Tiểu luận Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, kèm tình huống - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, kèm tình huống miễn phí



Đặt ra việc đóng BHXH là nhằm đảm bảo cho đời sống NLĐ sau khi NLĐ không còn khả năng lao động cũng như hỗ trợ khi NLĐ ốm đau hay tai nạn Quy định NSDLĐ cũng phải có trách nhiệm trong việc đóng BHXH đối với NLĐ là hoàn toàn phù hợp. Tuy việc sử dụng sức lao động của NLĐ chỉ có thể thực hiện được trong một thời hạn nhất định nhưng không vì vậy mà sức lao động của NLĐ, cuộc sống của họ cũng như gia đình họ không cần được duy trì trong thời gian NLĐ không lao động được. NLĐ chỉ phải đóng bằng 5% tiền lương trong khi NSDLĐ đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương. Như vậy, không thể có chuyện NLĐ tự lo việc đóng BHXH.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39035/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ) tập thể về lợi ích.
TCLĐ tập thể về lợi ích là một điểm đặc biệt trong lĩnh vực lao động. Khoản 3 Điều 157 BLLĐ sửa đổi năm 2006 đã nêu định nghĩa TCLĐ tập thể về lợi ích. Nếu như tranh chấp về quyền là tranh chấp về những cái đã có hiệu lực thì tranh chấp về lợi ích là tranh chấp về những vấn đề chưa được quy định hay thỏa thuận. TCLĐ tập thể về lợi ích đã phức tạp vì có một bên là tập thể NLĐ lại càng phức tạp hơn ở chỗ tranh chấp về yêu cầu mới phát sinh nên tranh chấp này cần có cơ chế giải quyết đặc biệt. Cơ chế giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích là khái niệm rất rộng, không chỉ có cách giải quyết mà bao hàm cả nguyên tắc giải quyết, cơ quan có thẩm quyền, trình tự thủ tục...
Việc giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích có rất nhiều sự khác biệt so với việc giải quyết những loại TCLĐ khác nhưng vẫn phải được tiến hành theo những nguyên tắc chung của việc giải quyết TCLĐ.
Điều 169 BLLĐ sửa đổi, bổ sung năm 2006 có quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích bao gồm: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động.
Về Hội đồng hoà giải lao động cơ sở (HĐHGLĐCS): được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hay Ban chấp hành công đoàn lâm thời, hòa giải TCLĐ tập thể về lợi ích khi có đơn yêu cầu. HĐHGLĐCS có nhiệm kì hai năm, làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí. Vai trò Chủ tịch và Thư kí Hội đồng thực hiện theo chế độ luân phiên mỗi năm một lần kể từ ngày thành lập. Thành viên của Hội đồng do NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cử ra với tỉ lệ ngang nhau. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hay ban chấp hành công đoàn lâm thời có quyền lập danh sách các thành viên của HĐHGLĐCS để NSDLĐ ra quyết định thành lập Xem thêm Điều 4 Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007.
. Chính điều này đã khiến vai trò của HĐHGLĐCS có phần giảm sút. Khi sửa đổi BLLĐ 1994, có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ HĐHGLĐCS nhưng đã không thành. Thiết nghĩ, HĐHGLĐCS cần có sự độc lập với các bên tranh chấp hơn nữa để có thể đúng nghĩa là một cách giải quyết TCLĐ.
Thương lượng giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích:
Thông thường, khi có tranh chấp, biện pháp thương lượng đều có thể sử dụng. Trong lao động cũng vậy. Các bên tham gia thương lượng đều là những chủ thể độc lập. Ý chí tự định đoạt được tôn trọng đến mức tối đa. Thương lượng là không bắt buộc và các bên có thể bỏ qua để tiến hành ngay việc hòa giải tại HĐHGLĐCS. Tuy nhiên, nếu hai bên có thiện chí, có kĩ năng, kinh nghiệm thương lượng thì có thể sẽ đạt được thoả thuận chung có lợi cho đôi bên mà không tốn kém thời gian, vật chất. Hiện nay, vấn đề thương lượng chưa được nhìn nhận đúng đắn, vì vậy đã dẫn đến những tranh chấp kéo dài, những cuộc đình công không đáng có. Hơn nữa, trong TCLĐ tập thể về lợi ích, các bên vẫn có mong muốn tiếp tục quan hệ lao động, do đó, biện pháp giải quyết TCLĐ thông qua thương lượng cần được cả NLĐ và NSDLĐ lưu ý hơn nữa.
Giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích bởi HĐHGLĐCS hay HGVLĐ:
Lựa chọn HĐHGLĐCS hay HGVLĐ giải quyết TCLĐ do tập thể lao động và NSDLĐ quyết định. Khi nhận được đơn yêu cầu, HĐHGLĐCS hay HGVLĐ tiến hành hoà giải TCLĐ tập thể theo quy định tại Điều 170 BLLĐ sửa đổi năm 2006. Thời hạn hoà giải là không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải. HĐHGLĐCS hay HGVLĐ đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.
Tuy nhiên, các quy định về hoà giải tại HĐHGLĐCS hiện nay sẽ làm phát sinh những rắc rối khi một bên hay cả hai bên không tự giác thi hành thoả thuận trong Biên bản hoà giải thành. Nên chăng, có thể cho phép các chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu TAND công nhận Biên bản hoà giải thành. Nhờ đó, biên bản sẽ được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước Xem: TS. Đỗ Ngân Bình, Một số ý kiến về việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công theo quy định của pháp luật lao động,
.
Về giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích bởi HĐTTLĐ:
Đưa ra HĐTTLĐ là bước tiếp theo khi biện pháp hòa giải tại HĐHGLĐCS hay HGVLĐ không thành. HĐTTLĐ tiến hành hoà giải TCLĐ tập thể về lợi ích theo quy định tại Điều 171 BLLĐ sửa đổi năm 2006. Thời hạn hoà giải là không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải. HĐTTLĐ đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Thủ tục tiếp theo tiến hành tương tự như hòa giải tại HĐHGLĐCS hay HGVLĐ. Nếu HĐTTLĐ hoà giải không thành hay hết thời hạn giải quyết mà HĐTTLĐ không tiến hành hoà giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Về lý thuyết, HĐTTLĐ là bên thứ ba trung lập đứng ra phân xử vụ tranh chấp và đưa ra phán quyết có giá trị chung thẩm. Nhưng HĐTTLĐ ở Việt Nam đã không được các nhà làm luật nhìn nhận đúng bản chất. Điều 164 BLLĐ sửa đổi năm 2006 có ghi “HĐTTLĐ tiến hành hòa giải các tranh chấp...”. Nếu trọng tài lao động thực sự là một chủ thể độc lập, quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài có giá trị chung thẩm thì HĐTTLĐ sẽ là một cách giải quyết rất hữu hiệu các TCLĐ tập thể không chỉ về lợi ích.
Việc giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích hoàn toàn chỉ là tự thương lượng hay hòa giải. Có thể xuất phát từ nhận thức TCLĐ tập thể về lợi ích không gắn liền với vi phạm nên các nhà làm luật không quy định một thủ tục giải quyết nào mà kết quả giải quyết là quyết định đơn phương của cơ quan có thẩm quyền. Song điều đó cũng khó thuyết phục các bên tiếp tục kéo dài việc hòa giải tranh chấp khi họ không muốn, thậm chí ngay cả tổ chức, cơ quan giải quyết cũng có thể thấy việc hòa giải là không có kết quả Ths. Nguyễn Xuân Thu, Những điểm mới về TCLĐ và giải quyết TCLĐ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006, Tạp chí Luật học số 7/2007
.
Giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích bởi HĐTTLĐ cũng vấp phải khó khăn. Giả sử, sau khi có biên bản hoà giải thành của HĐTTLĐ nhưng các bên không đồng ý hay một trong hai bên tranh chấp cố ý không thực hiện thì phải giải quyết như thế nào khi các bên không tiếp tục có quyền khởi kiện ra Toà? Tương tự như đối với HĐHGLĐCS hay HGVLĐ, ta có thể cho phép các bên có quyền khởi kiện yêu cầu công nhận biên bản hoà giải thành của HĐTTLĐ là hợp pháp. Sau khi đã được Tòa án công nhận tính hợp pháp, biên bản này sẽ được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước Xem: TS. Đỗ Ngân Bình, Một số ý kiến về việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công theo quy định của pháp luật lao động,
.
Trên đây là trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thông thường. Bên cạnh đó, còn có TCLĐ tập thể xảy ra tại các doanh nghiệp cấm đình công theo danh mục do Chính phủ quy định sẽ có nhiều điểm khác biệt. Theo các quy định của ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status