Tiểu luận Quốc hội là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Quốc hội là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam



mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1. Chức năng lập hiến và lập pháp: 2
2. Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước: 3
3. Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội: 5
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39532/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của Quốc hội gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Qua 11 khóa hoạt động, Quốc hội ngày càng khẳng định vai trò quan trọng là cơ quan thay mặt dân cử cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tính thay mặt cao nhất của Quốc hội nước ta thể hiện ở chỗ:
1 - Quốc hội có cơ cấu thành phần đại biểu thay mặt rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân.
2 - Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ sở sự tín nhiệm của nhân dân, do nhân dân ủy quyền.
3 - Quốc hội do toàn dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đại biểu Quốc hội có cơ cấu, thành phần phản ánh sự đoàn kết rộng rãi các giai cấp, tầng lớp nhân dân và các dân tộc.
 Vì vậy, Quốc hội là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam. "Quốc hội là tiêu biểu ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi".
Quốc hội và các đại biểu của Quốc hội chịu sự giám sát của nhân dân, thông qua việc bảo đảm cho nhân dân theo dõi quá trình làm việc của mình như tham gia các phiên họp, nghe chất vấn, trả lời chất vấn, và thông qua việc đại biểu Quốc hội phải báo cáo hoạt động tại đơn vị đã bầu cử mình.
Tính quyền lực nhà nước của Quốc hội thể hiện ở thẩm quyền của Quốc hội đã được cụ thể hóa thành ba chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Đó là: Chức năng lập hiến và lập pháp; Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội.
NỘI DUNG
1. Chức năng lập hiến và lập pháp:
Về chức năng lập hiến và lập pháp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua, sửa đổi Hiến pháp và luật. Hiến pháp và luật có vị trí vô cùng quan trọng, bởi vì nó thể hiện những đường lối cơ bản, những chủ trương lớn của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ nước ta. Các quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến- quyền làm ra Hiến pháp, đặt ra các quy định cơ bản nhất làm nền tảng cho hệ thống pháp luật quốc gia. Đây là quyền mà không cơ quan nhà nước nào có được, trừ Quốc hội. Chỉ có Quốc hội mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta. Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi luật. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng nhất về quyền lực nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ văn hóa xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, về quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp và luật thực hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Đảng đã được nhà nước thể chế hóa và có hiệu lực thi hành trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lí sau Hiến pháp. Các quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và không được trái với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Công tác lập pháp, chúng ta chưa có được một chương trình lập pháp theo quy hoạch đầy đủ, chủ động và dài hơn, mà còn dừng lại ở các chương trình ngắn hạn lại thường do các Bộ, ngành đề xuất theo cảm tính nên thường bị động, lúng túng chắp vá, có Luật chưa thật cần thiết thì lại đưa vào để xem xét. Có vấn đề thực tế đang đòi hỏi thì chưa được quan tâm, thậm chí có vấn đề rất lớn và cụ thể cần kịp thời đề cập từ nhiều năm, thậm chí có vấn đề từ những Hiến pháp 1946 cho đến Hiến pháp năm 1992 nhưng vẫn chưa được xem xét như vấn đề quy định về quyền của dân, mọi quyền lực là ở nhân dân, nhưng đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa đầy đủ, nhất là quyền được quyết định của dân trong đó có trưng cầu ý dân, quyền tự do báo chí, quyền tự do hội họp v.v... Một số Luật ban hành còn thiếu cụ thể, còn chờ văn bản hướng dẫn nên thực hiện chậm, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật yếu, Luật không đến được với dân, chưa hình thành được nhiều Bộ luật, trong khi còn để rải rác nhiều luật có nội dung giống nhau nên khó cho quá trình áp dụng và thực hiện.
Trong nhiệm kỳ qua, đã có bước tiến rất quan trọng, từ trình tự xem xét cho ý kiến cũng như cách thức thông qua các dự án luật tại kỳ họp. Từ đó tăng lên đáng kể cả về số lượng, chất lượng, góp phần quan trọng thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy công tác lập pháp trong nhiệm kỳ vừa qua còn tồn tại những yếu kém nhất định, cử tri rất quan tâm, Quốc hội cũng đã nhận thấy, nhưng khắc phục còn quá chậm, khi phần lớn các dự án luật, pháp lệnh trình lên Quốc hội trong các nhiệm kỳ vừa qua đều giao cho Bộ, ngành chủ quản soạn thảo. Từ đó sẽ không tránh khỏi tình trạng có những điều, khoản còn xa rời thực tế cuộc sống, có những hạn chế, không hợp lý mà còn mang nặng lợi ích của Bộ, ngành mình, có những điều khoản chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn với các luật khác có liên quan, nên khi luật có hiệu lực pháp luật thì rất khó đi vào cuộc sống, đó là chưa kể có những vấn đề khó quá mà Quốc hội để lại cho Chính phủ để hướng dẫn thi hành. Cho nên trong các điều khoản của luật, bộ luật chúng ta thường gặp câu là "theo quy định của Chính phủ" nên nhiều luật có hiệu lực pháp luật mà phải nằm chờ nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành nên giảm hiệu lực của luật được Quốc hội thông qua. Liên quan đến vấn đề này, trong nhiệm kỳ tới, Quốc hội nên hạn chế việc giao cho bộ, ngành chủ quản soạn thảo các dự án luật có liên quan đến ngành mình, mà phát huy vai trò các cơ quan của Quốc hội. Bên cạnh đó cũng cần quy định chặt chẽ kèm theo những dự án luật trình Quốc hội, phải có những dự thảo nghị định hướng dẫn để thi hành, đảm bảo những dự án luật thông qua khi có hiệu lực đi vào cuộc sống mà không phải nằm chờ các văn bản dưới luật hướng dẫn như hiện nay. Đồng thời Quốc hội cũng phải quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức và trong nhân dân. Vì vấn đề này trong thời gian qua việc thực hiện còn rất hạn chế, luật thông qua thì rất nhiều, nhưng nhân dân nắm và hiểu luật còn rất khiêm tốn. Nên chăng, Quốc hội thử khảo sát lại xem trong 84 luật, bộ luật được Quốc hội thông qua trong nhiệm kỳ này thì trong đó nhân dân ta nắm được bao nhiêu để họ có thể thực hiện, qua đó Quốc hội có thể những giải pháp thật hữu hiệu để khắc phục những ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status