Tiểu luận Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài trong pháp luật hiện hành - pdf 13

Download Tiểu luận Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài trong pháp luật hiện hành miễn phí



Có thể nói, người phụ nữ Việt Nam được xem như một món hàng rất dễ mua, qua các quảng cáo trên báo chí ở HQ. Hiện nay ở HQ, trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo như “Cô dâu Việt Nam sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”. Không những vậy, việc lấy vợ Việt Nam vô cùng dễ dàng, cho dù đàn ông HQ là người thế nào cũng có thể cưới được vợ Việt Nam “Người già, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp”. Để thêm sức thuyết phục cho việc tiếp thị lấy vợ Việt Nam, những quảng cáo nói trên còn liệt kê chi tiết về những ưu điểm của con gái Việt Nam. Đó không chỉ hấp dẫn về hình thức như “dáng người đẹp nhất trên thế giới” và quyến rũ hơn so với phụ nữ một số nước trong châu lục “khác với phụ nữ Trung Quốc và Philippines, phụ nữ Việt Nam có mùi cơ thể dễ chịu” mà còn có những phẩm hạnh tuyệt vời như “xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên 4 đời”, “giữ gìn trinh tiết và chung thủy với chồng”.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38983/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ói riêng và áp dụng pháp luật nói chung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng chủ yếu và cốt lõi là xuất phát từ những thay đổi trong tình hình kinh tế và xã hội của đất nước. 2.2.1. Thứ nhất về mặt xã hội Ngày nay khi cuộc sống của người dân có những thay đổi đáng kể trong nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có sự vận động không ngừng của từng cá nhân cụ thể để thích ứng với môi trường thực tế đó. Xu hướng quốc tế hóa được mở rộng, đưa Việt Nam hòa nhập với cộng đồng thế giới, tạo ra sự giao lưu liên kết giữa những cá nhân, công dân trong nước với người nước ngoài. Biểu hiện rõ nét là các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân đầu tiên và dễ dàng nhận thấy đó là: số lượng người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc gia tăng đáng kể. Hàng năm Việt Nam thu hút hàng ngàn lượt người đến hoạt động kinh doanh, giao lưu kinh tế văn hóa, du lịch, thăm thân nhân… do chính sách mở cửa của Nhà nước ngày càng cải thiện theo chiều hướng thông thoáng hơn, mở cửa hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó một số người có khả năng trong nước lại ra nước ngoài sinh sống, học tập và làm việc dẫn đến tình trạng kết cấu dân số có những biến động rõ rệt. Chính sự ảnh hưởng trực tiếp về tình hình này mà việc kết hôn đã mở rộng đối tượng chủ thể và ngày càng trở nên sôi động để đáp ứng những mục đích nhu cầu của cá nhân tham gia. 2.2.2. Thứ hai, xuất phát từ nhận thức của các chủ thể kết hôn Do nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao, trình độ nhận thức tương đối được mở rộng, người dân không chỉ quan tâm đến các vấn đề thiết yếu của cuộc sống mà bên cạnh đó còn là những đòi hỏi về vật chất lẫn tinh thần mang tính hiện đại hơn. Để đáp ứng được điều này, có nhiều cách thức được các chủ thể áp dụng và một trong số đó là hình thành các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, kết quả này cũng nảy sinh trong một tình trạng ngược lại. Nếu những đối tượng trên chủ yếu là sinh sống tại các đô thị lớn trong cả nước, thì phần đông còn lại là một bộ phận dân cư sống tại vùng nông thôn, miền núi. Những người này có cuộc sống khó khăn và trình độ nhận thức còn hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay đây lại là đối tượng kết hôn với người nước ngoài phổ biến trên thực tế. Cả hai nhóm chủ thể trên tuy ở những hoàn cảnh điều kiện sinh sống khác nhau, nhưng khi kết hôn với người nước ngoài thì phần lớn đều nhằm một mục đích đó là đáp ứng nhu cầu cá nhân. Ví dụ: kết hôn là để được đi ra nước ngoài; kết hôn theo sự áp đặt của cha mẹ, gia đình; kết hôn theo phong trào để tránh bị coi thường bởi những người xung quanh; thậm chí kết hôn chỉ vì muốn một lần được đi máy bay…. Điều này đã dẫn đến thực trạng là hôn nhân hiện nay bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau của cuộc sống và không được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính. 2.2.3. Thứ ba, kết hôn và mục đích kinh tế. Đa số các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay các bên nam nữ đều nhằm vào lợi ích kinh tế nhất định, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam. Khi đất nước bước sang cơ chế thị trường, xóa bỏ bao cấp, hàng loạt những thay đổi trong chính sách của nhà nước. Trong đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, hợp tác giao lưu với nhiều quốc gia trên thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa… tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến lối sống của người dân Việt Nam, đua đòi chạy theo những mục tiêu thực dụng, xem thường những giá trị đạo đức truyền thống. Cụ thể các tình trạng này được minh họa rõ nét trong hôn nhân. Hôn nhân ngày nay được thương mại hóa chính các chủ thể trong quan hệ đó. Được hình thành trên cơ sở tình yêu hầu như chiếm một tỷ lệ rất ít, thay vào đó là kết hôn để đạt được lợi ích kinh tế trước mắt. Hạnh phúc gia đình được đem ra mua bán trao đổi bằng những khoản tiền. Phổ biến là người phụ nữ do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, muốn thay đổi cuộc sống bằng việc kết hôn với người nước ngoài, họ sẵn sàng chấp nhận các cuộc hon nhân này dù không có tình yêu hay chênh lệch tuổi tác, người chồng bị dị tật…. 2.2.4. Thứ tư, kết hôn dưới tác động của hoạt động môi giới. Thực trạng đang tồn tại của hoạt động môi giới bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tiêu cực đến đến kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay. Trước hết môi giới xuất hiện do nhu cầu khách quan của chính các chủ thể đăng ký kết hôn. Về bản chất hoạt động này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các bên nam nữ trong và ngoài nước tìm hiểu tiếp xúc lẫn nhau. Chỉ riêng hoạt động của hình thức này đã làm tăng đáng kể các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài trên thực tế. Một số cá nhân là tổ chức đã lợi dụng việc môi giới để kiếm lợi nhuận bằng chính thủ đoạn gian dối nhưng về hình thức lại là hợp pháp. Điều này đã đưa đến hậu quả sau hôn nhân đã làm ảnh hưởng đến các bên trong quan hệ đặc biệt là người phụ nữ. Nhìn theo một hướng khác, môi giới có thể dẫn đến hạnh phúc gia đình nếu các bên đến với nhau bằng tình yêu chân chính và vì mục đích tốt đẹp của hôn nhân. Nhưng ngược lại, phần đông các cuộc hôn nhân hiện nay chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan, chủ quan từ bên ngoài mà trong đó có việc giới thiệu về lợi ích tốt đẹp khi kết hôn với người nước ngoài của các đối tượng môi giới. Đây cũng là nguyên nhân của tình trạng các cặp vợ chồng chung sống với nhau chỉ trong một thời gian ngắn và sau đó là ly hôn, nền tảng của gia đình không được đảm bảo. 2.2.5. Thứ năm, về mặt pháp lý. Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên cơ sở những phát sinh thay đổi từ thực tế cuộc sống. Đây không chỉ đơn thuần mang tính chất nội bộ của vùng miền mà có liên quan đến vấn đề quốc gia dân tộc , mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới nhà nước đã xây dựng một hành lang pháp lý cụ thể cũng là nguyên nhân thúc đẩy và làm phát sinh tình trạng kết hôn có tính chất nước ngoài. Bởi pháp luật được đặt ra không chỉ là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội mà còn là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân tại quốc gia đó. Tại thời điểm này cơ sở pháp lý của hôn nhân có yếu tố nước ngoài được ghi nhận cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như tại Nghị định số 68 và 69 của Chính phủ. Về mặt nội dung các văn bản này đã được nhà làm Luật xây dựng trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn. Ghi nhận những thay đổi của tình hình xã hội để điều chỉnh phù hợp đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng pháp luật lại nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status