Thực tiễn việc tổ chức thi hành án dân sự ở địa phương - pdf 13

Download miễn phí Chuyên đề Thực tiễn việc tổ chức thi hành án dân sự tại cơ quan Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN 2
1.Giới thiệu về địa bàn thực tập . 3
2. Thời gian thực tâp. 5
3. Phương pháp thu thập và nguồn tư liệu thu thập . 5
4. Những vấn đề có tính chất lí luận trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN SƠN DƯƠNG. 14
1. Tổ chức cơ cấu hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự huyện Sơn Dương. 14
2. Về đặc điểm của hoạt động thi hành án của cơ qua thi hành án dân sự huyện Sơn Dương. 15
3. Những biện pháp được sử dụng tại cơ quan thi hành án dân sự huyện Sơn Dương để thi hành án. 17
5. Vấn đề án tồn đọng và nguyên nhân của án tồn đọng tại cơ quan thi hành án dân sự huyện Sơn Dương. 20
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN KHẢO HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 22
KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
LỜI MỞ ĐẦU

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã khẳng định :” Đối với đất nước ta,đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn” . Đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đưa đất nước ta sang một giai đoạn phát triển mới , từ nền kinh tế bao cấp,chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang đặt ra cơ sở và yêu cầu cấp thiết tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam ;trong đó cải cách tư pháp là một nội dung quan trọng .
Trong hoạt động tư pháp,việc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu tất yếu khách quan,là nguyên tắc hiến định chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng.Điều 136 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định :”Các bản án và các quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng;những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.Là một bộ phận cấu thành của hoạt động tư pháp,thi hành án dân sự là một giai đoạn kết thúc quá trình giải quyết các vụ án dân sự nói chung.Thông qua hoạt động thi hành án dân sự,các bản án phán quyết của Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước được thi hành trong thực tế,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cuả Nhà nước được bảo vệ, trật tự kỷ cương được đảm bảo, công bằng xã hội được thực hiện.
Thực hiện Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, Pháp lệnh thi hành án dân sự được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành ngày 21/04/1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989( ngày 28/08/1989). Thực hiện theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 công tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Tòa án sang các cơ quan của Chính Phủ.Tuy nhiên, thi hành án dân sự trước đây cũng như trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, nhằm tiếp tục củng cố và kiện toàn công tác thi hành án dân sự năm 2004 ỦY Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự mới thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 vẫn theo hướng tách hoạt động thi hành án ra khỏi Tòa án đặt dưới sự quản lí của các cơ quan của Chính Phủ mà trực tiếp là Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, qua mấy năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án năm 2004 đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lí và công tác thực hiện nghiệp vụ. Xuất phát từ tình hình mới của điều kiện kinh tế- xã hội đòi hỏi phải có những quy định mới về công tác thi hành án trong một văn bản pháp lí cao nhất do cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành vì lí do đó năm 2008 Quốc Hội nước ta đã ban hành Luật thi hành án và Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2009.
a. Với ý nghĩa là một bộ phận của hệ thống tư pháp,thi hành án dân sự không phải là một vấn đề bất biến mà luôn luôn phát triển và hoàn thiện cùng toàn bộ thống tư pháp trong tiến trình lịch sử của Nhà nước. Việc nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Thia hành án dân sự là vấn đề hết sức mới mẻ, cấp thiết trước yêu cấu đổi mới về tổ chức và nâng cao hiệu quả họt động của lĩnh vực này. Là một sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề thi hành án dân sự trong việc thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế là lý do tui đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thực tiễn việc tổ chức thi hành án dân sự ở địa phưong” là chuyên đề nghiên cứu trong kỳ thục tập cuối khóa của mình.

CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN
Nhận thức rõ được tầm quan trọng và tính cấp thiết thời sự của chuyên đề và theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài tui đã được phân công về nghiên cứu thực tập tại cơ quan Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang . Tại đây, tui đã được đội ngũ các anh chị Chấp Hành Viên và Cán bộ trong cơ quan nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt là Chấp hành viên Nguyễn Thành Thụy là người trực tiếp hướng dẫn tui hoàn thành chuyên đề này . Qua quá trình tìm hiểu hoạt động Thi hành án dân sự tui đã tiếp thu được một số kiến thức thực tế về hoạt động Thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay và những hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên và đội ngũ các cán bộ làm công tác thi hành án dân sự tại cơ quan nơi tui thực tập .Thông qua đó tui xin trình bày một số hiểu biết mà mình đã thu thập được trong quá trình thực tập của mình.



FLIjg4CO9UEBb79
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status