Tiểu luận Vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện quy phạm pháp luật hành chính - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện quy phạm pháp luật hành chính



Đối với các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Hội đồng dân tộc và các Uỷ bạn của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trách nhiệm thẩm định của cơ quan HCNN.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ. Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hay do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định, bao gồm thay mặt các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39714/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lời mở đầu
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.
Quy phạm pháp luật hành chính là các quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước (còn gọi là hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước).
Trong quản lí hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước cần đến quy phạm pháp luật để định ra các khuôn mẫu xử sự chung cho các đối tượng quản lí. Phần lớn quy phạm pháp luật hành chính là do cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Vậy vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng quy phạm pháp luật hành chính là như thế nào? Các cơ quan này có vai trò gì đối với việc thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính mà phần lớn do chính mình ban hành ra không? Để trả lời câu hỏi đó cũng như nâng cao hiểu biết về hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước, trong bài tập cuối kì này, em xin trình bày vấn đề:
“Vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc
xây dựng và thực hiện quy phạm pháp luật hành chính”.
I/ Vai trò của cơ quan HCNN trong việc xây dựng QPPL hành chính
Xây dựng QPPL hành chính là quyền và nhiệm vụ của cơ quan HCNN
Một trong các hình thức quản lí HCNN là ban hành văn bản QPPL. Số lượng văn bản QPPL do các cơ quan HCNN ban hành là rất lớn, tương ứng với đó là số lượng lớn QPPL hành chính do các cơ quan HCNN xây dựng. Điều đó dường như không phù hợp với chức năng cơ bản của bộ máy HCNN. Sở dĩ như vậy là chủ yếu bởi các cơ quan quyền lực nhà nước các cấp không hoạt động thường xuyên và việc mở rộng phạm vi các vấn đề chỉ cơ quan quyền lực nhà nước mới được phép quyết định không phải vô tận.
Mặt khác, pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lí khẳng định khả năng lập quy độc lập của các cơ quan HCNN. Những quy tắc xử sự nói chung trong luật và các văn bản khác cũng như QPPL hành chính nói riêng của cơ quan quyền lực nhà nước không bao hàm hết mọi vấn đề của đời sống xã hội. Chúng chỉ là những quy định chung cần được cụ thể hoá trong từng lĩnh vực quản lí HCNN. Nhiệm vụ cụ thể hoá đó được pháp luật trao cho các cơ quan HCNN tương ứng.
Xây dựng pháp luật là hoạt động quan trọng của nhà nước. Trong đó, xây dựng QPPL hành chính lại càng có ý nghĩa quan trọng vì đây là phương tiện chủ yếu và là cơ sở của quản lí HCNN. Các QPPL hành chính chủ yếu do các cơ quan HCNN ban hành trên cơ sở cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định của hiến pháp, luật và pháp lệnh trong lĩnh vực quản lí HCNN.
Điều 112 Hiến pháp 1992 đã quy định cho Chính phủ trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và UBTVQH. Luật ban hành văn bản QPPL cũng quy định cho các cơ quan HCNN được ban hành văn bản QPPL như: Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Quyết định, Chỉ thị của UBND… Số lượng QPPL hành chính trong các văn bản này là rất lớn.
Tóm lại, cơ quan HCNN tham gia xây dựng và ban hành văn bản QPPL nói chung. Cơ quan HCNN là cơ quan có chức năng quản lí HCNN. Do vậy, để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan HCNN cần thiết phải xây dựng và ban hành các QPPL hành chính.
Vai trò của cơ quan HCNN trong việc xây dựng QPPL hành chính
Cơ quan HCNN đưa ra kiến nghị xây dựng QPPL hành chính
Chính phủ tham gia vào việc xây dựng QPPL hành chính ngay từ những khâu đầu tiên, trong hoạt động xây dựng chương trình xây dựng pháp luật. Chính phủ đứng đầu hệ thống cơ quan HCNN, là cơ quan HCNN có thẩm quyền chung ở trung ương. Do đó, Chính phủ tham gia xây dựng QPPL hành chính ngay từ đầu, đưa ra kiến nghị xây dựng QPPL hành chính nói riêng là tất yếu.
Chính phủ có trách nhiệm lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình UBTVQH và phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các cơ quan khác. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Ta biết rằng, nguồn của luật hành chính là những văn bản QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các QPPL hành chính. Nguồn của luật hành chính đa dạng, gồm cả luật, pháp lệnh, nghị quyết… những văn bản cơ quan HCNN không có thẩm quyền ban hành nhưng vai trò của cơ quan HCNN đối với việc xây dựng QPPL hành chính trong các văn bản đó không phải là nhỏ.
Ví dụ: Trước khi Quốc hội ban hành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từng năm, Chính phủ đều có đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Năm 2010, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua 48 dự án luật, pháp lệnh. Trong đó, chương trình chính thức gồm 32 dự án luật, 2 dự án pháp lệnh và chương trình chuẩn bị gồm 14 dự án luật. Tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội Khoá XII sắp tới, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua 11 dự án luật; cho ý kiến vào 11 dự án luật.
Đối với các QPPL hành chính do HĐND ban hành, UBND cũng tham gia vào quá trình lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND.
Trên đây, ta đề cập nhiều đến vai trò của cơ quan HCNN trong xây dựng chương trình xây dựng pháp luật nói chung. Tuy nhiên, QPPL hành chính muốn được xây dựng và ban hành cũng phải bắt đầu từ những chương trình xây dựng pháp luật nói chung ấy. Từ đó, ta cũng đã thấy được vai trò của cơ quan HCNN trong việc xây dựng QPPL hành chính ngay từ những bước đầu tiên.
Cơ quan HCNN trực tiếp tham gia xây dựng QPPL hành chính
Cơ quan HCNN tham gia soạn thảo dự án,dự thảo văn bản QPPL hành chính
Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình và nghị định của Chính phủ thì Chính phủ giao cho một bộ hay cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo; cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo. Thành phần Ban soạn thảo còn có các thành viên là thay mặt lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ.
Trường hợp dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì chậm nhất là bốn mươi ngày, trước ngày khai mạc phiên họp của UBTVQH, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.
Với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình, Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo. Bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị ý kiến chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp dự kiến những nội dung cần tham gia ý kiến để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Các bộ, cơ quan ngang bộ cũng chủ trì soạn thảo dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status