Quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN 3
1.1.1Khái niệm tài sản 3
1.1.1.1 Khái niệm tài sản 3
1.1.1.2 Phân loại tài sản 5
1.1.2 Động sản và bất động sản 11
1.1.2.1 Phân biệt động sản và bất động sản 11
1.1.2.2 Những trường hợp ngoại lệ 13
1.1.2.2.1 Bất động sản trở thành động sản 13
1.1.2.2.2 Động sản trở thành bất động sản 13
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU 14
1.2.1 Khái niệm về quyền sở hữu 14
1.2.1.1 Khái niệm quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam 15
1.2.1.2 Khái niệm quyền sở hữu theo pháp luật các nước 15
1.2.2 Nội dung cơ bản của quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam 16
1.2.2.1 Quyền chiếm hữu 16
1.2.2.2 Quyền sử dụng 17
1.2.2.3 Quyền định đoạt 18
1.2.3 Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu 20
1.2.3.1 Giải quyết theo pháp luật các nước 20
1.2.3.2 Giải quyết theo pháp luật Việt Nam 22
Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 26
2.1 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 28
2.2 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 32
2.2.1 Quyền sở hữu nhà ở 34
2.2.1.1 Đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. 34
2.2.1.2 Trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. 37
2.2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà là tổ chức, cá nhân nước ngoài 41
2.2.1.3.1 Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài 41
2.2.1.3.2 Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài 43
2.2.2 Quyền sở hữu tài sản là bất động sản dùng để đầu tư 44
2.2.3 Các loại bất động sản khác. 46
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 49
3.1 THỰC TRẠNG 49
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 55
KẾT LUẬN 60
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập hiện nay, quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ… của Việt Nam với các nước trên thế giới phát triển một cách nhanh chóng. Đặc biệt, hiện nay nước ta đã hội nhập với thế giới và đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO nên số lượng người nước ngoài vào Việt Nam sẽ ngày càng tăng thông qua nhiều con đường khác nhau. Điều này đòi hỏi nước ta phải có một quy chế pháp lí phù hợp cho những đối tượng này nhất là trong lĩnh vực sở hữu tài sản. Bởi vì, đảm bảo quyền và lợi ích của nhóm đối tượng này cũng chính là làm tăng thêm lợi ích của quốc gia. Đồng thời, ngày càng thúc đẩy và mở rộng hơn quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước trên nhiều lĩnh vực, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là nhà nước ta đã có những chính sách hay quy định nào về quyền sở hữu của những đối tượng này.
Việc nghiên cứu đề tài “quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những quy định của Việt Nam về quyền sở hữu của người nước ngoài. Từ đó, góp phần hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với tình hình hiện nay, đảm bảo hơn chế độ đãi ngộ như công dân mà Việt Nam dành cho người nước ngoài. Việc đảm bảo quyền sở hữu người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cũng như chúng ta đảm bảo mối quan hệ với các nước là góp phần làm Việt Nam ngày càng phát triển hơn
Nhằm để đảm bảo cho việc nghiên cứu có hiệu quả, đồng thời, giúp người đọc có thể nắm rõ và hiểu sâu sắc vấn đề hơn. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài trên những tài sản hữu hình được phân loại thành bất động sản và động sản. Và cũng trong phạm vi đề tài của mình, người viết chỉ tìm hiểu quyền sở hữu tài sản mà nhà nước dành cho đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài và cá nhân nước ngoài là người chưa có quốc tịch Việt Nam. Chủ thể có yếu tố nước ngoài bao gồm: người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam, người mang quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch … Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ nghiên cứu quyền sở hữu tài sản trên động sản và bất động sản của đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài, người mang quốc tịch nước ngoài nhưng chưa từng mang quốc tịch Việt Nam, mà thôi.
Với mục đích hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất, người viết đã vận dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích luật viết, thu thập tài liệu, đánh giá, so sánh đối chiếu… để nghiên cứu đề tài của mình.
Bên cạnh lời nói đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương
- Chương 1: “Lí luận chung về tài sản và quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam”.Chương này tác giả giới thiệu một cách khái quát về tài sản và quyền sở hữu giúp người đọc nắm được: tài sản là gì? Có các loại tài sản nào theo cách phân loại của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu là gì? Nội dung cơ bản của quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam và cách giải quyết xung đột về quyền sở hữu của các nước như thế nào?
- Chương 2: “Pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài”. Trong chương này, người đọc sẽ biết được người nước ngoài được quyền sở hữu những động sản nào và những bất động sản nào. Đối với quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài, người viết tập trung nghiên cứu những quy định của Nghị quyết 19/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.
- Chương 3: “Thực trạng và một số ý kiến đề xuất”. Tác giả sẽ nêu lên thực trạng quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay được bảo đảm như thế nào và nêu một số ý kiến về vấn đề sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây là đề tài mới, thời gian và nguồn tài liệu tham khảo có hạn, bên cạnh đó do kiến thức tác giả còn hạn hẹp, lại chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế nên những ý tưởng trong đề tài này phần lớn còn mang tính lí thuyết và không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót mong quý thầy cô tận tình chỉ dẫn để bài viết được hoàn thiện hơn
Sau cùng tác giả xin gửi lời Thank chân thành đến Khoa luật Trường đại học Cần Thơ và giáo viên hướng dẫn Th.S Diệp Ngọc Dũng đã tạo điều kiện cho tui hoàn thành tốt đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!


Chương 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ở Việt Nam, người nước ngoài được quyền sở hữu những nào và nội dung quyền sở hữu của họ đối với những tài sản đó như thế nào đều do pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Vậy, theo pháp luật Việt Nam, tài sản là gì và quyền sở hữu tài sản thực chất là những quyền năng gì?
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN
Tài sản, được coi là khách thể của quyền sở hữu đã được qui định tại Điều 163 BLDS năm 2005. Nhưng những qui định này chỉ mang tính chất liệt kê, xác định những loại vật thể và quyền tài sản được coi là tài sản. Vậy tài sản là gì và chúng được phân loại như thế nào trong pháp luật Việt Nam ?
1.1.1Khái niệm tài sản
Thật ra, từ khi bộ luật dân sự đầu tiên được ban hành cho đến bộ luật dân sự hiện nay đang có hiệu lực thì không có bất kì điều luật nào nêu khái niệm tài sản là gì. Khi đó, tài sản được người ta hiểu một cách chung nhất và luật chỉ nêu ra quy định những gì là tài sản. Tuy nhiên, đó là cơ sở pháp lí quan trọng để ta xác định một vật có phải là tài sản trong quan hệ pháp luật hay không.
1.1.1.1 Khái niệm tài sản
Theo từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng-Trung tâm điện tử tin học xuất bản năm 1997 thì tài sản được khái niệm như sau: “Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hay tiêu dùng”. Theo khái niệm này thì thuật ngữ tài sản có thể được hiểu theo hai cách:



eEDvpaxMyCn5N5k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status