Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế



Trong thành phần bệnh hại chúng tôi điều tra được thì bệnh đốm nâu (C. lutana) là một trong những bệnh phổ biến nhất và gây hại khá nghiêm trọng. Chính vì vậy, vụ Đông Xuân 2007-2008 chúng tôi tiến hành tìm hiểu diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của đốm nâu trên các giống lúa địa phương tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế.
Bệnh đốm nâu do nấm gây ra cho đến nay bệnh đã xuất hiện nhiều trên các giống lúa mới trở thành phổ biến khắp các vùng trồng lúa nước ta. Bệnh làm tăng số lượng hạt lép, làm giảm trọng lượng hạt ảnh hưởng tới năng suất .Nếu bệnh kéo dài tới cuối thời kì sinh trưởng có thể làm cho cây lúa trổ kém hạt bi đem, tỉ lệ hạt lép lên tới 60-70%.
Triệu chứng bệnh: Bệnh đốm nâu xuất hiện ngay từ thời kì mạ cho đến lúa trổ và chín. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá thường gặp các dạng vết bệnh khác nhau và thường xem lẫn với bệnh tiêm lửa. Vết bệnh ngắn, màu nâu tím hay màu sám. Bệnh phát triển thuận lợi với nhiệt độ từ 20-27 0C, đặc biệt lúc thời tiết có biến động lớn .
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

chống rầy nâu phải thực hiện theo 4 đúng đó là đúng lúc, đúng chỗ, đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ sử dụng và đúng cách [21].
Hiện nay biện pháp sử dụng giống luá kháng rầy nâu là một trong các giải pháp quan trọng và chủ yếu để góp phần phòng dịch rầy nâu và bệnh lúa lùn xoắn lá. Gieo cấy các giống lúa kháng rầy là phương pháp có tiềm năng rất lớn, ít tốn kém và tránh được vấn đề ô nhiễm môi trường. Tùy theo mức độ chống chịu của giống, có thể coi đây là phương pháp phòng chống chính hay kết hợp trong hệ thống các biện pháp khống chế sự phát triển của rầy. Khi gieo cấy các giống kháng rầy phải sử lý ít thuốc trừ sâu hơn (chủ yếu để chống những loài sâu hại lúa khác) nên có triển vọng phát triển hệ thiên địch hại sâu hại lúa [12].
Trong tự nhiên, nhiều giống địa phương có nhiều nguồn di truyền kháng rầy nâu với nhiều mức độ khác nhau.Trong thời gian qua nhiều cơ quan nghiên cứu đã thành công trong việc đưa tính kháng rầy vào một số giống lúa có năng suất cao và có phẩm chất tốt. Mỗi giống lúa bị rầy nâu phá hại với mức độ khác nhau tùy theo khả năng thích nghi với rầy của giống đó. Khả năng này phụ thuộc vào phản ứng của rầy với các đặc điểm sinh lí và hóa sinh của giống và diễn ra theo các giai đoạn sau: 1) phản ứng định hướng nhờ đó rầy đến được cây chủ; 2) phản ứng thức ăn quyết định sự lấy thức ăn; 3) việc sử dụng những thức ăn đã ăn vào quyết định dinh dưỡng của rầy; 4) sinh trưởng của rầy non cho đến giai đoạn trưởng thành phụ thuộc vào sự lấy thức ăn cũng như vào dinh dưỡng; 5) sự sống sót của rầy trưởng thành và sản lượng trứng cũng phụ thuộc vào sự lấy thức ăn và dinh dưỡng; 6) quá trình đẻ trứng quyết định số trứng đẻ ra; 7) sự nở của những trứng đã đẻ ra. Bảy phản ứng trên quyết định số lượng rầy nâu tồn tại trong một thời gian nhất định. Bất cứ phản ứng nào bị rối loạn cũng làm cho cây không thích hợp với rầy do đó chống được rầy ở một mức độ nào đó. Những giống kháng rầy cũng như những giống mẫn cảm với rầy đều tỏ ra thích hợp về một số phản ứng khác. Vì vậy tương tác giữa tất cả những phản ứng đó sẽ quyết định mức độ kháng rầy của giống thí nghiệm [12].
2.6 Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.6.1 Cơ sở lí luận:
Cây lúa cũng như nhiều cây trồng khác có rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại làm thiệt hại đến năng suất và sản lượng lúa. Những kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại lúa và thiên địch của chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở lí luận cho việc phòng chống sâu bệnh có hiệu quả Kinh nghiệm của thực tế hoạt động sản xuất và bảo vệ cây trồng cho thấy năng suất là kết quả hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và vận động của nó, tách ra từng khâu giải quyết từng vấn đề phát sinh tác động lên từng mặt thì không thể thu được những kết quả ổn định [3].
Quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo ra nhiều giống cây khác nhau có năng suất, phẩm chất khác nhau đặc biệt có nhiều giống có khả năng kháng sâu bệnh. Tuy nhiên song song với sự phát triển của khoa học thì sâu bệnh hại cũng cũng phát triển dưới một hình thức cao hơn phong phú hơn vì vậy có nhiều giống mới lai tạo đưa ra sản xuất đại trà chỉ sau vài vụ đã bị nhiễm sâu bệnh hại và bị thoái hóa nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự thoái hóa giống có thể là do điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác,và do yếu tố di truyền của giống. Những giống có năng suất cao phẩm chất tốt thì càng dễ thoái hóa vì đây là những giống dễ bị nhiễm sâu bệnh.
Quá trình hình thành biotyp của rầy nâu trong những năm gần đây chính là sự thiếu hiểu biết về kĩ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng không phù hợp nhất là những giống kháng rầy được đưa ra sản xuất đại trà và trên toàn bộ diện tích nên làm cho rầy nâu không còn thức ăn. Vì vậy để tồn tại và phát triển chúng tiến hóa dưới một hình thức cao hơn, những con tiến hóa lại thích nghi dưới một hình thức mới và sinh trưởng phát triển. Đây là một loại hình byotip mà hiện nay chúng ta gặp trên nhiều loại dịch hại hiện nay.
2.6.2 Cơ sở thực tiễn
Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm cao do đó cây trồng quanh năm luôn tươi tốt vì vậy sâu bệnh phát sinh và gây nhiều thiệt hại cho nghành sản xuất Nông nghiệp. Cây lúa được trồng quanh năm, thường xuyên có mặt trên đồng ruộng, mặc khác với thực trạng sản xuất mang mún như ở nước ta đã vô tình tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển ngày càng nhiều, có nơi trong cùng một vụ có nhiều trà lúa khác nhau nên đã tạo điều kiện cho sâu bệnh thường xuyên có nơi trú ngụ trong đó có rầy nâu
Trong quá trình sản xuất có nhiều giống lúa đã bị thoái hóa như Khang Dân, 13/2..., những giống này trước đây có khả năng kháng bệnh đạo ôn nhưng hiện nay đã bị nhiễm đạo ôn và cần giống để thay thế. Những năm gần đây, ở Thừa Thiên Huế, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, bọ xít dài, rầy nâu, bệnh đạo ôn, đốm nâu, khô vằn...là những đối tượng gây hại chính trên lúa, luôn đe dọa đến năng suất và phẩm chất lúa. Chính vì vậy việc lựa chọn nhưng giống lúa phù hợp với từng điều kiện canh tác của từng địa phương là một công việc vô cùng quan trọng, trong đó những giống lúa địa phương sẽ là một giải pháp không kém quan trọng cho việc lựa chọn trên. Và việc nghiên cứu nắm vững tình hình sâu bệnh, mối quan hệ giữa quá trình phát sinh, phát triển của sâu bệnh đối với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, giữa sâu bệnh với thiên địch của chúng. Việc nắm vững được các thành phần sâu hại, thiên địch và biến động về số lượng của các đối tượng quan trọng chính là cơ sở để có được quyết định đúng đắn trong phòng trừ sâu bệnh hại một cách có hiệu quả.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế.
- Nghiên cứu ngoài đồng ruộng tại Hợp tác xã Hương Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Trong vụ Đông Xuân 2007-2008, từ ngày 30/12/2007 đến ngày 20/5/2008.
3.3. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
Rầy nâu: Quần thể rầy nâu được thu thập trên ruộng lúa ở Thừa Thiên Huế
Giống lúa nghiên cứu: là các giống lúa địa phương thu thập được từ các tỉnh miền Trung được trồng tại Thừa Thiên Huế. (Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Các giống lúa địa phương nghiên cứu.
STT
Tên giống
Nơi thu thập
1
Kim cương
Nghệ An
2
Bắc ưu
Quãng Bình
3
Do Linh 1
Quảng Trị
4
Baceeng
Quảng Trị
5
Kapachs
A Lưới
6
Tây Giang 1
Quảng Nam
7
Côn Tây Giang 2
Quảng Nam
8
Lúa rẫy
Bình Định
9
Nàng Hương
Bình Định
10
Lúa Đá
Phú yên
11
Lúa Leng
Kom Tum
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Trong phòng thí nghiệm và nhà lưới
- Đánh giá khả năng kháng rầy của các giống lúa địa phương theo các phương pháp của IRRI.
- Nghiên cứu thời g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status