Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tình hình nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu của Luận văn 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Cơ cấu của Luận văn 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CĂN BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG 5
1.1 Khái quát chung về tranh chấp thương mại và các cách giải quyết tranh chấp thương mại 5
1.1.1 Khái quát chung về tranh chấp thương mại 5
1.1.2 Các cách giải quyết tranh chấp thương mại 11
1.2 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 18
1.2.1 Khái niệm 18
1.2.2 Nguyên tắc 20
1.2.3 Các hình thức thương lượng 26
1.2.4 Điều kiện áp dụng 31
1.2.5 Lợi ích của việc lựa chọn cách giải quyết thương mại bằng thương lượng 33
1.2.6 Hình thức pháp lý và hiệu lực của giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG 39
2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 39
2.1.1 Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 40
2.1.2 Các quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết . 42
2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng ở Việt Nam 46
2.3 Nguyên nhân những khiếm khuyết cơ bản của Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 55
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG 60
3.1 Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 60
3.2 Định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lựợng 61
3.3 Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 67
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81


Thỏa thuận thương lượng phát sinh khi có tranh chấp dựa trên cơ sở của hợp đồng chính hay được thiết lập với nhau trên cơ sở văn bản khác. Đây là một bước trong việc các bên tìm các giải pháp, phản ánh để loại trừ, hạn chế mâu thuẫn, xung đột để tiếp tục thực hiện thỏa thuận chính đã được ghi nhận trong hợp đồng hay các văn bản khác. Hơn nữa thỏa thuận khi xây dựng hợp đồng đều có điều khoản: Mọi thỏa thuận của các bên liên quan đến hợp đồng đều được lập thành văn bản và coi như phụ lục của hợp đồng này. Theo tác giả luận văn thì biên bản thỏa thuận thương lượng chính là văn bản ghi nhận việc thương lượng trong giải quyết tranh chấp thương mại. Biên bản này cùng với hợp đồng giữa các bên chính là cơ sở để các bên thực hiện các thỏa thuận đạt được, thông thường trong biên bản thương lượng nó có nội dung là: Những sự kiện pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại; Chính kiến, quan điểm của các bên về sự kiện pháp lý đó, các giải pháp được các bên đề xuất; những thỏa thuận cam kết đạt được, không đạt được; kế hoạch thực hiện các cam kết, thỏa thuận đó,ghi rõ cơ quan tiếp theo tham gia giải quyết nếu giải quyết tranh chấp không thành.
Và vì theo như phân tích ở phần trên và khẳng định rằng, bản chất của thương lượng là một hợp đồng, các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại trên cơ sở xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền lợi các bên khi thấy có vi phạm. Các bên tự do thỏa thuận và định đoạt, khi thỏa thuận đạt được là lúc ý chí các bên gặp nhau, thống nhất với nhau. Lý luận về hợp đồng, chúng ta biết rằng. Hợp đồng là một loại giao ước mà đặc điểm chung của chúng là sự thống nhất ý chí. Ý chí có vai trò cực kì quan trọng, bởi nó là yếu tố cơ bản không thể thiếu đươc để hình thành hợp đồng, từ đó làm phát sinh ra các nghĩa vụ pháp lý. Xác lập hợp đồng cũng có nghĩa các bên đã tự xác lập quyền và nghĩa vụ của mình và bị ràng buộc bởi các quyền lợi , nghĩa vụ của mình theo như thỏa thuận. Mà theo điều 421, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 có quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng: “Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, cách và các thoả thuận khác; Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” Và hơn nữa các bên đã tự xác lập nghĩa vụ của mình, trên cơ sở một thỏa thuận hợp pháp, các bên phải hiểu rằng nghĩa vụ là việc người thụ trái thực hiện yêu cầu của người trái chủ. Sự thỏa mãn quyền yêu cầu củ trái chủ trong quan hệ nghĩa vụ chỉ có thể được đáp ứng bởi việc thực hiện hành vi xác định của người thụ trái, bởi quan hệ nghĩa vụ được xác lập giữa trái chủ và người thụ trái xác định với đối tượng nhất định. Nếu người thụ trái tự nguyện thực hiện, thì trái chủ có quyền tiếp nhận trên cơ sở quyền của mình. Và nếu người thụ trái không thực hiện nghĩa vụ đó, lúc đó sẽ có hậu quả pháp lý xảy ra buộc bên thụ trái thực hiện nghĩa vụ. Thực hiện nghĩa vụ là điểm cốt yếu của nghĩa vụ. Nó thể hiện sự hợp tác, thiện chí, trung thực giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ, đồng thời bảo đảm cho dự định hay kế hoạch của các bên biến thành hiện thực, có nghĩa là mục tiêu của việc thiết lập quan hệ nghĩa vụ đạt được. Theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 điều 283 quy định: “Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.”(47)
Như vây, thương lượng với bản chất là một hợp đồng. Thương lượng được các bên tự do thỏa thuận, định đoạt nhằm đi đến lợi ích chung thống nhất giải quyết tranh chấp thương mại xảy ra, ngăn chặn sự thiệt hại của các bên. Thỏa thuận đạt được của các bên là khi ý chí đã thống nhất, các bên đã xác lập nghĩa vụ của mình vào đó, cho nên, việc thực thi nó đương nhiên là bắt buộc và được pháp luật bảo hộ theo như phân tích ở trên.
Lý luận trên cho thấy, Pháp luật còn những hạn chế trong việc quy định cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, và lỗi của chủ thể vận dụng. Vấn đề hình thức pháp lý và hiệu lực pháp lý của thương lượng vẫn bị bỏ ngỏ. Việc thi hành kết quả thương lượng còn trên cơ sơ thiện chí của mỗi bên. Hi vọng trong thời gian tới pháp luật có những điều chỉnh thích hợp về vấn đề này, làm cho thương lượng ngày càng trở thành cách giải quyết tranh chấp hiệu quả, mang lại lợi ích cho nhà nước và xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG
2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
Trong thời gian qua với chính sách mở cửa nền kinh tế, với mục tiêu “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020...” của Đảng và Nhà nước ta đã thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại của cá nhân, doanh nghiệp trong nuớc cũng như giữa nước ta và các nước khác.(29) Việt Nam luôn chú trọng việc cải thiện môi trường pháp lý nhằm tạo cơ hội, điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, các thương nhân có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh trong nước và ra các nước. Đó còn nhằm thu hút tối đa các nhà đầu tư kinh doanh vào làm ăn tại Việt Nam. Các quan hệ kinh tế thương mại càng phát triển thì càng khó tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp đòi hỏi phải được giải quyết một cách thỏa đáng. Có như vậy mới tạo được lòng tin và sự yên tâm kinh doanh của các thương nhân và các doanh nghiệp. Nhận thức rất rõ được tầm quan trọng của yêu cầu này, Nhà nước Việt Nam đã có chính sách đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để các nhà kinh doanh có nhiều cơ hội lựa chọn giải pháp cho họ, đồng thời góp phần xây dựng hệ quan điểm phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Những chính sách này được thể chế hóa trong những văn bản pháp luật mà Việt Nam đã ban hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
2.1.1 Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về giải quyết tranh ch...

Wz5vzr9tZjzE96m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status