Tiểu luận Thực trạng, nguyên nhân và cách giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng, nguyên nhân và cách giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài



MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. Những vấn đề chung về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 1
1. Khái niệm về vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 1
2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh 2
II. Thực Trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 3
1. Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài 3
2. Thực trạng của việc giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 5
3. Nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang – địa bàn nóng cả về kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài 6
III. Nguyên nhân của việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 9
1. Nguyên nhân ly hôn có yếu tố nước ngoài 9
2. Nguyên nhân giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 9
1.2. Khó về thủ tục giải quyết là nguyên nhân chính 9
2.2. Thiếu những Hiệp định tương trợ tư pháp 10
3.2. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này còn đang thiếu và chưa đồng bộ 10
IV. Cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 11
1. Cách thức giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp bị đơn đang thường trú tại nước ngoài tại Tòa án Việt Nam 11
2. Công nhận bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam 13
3. Cách thức giải quyết của Tòa án Việt Nam đối với việc ly hôn hay vụ án ly hôn mà một hay cả hai bên đương sự là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam 14
V. Một số kiến nghị cá nhân 14
1. Sửa đổi, bổ sung luật để kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh 14
2. Cần nhiều hơn những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành 15
3. Hoàn thiện việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp. 15
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39268/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
           2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
           3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
           4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hay cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã có từ rất sớm và ngày càng được hoàn thiện. Có thể kể ra:
- Luật Hôn nhân & Gia đình năm 1986; Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000;
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, ngày 17/04/1993;
- Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ cho phép thực hiện ghi vào sổ sự thay đổi về hộ tịch của công dân Việt Nam do việc ly hôn ở nước ngoài;
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau được được bổ sung bằng Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006);
- Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình;.v.v…
II. Thực Trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo số liệu thống kê, từ năm 2002- 2008 có gần 18 nghìn trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó tỷ lệ lấy chồng Đài Loan chiếm 81% (hiện nay ở Đài Loan có khoảng 80.000 cô dâu Việt Nam). Thời gian chung sống dưới ba tháng của những cặp vợ chồng chiếm đến 67%. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ về ly hôn có yếu tố nước ngoài (chỉ tính đối với Đài Loan và Hàn Quốc) từ năm 2004 đến năm 2008 là 122 vụ. Cụ thể năm 2004 là 52 vụ; năm 2005 là 29 vụ; năm 2006 là 11 vụ; năm 2007 là 13 vụ và năm 2008 là 17 vụ. Trong đó có khoảng 80% là người Đài Loan, khoảng 20% là người Hàn Quốc. Trung bình mỗi tháng Tòa án nhân dân TP. HCM xử lý khoảng 50 trường hợp ly hôn (chủ yếu là vụ án ly hôn), trong đó ly hôn có yếu tố nước ngoài chiếm khoảng 85%, có một thực tế là những cuộc hôn nhân này đám cưới luôn rình rang, hoan hỉ nhưng những phiên tòa xử ly hôn luôn vắng bóng một người.
tham gia các phiên tòa ly hôn có yếu tố nước ngoài mới biết có hàng nghìn lý do để các cô gái Việt Nam lấy “chồng ngoại”. Người vì tình, kẻ vì tiền. Nhưng cũng có nhiều người có những lý do đôi khi chẳng giống ai. Kim Tuyết, 24 tuổi quyết định lấy chồng Đài Loan để “được đi máy bay”. Thùy Anh, 22 tuổi thì mơ mộng đến ngớ ngẩn “lấy chồng Trung Quốc sẽ được sang đó ở, được nhìn thấy tuyết hàng ngày”. Nhất Lan, đang là sinh viên cũng quyết định lấy chồng người Đức chỉ vì “có mấy đứa bạn ở bên Đức, mình muốn qua đó cho… vui”.
Ở Cần Thơ, trung bình một năm, Tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan chiếm đa số. Tuy nhiên, hiện tượng những cô gái trẻ nông thôn đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng Đài Loan vẫn tiếp tục bùng phát. Năm 2000, chỉ riêng tỉnh Cần Thơ có 1.800 cô gái lấy chồng ngoại. Có những xã như Tân Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ; xã Hưng Thành và Hưng Hội, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, việc “kiếm” chồng nước ngoài rộ lên thành phong trào.
Trong một cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Đài Loan cho biết, ở Đài Loan mặc dù chính quyền các cấp kiểm tra giấy tờ rất nghiêm khắc song vẫn “lọt lưới” một số trường hợp người có vợ hay mắc bệnh tâm thần vẫn xin được giấy chứng nhận độc thân, sức khỏe bình thường để lấy vợ Việt Nam. Đa số người Đài Loan lấy vợ ngoài lãnh thổ là do hoàn cảnh đặc biệt, bị dị tật, tuổi cao. Ông Thứ trưởng cho rằng con số 15-20% cô dâu Việt Nam sống không hòa thuận với gia đình chồng như Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan công bố là hơi thấp. Thực tế, tỷ lệ này cao hơn vì sau hôn nhân nảy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp, khiến nhiều cô dâu nước ngoài thất vọng. 
Nếu biết phải trả giá quá đắt không hiểu các cô gái và gia đình họ có dám bước vào “con đường chồng ngoại”? Nhưng có vẻ như những “tấm gương bất hạnh” tuy nhiều song lại hiện ra khá mờ nhạt trong mắt mọi người. Hình ảnh những căn nhà vách đất được “lên đời” sau khi gia đình có con lấy chồng ngoại lại gây ấn tượng mạnh mẽ với người dân nông thôn hơn. Hơn nữa, do số phụ nữ bị bạc đãi từ quê chồng trở về thường bỏ đi làm ăn xa hay không muốn nói lên sự thật. Mộng Thảo, đã ly hôn với người chồng Đài Loan tâm sự: “Em còn mặt mũi nào mà về quê. Biết hoàn cảnh em như thế này, chắc cha mẹ cũng chẳng vui vẻ gì khi sống trong căn nhà được sửa lại khang trang bằng số tiền em đem về khi mới lấy chồng Đài Loan”. Hiện nay, Mộng Thảo đang làm tiếp viên nhà hàng ở thành phố. Một số cô sau khi về nước lại làm môi giới cho những bạn gái khác kiếm chồng ngoại để kiếm hoa hồng.
Trong một phiên tòa ly hôn mới đây, Ngọc Hiền, người đứng đơn ly hôn tâm sự: “Trước đây người ta nói nhiều chuyện tiêu cực về việc lấy chồng Tây rồi, nhưng em không tin. Vậy là em lấy ông chồng Nhật để có 20.000 USD. Ba năm ở bên đó em bị đối xử còn tệ hơn đứa ở. Bị đánh nhiều đến nỗi không biết đau nữa. Mà tiền chồng hứa cho gia đình em trả nợ cũng chẳng thấy đâu… Em không dám có con vì sợ sau này con mình giống…cha nó”. Nói xong, cô cười khoe Tòa án đã quyết định cho cô ly hôn sau năm lần bảy lượt hầu tòa. Hầu hết, những người phụ nữ đứng đơn ly hôn đều cho biết sẽ “quyết tâm” ly hôn cho bằng được giống như quyết tâm lấy chồng ngoại ban đầu.
2. Thực trạng của việc giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
           Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định…
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Ví dụ: Bị đơn là công dân Mỹ, đang định cư tại Mỹ, có địa chỉ rõ ràng, văn bản ủy thác ghi lời khai của bị đơn Tòa án...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status