Tiểu luận Cơ chế hợp tác quốc phòng Asean - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Cơ chế hợp tác quốc phòng Asean



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I. Vấn đề pháp lý về cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean : 2
1. Cơ sở pháp lý của cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN. 2
2. Thiết chế pháp lý 2
II. Thực tiễn Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN 4
1. Xây dựng lòng tin. 4
2. Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. 4
3. Hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. 5
4. Hợp tác quốc phòng với các quốc gia và tổ chức ngoài khu vực. 6
III. Vị trì và vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng trong cấu trúc an ninh khu vực 6
1. Vị trí của cơ chế hợp tác quốc phòng 6
2. Vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng: 7
IV. Triển vọng của cơ chế hợp tác quốc phòng trong tương lai 7
V. Vai trò của Việt Nam trong cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN 9
KẾT LUẬN 9
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39856/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Hợp tác quốc phòng là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng, là nền tảng cho sự liên kết của cộng đồng chung Asean. Để thực hiện tốt hoạt động này, các nước Asean đã thiết lập một cơ chế hợp tác vững chắc với sự cam kết tham gia của tất cả các quốc gia thành viên.
Hy vọng phần trình bày sau đây của nhóm sẽ góp phần làm rõ nét hơn nội dung cũng như vai trò của cơ chế hợp tác quốc phong của Asean trong quá trình gìn giữ môi trường hòa bình ổn định ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.
NỘI DUNG
Vấn đề pháp lý về cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean :
Cơ sở pháp lý của cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN.
Hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Hiểu được vấn đề này, trong nhiều năm qua, các nước ASEAN đã có sự hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển và hiệu quả. Cơ chế hợp tác quốc phòng đã được ghi nhận như một nguyên tắc trong các văn bản pháp lý của ASEAN, thể hiện rõ nhất qua Hiến chương ASEAN.
Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN hiện nay là sự thực hiện những mục tiêu 1, 2 đã nêu trong Hiến chương ASEAN :
“1. Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
2. Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;…”
2. Thiết chế pháp lý
Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM)
T5/2006, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng của các nước tv Asean đã tổ chức hội nghị đầu tiên tại Kuala Lumpur, Malaysia và thống nhất tổ chức Hội nghị bộ trưởng quốc phòng (ADMM) hàng năm, coi đó là cơ chế hợp tác quốc phòng cao nhất của Hiệp hội.
Mục tiêu của ADMM được quy định tại tài liệu thành lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN bao gồm
ADMM có nhiệm vụ thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua đối thoại và hợp tác trong vấn đề quốc phòng và an ninh,
ADMM thúc đẩy sự tinh tưởng lẫn nhau thông qua việc tăng cường nhận thức về các thách thức an ninh, quốc phòng cũng như tăng cường sự cởi mở, minh bạch.
ADMM sẽ đưa ra các hướng dẫn cho các cơ quan quốc phòng và quân sự cao cấp trong các cuộc đối thoại và hợp tác về lĩnh vực quốc phòng và an ninh trong khuôn khổ Asean và giữa Asean với các bên đối thoại.
ADMM thúc đẩy việc thực hiện các kế hoạch xây dựng APSC theo quy định tại tuyên bố BALI II cũng như đẩy mạnh việc thực hiện chương trình Vientiane
ADMM có thể tổ chức các hội nghị ADMM hẹp (ADMM retreat) khi cần thiết để thảo luận các vấn đề quốc phòng an ninh trong các phiên họp kín, không chính thức và các hội nghị ADMM cộng. ADMM cộng có vai trò là một diễn đàn cho sự hợp tác giữa ASEAN và các nước bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thuộc về lợi ích an ninh chung. Ngoài ra, các khuôn khổ hợp tác quân sự ngoài ASEAN như Hội nghị không chính thức tư lệnh các lực lượng quốc phòng ACDFIM, Hội nghị tư lệnh lục quân các nước ASEAN (ACAMM), Hội nghị tư lệnh không quân các nước ASEAN (AAFCC), Hợp tác hải quân ASEAN (ANI) và Hội nghị không chính thức những người đứng đầu cơ quan tình báo quan sự (AMIIM) được tiến hành hàng năm theo sự hướng dẫn của ADMM.
Hoạt động của ADMM được chỉ đạo bởi các nguyên tắc cơ bản như đã nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) và có cơ chế mở, chủ động hợp tác với các nước đối tác và các bên đối thoại của Asean và ARF.
Hội nghị quan chức cao cấp quốc phòng ASEAN (ADSOM)
Hội nghị quan chức cao cấp quốc phòng là cơ quan giúp việc của hội nghị bộ trưởng quốc phòng, được tổ chức hàng năm với nhiệm vụ chuẩn bị cho ADMM diễn ra trong năm đó. ADSOM là cơ chế phối hợp chính thức các hoạt động quốc phòng và quân sự khác, đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động thường kỳ.
Cũng như Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ADMM, hội nghị quan chức cao cấp quốc phòng ADSOM cũng có những ADSOM hẹp và ADSOM cộng tương ứng. Ngoài ra còn có các nhóm công tác ADSOM được thành lập để tập trung vào các lĩnh vực cụ thể (ADSOM-WG). Hội nghị này giúp các quan chức Quốc phòng cao cấp và các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN định hình một cơ chế mới, một cách hợp tác thiết thực về an ninh-quốc phòng giữa ASEAN với các quốc gia chủ chốt ngoài khu vực
Hội nghị Mạng lưới kênh 2 các Viện Nghiên cứu chiến lược quốc phòng-an ninh ASEAN(NADI)
NADI là sáng kiến của Trường Nghiên cứu quốc tế mang tên S. Rajaratnam thuộc đại học Nanyang(Singapore) vào năm 2007.
Đây là hội nghị thường niên của Mạng các cơ quan nghiên cứu quốc phòng-an ninh ASEAN để học giả các nước chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, sáng kiến mới nhằm đối phó với các thách thức an ninh.
Thực tiễn Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN
Trên cơ sở nhận thức rằng không một nước nào có thể đủ sức tự mình loại bỏ các nguy cơ mang tính khu vực và quốc tế liên quan trực tiếp đến an ninh của mình, nên các thành viên ASEAN xét thấy cần có một cơ chế hợp tác quốc phòng trong phạm vi toàn Hiệp hội. Thực tiễn cơ chế hợp tác quốc phòng phản ảnh rõ nét trong hoạt động hợp tác quốc phòng của ASEAN.
Xây dựng lòng tin.
Xây dựng lòng tin là nội dung hàng đầu trong hoạt động hợp tác quốc phòng của ASEAN. Tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM). Ngày 19-5-2011, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 5 (ADMM-5) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Jakarta của Indonesia, với chủ đề "Tăng cường hợp tác quốc phòng ASEAN đối phó với những thách thức mới". Hội nghị này đã đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết xung đột an ninh trong khu vực, hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với một trong ba trụ cột là Cộng đồng an ninh - chính trị. Bên cạnh đó ASEAN cũng đã thông qua các Chương trình hành động 3 năm nhằm thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Vào ngày 29-4 vừa qua, tại thành phố Yogyakarta, Indonesia, đã diễn ra Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN (ADSOM). Thông qua Hội nghị này, các quan chức quốc phòng ASEAN đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Hoạt động 3 năm (2008-2010) của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và tập trung thảo luận các tài liệu, nội dung về Chương trình Hành động 3 năm tới (2011-2013) của ADMM. Chương trình hành động 3 năm này đã đề ra được những nội dung giải quyết thách thức an ninh đang nổi lên trong khu vực, trong đó có vấn đề an ninh ở Biển Đông, xung đột biên giới lãnh thổ giữa Thái Lan và Cam-pu-chia cũng như vấn đề an ninh môi trường và tài nguyên nguồn nước .
Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Hiệp định ASEAN về Kiểm soát thảm họa và Ứng phó khẩn cấp (AADMER) đã được ký ngày 26/7/2005 tại Viên Chăn - Lào. Hiệp định thiết lập các cơ chế hiệu quả nhằm giảm thiểu những mất mát về người và thiệt hại về các nguồn lực xã hội, kinh tế, môi trường của các n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status