Tiểu luận Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện - pdf 13

Download Tiểu luận Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện miễn phí



B. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT CHUNG
1 Thụ lý vụ án dân sự
1.1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự
1.2 Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự
2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ THỤ LÝ VÀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
1. Các quy định về thụ lý vụ án dân sự
2. Các quy định của BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
2.1 Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện
2.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRONG VIỆC THỤ LÝ, TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
1. Về trình tự nhận và giải quyết đơn
2. Về hình thức văn bản
3. Về thủ tục nộp tiền tạm ứng phí
4. Về quy định chuyển đơn khởi kiện
IV. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự
2. Kiến nghị hoàn thiện việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
C. KẾT LUẬN
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38985/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT CHUNG
1 Thụ lý vụ án dân sự
1.1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự
1.2 Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự
2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ THỤ LÝ VÀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
1. Các quy định về thụ lý vụ án dân sự
2. Các quy định của BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
2.1 Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện
2.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRONG VIỆC THỤ LÝ, TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
Về trình tự nhận và giải quyết đơn
Về hình thức văn bản
Về thủ tục nộp tiền tạm ứng phí
Về quy định chuyển đơn khởi kiện
IV. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự
2. Kiến nghị hoàn thiện việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
C. KẾT LUẬN
A. MỞ ĐẦU
Thụ lý là một giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án, trả lại đơn kiện cung là một khâu trong TTDS. Nếu không có thụ lý sẽ không làm phát sinh những quy định của pháp luật TTDS về thụ lý vụ án và giải quyết vụ án dân sự.
Trong phạm vi một bài tập cuối kỳ em xin trình bày về các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về thụ lý, trả lại đơn kiện bao gồm các nội dung sau:
B. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT CHUNG
1 Thụ lý vụ án dân sự
1.1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự
Theo các điều 167, 168 Bộ luật TTDS, sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì tòa án phải vào sổ nhận đơn và xem xét. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Các hoạt động đó của tòa án được gọi là thụ lý vụ án dân sự
Thụ lý vụ án dân sự là việc toà án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thụ lý vụ án là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng do toà án thực hiên.
Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của toà án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án của tòa án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng.
Hoạt động thụ lý bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lý. Nhưng trong đó lại có rất nhiều công việc cụ thể khác nhau như: tiếp nhận đơn khởi kiện, kiểm tra nội dung đơn khởi kiện đã đầy đủ theo quy định pháp luật hay chưa, kiểm tra các điều kiện thụ lý khác như điều kiện về chủ thể, điều kiện về thời hiện khởi kiện, thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí và vào sổ thụ lý.
1.2 Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự
Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến tòa để xác minh và hòa giải, đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.
Thụ lý vụ án dân sự còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó tòa án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.
Ngoài ra, việc tòa án thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác định các thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 157 BLTTDS.
2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án. Điều kiện khởi kiện gồm:
Về chủ thể khởi kiện
- Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm.
- Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác.
Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
- Vụ án mà họ khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của tòa án quy định tại điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS.
- Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền giải quyết quy quy định tại Điều 33, 34 BLTTDS.
- Vụ việc được khởi kiện phải đúng thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 35 BLTTDS.
- Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành những việc này bao gồm:
+ Các tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra;
+ Tranh chấp lao động, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ THỤ LÝ VÀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
1. Các quy định về thụ lý vụ án dân sự
- Nhận đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 167 BLTTDS, tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại tòa án hay gửi qua bưu điện và ghi vào sổ nhận đơn. Ttrong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
+ Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác.
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
- Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 169 BLTTDS, trong trường hợp đơn khởi kiện không có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do tòa án ấn định nhưng không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định của BLTTDS thì tòa án tiếp tục thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của tòa án thì tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
- Xác định tiền tạm ứng phí và thông báo cho người khởi kiện.
Điều 171 BLTTDS quy đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status