Tiểu luận Di sản thừa kế trong lý luận và trong thực tiễn cuộc sống - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Di sản thừa kế trong lý luận và trong thực tiễn cuộc sống



Hơn hai mươi năm qua, nước ta đã và đang từng bước tiến hành “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước. Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế cùng với việc định hình nền kinh tế thi trường định hướng XHCN đã tạo ra những tiền đề và thuận lợi quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Thực tế này đã đem đến sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và đời sống “dân cư” nói riêng.
Để đáp ứng được những nhu cầu điều chỉnh các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự, quan hệ đất đai, quan hệ HN&GĐ trong điều kiện kinh tế, xã hội có những phát triển mới, đồng thời tạo căn cứ đầy đủ và vững chắc về mặt pháp lý cho các cơ quan xét xử khi giải quyết các tranh chấp về lĩnh vực này, Nhà nước ta đã rất chú trọng và quan tâm xây dụng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh di sản thừa kế.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39383/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kì thực hiện đường lối đổi mới toàn diện ở nước ta, nhà nước luôn tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế định hướng XHCN. Các cơ sơ kinh tế đổi mới này đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Những tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân trong giai đoạn hiện nay càng được mở rộng phạm vi, thành phần và giá trị. Theo đó mà di sản thừa kế của cá nhân nhiều hay ít về giá trị, thành phần, số lượng và tính chất…phụ thuộc vào khả năng chủ quan của người đó tạo ra, phụ thuộc vào những quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hửu cá nhân.
Trong nhiều chế định của Bộ luật Dân sự, thừa kế là một chế định quan trọng, điều chỉnh một mảng quan hệ xã hội phổ biến và rất gần gũi với nhân dân. Chế định thừa kế được quy định tại phần thứ tư của Bộ luật dân sự: từ điều 631 đến điều 687, đã tại cơ sở pháp lý vững chắc để nhân dân thực hiện một trong những quyền cơ bản của mình đã được Hiến pháp năm 1992 khẳng định tại điều 58: “ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.
Trong bài viết này em sẽ đi tìm hiểu về di sản thừa kế trong lý luận và được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống như thế nào?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ lý luận
Từ trước đến nay trong khoa học pháp lý của nước ta chưa có một khái niệm thống nhất, cụ thể về di sản thừa kế. Xuất phát từ tầm quan trọng của di sản thừa kế là yếu tố đầu tiên trong quan hệ thừa kế đã rút ra được khái niệm thừa kế trên phương diện pháp lý: “Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết khi còn sống để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản đó cho những người thừa kế được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện”. Theo quy định tai Điều 634 BLDS năm 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết với người khác”.
Tuy nhiên về di sản thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí ngay trong pháp luật qua mỗi thời kì cũng quy định khác nhau. Cùng với sự phát triển nền kinh tế – xã hội của Việt Nam hơn 60 năm qua. Với những chính sách đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần…đến nay thành phần, khối lượng giá trị tài sản thuộc sở hữu tư nhân – nguồn của di sản thừa kế cũng ngày một phong phú, nhiều hơn và lớn hơn. Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi còn sống. Theo quy định tại điều 163 BLDS: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, thành phần di sản bao gồm các loại tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng.
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. “ Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoăc trong các tổ chức kinh tế khác…nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. (Điều 58 HP năm 1992).
Di sản thừa kế bao gồm:
Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết.
Tài sản riêng của người chết được hiểu là phần tài sản về phương diện pháp lý không bị chối hay chịu một rằng buộc nào với chủ thể khác, được xác định khi người đó còn sống là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp (tiền lương, tiền được trả công lao đông, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng xổ số…) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng (quần áo, xe máy, ô tô,..), nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
- Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hay được dùng làm của cải để dành.
- Nhà ỏ; diện tích mà người đó có nhà bị cải tạo XHCN, được nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hay tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.
- Vốn , cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hay của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.
- Tài liệu, công cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu.
- Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng hoa lợi trên đất đó.
Đó là những tài sản mà khi người đó còn sống có quyền sở hữu tài sản của mình một cách độc lập và tự mình chiễm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của riêng mình mà không bị phụ thuộc vào ý chí của người khác và chỉ tuân theo pháp luật.
Trong quan hệ vợ chồng, tài sản riêng của vợ hay của chồng được xác định là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân hay có trong thời hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng mà người có tài sản riêng đó không định đoạt ý chí xác nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hay của chồng. Tài sản riêng của người vợ hay của người chồng còn xác định được, trường hợp vợ, chồng thỏa thuận bằng văn bản tài sản chung hay yêu cầu tòa án chia khi có lý do chính đáng thì phần tài sản của vợ hay của chồng được chia là tài sản riêng của mỗi người. Những tài sản chung của vợ chồng không chia thì vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Những tài sản do vợ hay chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên khi xác định tài sản chung và tài sản riêng của người vợ hay của người chồng, cần thiết phải phân biệt những trường hợp cụ thể sau đây.
- Thứ nhất: Vợ chồng đã chia tài sản chung theo các căn cứ hợp pháp thì phần tài sản được chia của mỗi người là tài sản riêng, việc khai thác tài sản đó thuộc sở hữu của riêng chủ sở hữu là vợ hay chồng, theo đó các khoản thu được từ tài sản riêng đó là tài sản riêng.
- Thứ hai: trước thời kỳ hôn nhân, vợ hay chồng có tài sản riêng là tư liệu sản xuất, sau khi kết hôn, tài sản đó không được nhập vào tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của người chồng hay của người vợ có tài sản đó. Nhưng tài sản riêng của người chồng hay của người vợ được khai thác và thu được những lợi ích nhất định thì các khoản lợi có được từ việc khai thác tài sản riêng đó là của chung vợ chồng.
Di sản là thừa kế là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
Người chết là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản chung hợp nhất tài sản chung với vợ hay chồng và người chết là sở hữu chung theo phần đối với tài sản chung với...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status