Nâng cao trình độ cán bộ Hội phụ nữ huyện Hoài Nhơn trong tình hình hiện nay - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Nâng cao trình độ cán bộ Hội phụ nữ huyện Hoài Nhơn trong tình hình hiện nay



Lực lượng nữ cán bộ, công chức trong huyện đã tham gia đóng góp nhiều thành tích đáng kể vào sự nghiệp chung của huyện, nổi bậc là lực lượng nữ ngành giáo dục, y tế, lực lượng vũ trang, nhiều chị hoàn thành nhiệm vụ và được các ngành, các cấp công nhận là “Phụ nữ hai giỏi”, “Gia đình thành đạt”, “thầy thuốc như mẹ hiền”
 
Phong trào phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tuyến biển. được Hội phối hợp thực hiện thông qua các chương trình liên tịch với các ngành. Bước đầu xây dựng và nhân rộng mô hình tổ phụ nữ tự quản “Giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” có hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại địa phương. Tham gia tích cực trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, vận động xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Động viên con em trong gia đình chấp hành tốt Luật nghĩa vụ quân sự, giúp đỡ gia đình có quân nhân tại ngũ, động viên tân binh lên đường . góp phần đạt 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Quan điểm thứ hai, Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam, nữ bình đẳng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu.
Quan điểm thứ ba, Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.
Trong quan điểm này, Đảng chỉ ra lực lượng giải phóng phụ nữ bao gồm: các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở, Nhà nước trung ương và chính quyền các cấp; các đoàn thể nhân dân; toàn xã hội; từng gia đình.
Điều đó nói lên rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ là việc riêng của phụ nữ mà bao gồm tổng hợp nguồn lực của Đảng, chính quyền, các đoàn thể, toàn xã hội đến từng gia đình. Đây là quan điểm rất mới của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề của phụ nữ và giải phóng phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là sự phối hợp giữa các lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ trên hai phương diện. Trước hết là sự xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức cụ thể đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phong trào phụ nữ, thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể của đoàn thể mình. Mặt khác, đó là sự liên kết, hỗ trợ nhau cùng tiến hành nhằm những mục tiêu chung theo yêu cầu của từng thời kỳ đặt ra đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Với Nhà nước thì điều quan trọng nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, nhằm tạo điều kiện phát huy tốt nhất nguồn lực phụ nữ đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Hơn 80 năm qua, tùy theo từng thời kỳ cách mạng mà Đảng đề ra đường lối, chủ trương vận động phụ nữ như:
-Nghị quyết 152 – 153 năm 1967 có nội dung: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với cong tác phụ vận; tăng cường bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tăng cường công tác cán bộ nữ, mạnh bạo đề bạt, sử dụng cán bộ nữ, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng phong kiến hẹp hòi trong việc đề bạt, sử dụng cán bộ.
-Nghị quyết 31 của Hội đồng chính phủ năm 1967 đề cập đến vấn đề bồi dưỡng lực lượng lao động nữ; không sử dụng lao động nữ trong môi trường độc hại không phù hợp với điều kiện sinh lý của phụ nữ; sử dụng lao động nữ phải đi đôi với bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe.
-Chỉ thị 44 (ngày 7/6/1984) của Ban bí thư trung ương Đảng đề cập đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ nữ.
-Nghị quyết 176a (1985) của Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ về phân bổ sử dụng đào tạo bồi dưỡng và bảo hộ lao động nữ; phát huy vai trò của phụ nữ trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
-Quyết định 163/HĐBT ngày 19/10/1988 của Hội đồng bộ trưởng được thay thế bằng Nghị định 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ về “Qui định trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho Hội phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước”.
-Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
-Chỉ thị 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban bí thư trung ương Đảng khóa VII về nâng cao nhận thức quan điểm của Đảng về vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.
-Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ chính tri về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã đưa ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng nhiều hơn công việc xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực.
Xuất phát từ những quan điểm đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nước ta. Từ những năm 1930 Đảng ta đã tập hợp, lãnh đạo lực lượng phụ nữ tham gia vào các tổ chức đoàn thể với mục đích là mưu cầu quyền lợi cho phụ nữ, làm cho phụ nữ được giải phóng triệt để. Hội phụ nữ giải phóng, hội phụ nữ Dân chủ, Hội phụ nữ phản đế, Hội phụ nữ cứu quốc… đó là những tổ chức về giới đầu tiên trong lịch sử cách mạng. Từ những tổ chức phụ nữ tiền thân đó, ngày 20/10/1930 hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chính thức thành lập. Bước sang giai đoạn mới, sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta diễn ra với thuận lợi, khó khăn, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị Đảng ta xác định nội dung, cách, nhiệm vụ công tác phụ vận, của những thời điểm lịch sử khác nhau đã phát huy cao độ tiềm năng của lực lượng phụ nữ để họ đóng góp một cách xứng đáng vào sự thắng lợi của cách mạng nước ta trong những năm qua.
4/. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ:
-Xuất phát từ tư tưởng, quan điểm:
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Nghĩa là cán bộ phải có năng lực để tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng và Nhà nước. Đường lối, chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như cả các đoàn thể chính trị xã hội sẽ không biến thành hiện thực nếu như không có những cán bộ có năng lực tổ chức triển khai thực hiện nó.
-Xuất phát từ đường lối của Đảng:
Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng ta năm 1986, yêu cầu đổi về kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ đã tiến hành đổi mới quản lý nhà nước, quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, tăng cường vai trò tham gia quản lý nhà nước của các tổ chức chính trị xã hội. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị cũng phải cần có sự đổi mới để làm tốt chức năng tham gia quản lý nhà nước, tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách có liên quan đến phụ nữ, đem lại quyền lợi cho phụ nữ.
-Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và thực ti...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status