M -ATM); Cơ quan hợp tác phát triển lưu vực sông Mekong của ASEAN (AMBDC); Trung tâm năng lượng ASEAN (ACE); Trung tâm ASEAN – Nhật Bản tại Tokyo.
- Ban thư ký ASEAN
Cấp độ liên kết
Theo lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế, xét về mặt nội dung, các liên kết khu vực được cấu thành từ một hay một số hay từ tất cả các nội dung sau: Sự tự do thương mại về hàng hóa; sự tự do thương mại về dịch vụ; sự tự do luân chuyển về đấu tư; sự tự do di chuyển lao động; thuế quan chung đối với bên ngoài; hài hòa hóa và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô; đông tiền và chính sách tiền tệ chung.
Cũng căn cứ vào số lượng và tính chất các yếu tố trên, các liên kết kinh tế khu vực được phân thành các cấp độ: Câu lạc bộ thương mại ưu đãi (PTC); Khu vực thương mại tự do (FTA) hay còn gọi là khu vực mậu dịch tự do; Liên minh thuế quan (CU); Thị trường chung (CM); Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU).
Ta có thể biểu diễn các liên kết như sau:
- Đồng tiền chung
- Chính sách tiền tệ chung
X
- Phối hợp chính sách kinh tế
X
X
- Tự do đầu tư
- Tự do lao động
X
X
X
- Thuế quan chung
X
X
X
- Tự do hàng hóa
- Tự do dịch vụ
X
X
X
X
X
Khu vực thương mại tự do
Liên minh thuế quan
Thị trường chung
Liên minh kinh tế tiền tệ
AEC
1.2. Một số nhận xét về mô hình liên kết của AEC
Quan việc nghiên cứu mô hình liên kết của AEC, nhóm chúng tui đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, có thể nói mô hình liên kết của AEC phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. Với xu thế toàn cầu hóa và chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức của nên kinh tế thể giới, xu thế bùng nổ các hiệp định thương mại tự do, sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế Trung Quốc, tác động từ chiến lược kinh tế của những nước lơn… Cùng với đó là vấn đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status