Tiểu luận Những quy định về quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết, thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Những quy định về quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết, thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 1
1, Khái Niệm chung 1
2, Cơ sở lý luận 2
3, Cơn sở thực tiễn . 3
II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI; HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 4
III. THỰC TRẠNG, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI HOẶC HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 8
1, Vai trò và ỹ nghĩa của việc thừa nhận quyền hiến bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết. 9
2, Thực trạng của việc thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể người hay hiến xác sau khi chết. 10
III. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HIENS BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT. 13
1. Những biện pháp thực hiện có hiểu quả quyền hiến bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết. 13
2, Hướng hoàn thiện về pháp luật về hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết. 15
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39739/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

y càng phát sinh nhiều và ngày càng nguy hiểm như bệnh viêm gan A, viêm gan B, teo thận, tim mạch…do đó nhu cầu về ghép nộ tạng ngày càng tăng cao trong khi đó người hiến tạng lại không nhiều.
Hơn nữa ở nước ta, những người chết vì rủi ro, bão lũ, tai nạn giao thông hàng năm là rất lớn trung bình mỗi tháng là 1000 người chết. Đó là một điều không may nhưng một người có thể cứu được ít nhất 7 người.
Tại Hà Nội cũng có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan nhưng do không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm tới tính mạng. Còn về nhu cầu mô, chúng ta có khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc. 
Riêng tại Viện Mắt Trung ương, mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở lên nhưng từ năm 1985 đến nay mới chỉ ghép được 1.500 ca. Số giác mạc được dùng để ghép chủ yếu lấy từ nguồn viện trợ của các Tổ chức phi chính phủ (khoảng 50 - 100 giác mạc/năm) mà không có nguồn của người cho giác mạc. 
Trên thế giới một số nước như Pháp, Mỹ… đã cho phép hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết và đã đem lại hiểu quả rất ấn tượng, mỗi người bệnh sau khi được ghép thận, gan, có khả năng sống cao hơn, lâu dài hơn và chi phí ít tốn kém hơn so với chạy thận nhân tạo…
Từ những lý luận cũng như thực tiễn cho thấy việc quy định Quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết là haonf toàn đúng đắn và hợp lý trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI; HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT.
Bộ luật Dân sự 2005 đã đề cập đến một vấn đề hoàn toàn mối mà từ khi lập pháp đế nay ổ nước ta vấn chưa dề cập tới. Đố là lần đầu tiên trong Bộ luật Dân sự 2005 quy định Quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết, trong đó đã đề cập đến hai vấn đề đó là Quyền hiến bộ phận cơ thể ngươi khi còn sống được quy định ở Điều 33 va hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết được quy đinh tại Điều 34 ngoài ra để đảm bảo việc thực hiện quyền nàu có hiểu quả trong Bộ luật này cũng quy định quyền nhân bộ phận cơ thể người được quy định ở Điều 35.
Tại Điều 33 Bộ luật Dân sự 2005: “ cá nhân được quyền hiến bộ phận cơ thể của mình cho người khác vì mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Việc hiến bộ phận cơ thể người được thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Đặc biệt việc thừa nhận Quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của cá nhân khi cá nhân đó chết đi được quy định tại Điều 34 của Bộ luật dân sự 2005: “ Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hay hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hay nghiên cứu khoa học.
Việc sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Qua đó ta thấy ở đây pháp luật cũng chỉ quy định rấ khái quát, chung chung về việc cá nhân có quyền hiến xác, hiến bộ phân cơ thể sau khi chết chứ không quy đinh củ thể về vấn đề điều kiện về đổ tuổi, sức khỏe đối với người hiến…Tuy nhiên trong bộ luật cũng quy định việc sử dụng xác, bộ phận cơ thể người thực hiện theo quy định của pháp luật do đó ta dán tiếp hiểu rằng vấn đề điều kiện về đổ tuổi, sức khỏe … sẽ được quy định trong một văn bản khác. Tuy vậy chúng ta cũng biết được rằng thực tế nếu không có những quy định về những vấn đề củ thể này thì việc thừa nhận quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết có lẽ chỉ mang tính danh nghĩa mà khó có thể sử dụng được.
Tuy vậy khi thừa nhận quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người thì nó sẽ đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho quá trình giảng dạy có hiệu quả trong các trươngg Đại Học, các trung tâm nghiên cứu y học. Bên cạnh quy định về quyền được hiến bộ phận cơ thể người , nhiến xác sau khi chết. Bộ luật Dân sự 2005 còn quy định về quyền được nhận bộ phận cơ thể người Điều 35 quy định: “ Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể người khác vì mục đích thương mại”.
Đây là quy định phù hợp vì đương nhiên đã có quy định cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể thì luật cũng phải quy định cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể người. Nhưng ta thấy vấn đề này Bộ luật Dân sự cũng quy định chung chung nên rất khó thực hiện trên thực tế bởi vì sễ dẫn đến hiểu không thống nhất cá nhân có quyền nhận ở đây, phải chăng là bất cứ ai, ở bất kỳ đổ tuổi nào cũng được hay cá nhân phải ở đổ tuổi nhất định , không bị mất năng lực hành vi dân sự những vấn đề này luật chưa quy định.
Trong Điều 35 luật cũng nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể người vì mực đích thương mại. Nhà lập pháp nước ta cũng như một số nước như: Pháp, Đức..họ không coi bộ phận cơ thể người là hàng hóa do đó không được trao dổi mua bán trên thị trường. Bện cạnh đó có một số quan điểm khác cho rằng nên thừa nhận việc hiến mô tạng vì mục đích thương mại vì họ cho rằng đó là quyền của mỗi cá nhân khi họ cho đi một bộ phận cơ thể, họ có quyền nhận lại một lợi ích vật chất nhất định đó là quền hoàn toàn chính đáng và bảo đảm người mua, kẻ bán, người trung gian đều có lợi trong vấn đề này. Mặt khác nhu cầu ghép bộ phận cơ thể trên thực sự là rất lớn, nhiều người sẵn sàng bổ tiền ra để có được thứ mình cần.
Bên cạnh hai quan niệm đó thì có quan niệm dung hòa hơn là họ cho rằng nên thừa nhận việc hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết vì mục đích thương mại nhưng trong một giới hạn nhất định, trong trường hợp nhất định.
Quyền hiến xác: do cá nhân quyết định
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ (UBTV) QH, ông Vũ Đức Khiển (chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật) cho biết xung quanh nội dung quyền hiến xác, có ý kiến ĐB QH đề nghị bổ sung qui định hộ gia đình có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của người thân sau khi chết.
Một số ý kiến khác lại muốn việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể phải có sự đồng ý hay không có sự phản đối của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đã chết. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, UBTVQH cho rằng đây là một quyền nhân thân của cá nhân, do cá nhân tự quyết định. Mặt khác, vấn đề này còn tương đối mới, thực tiễn phát sinh chưa nhiều, do vậy Bộ luật dân sự chỉ nên dừng ở những qui định mang tính nguyên tắc.
Ngay sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006. Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 21 ngày 12/1/2007 về việc Triển khai thi hành Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác với mục đích xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết và phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung của Luật đến tất cả các tầng lớp nhân dân cũng như đối với đội ngũ cán bộ ngành y tế. Đồng thời, tiến hành xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status