Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt



MỤC LỤC
DẪN NHẬP
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .1
0.2. Lịch sử vấn đề .2
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10
0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .11
0.5. Cấu trúc củaluận văn .12
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỰ NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
1.1. Lịch sự ngôn ngữ .15
1.1.1. Khái niệm .15
1.1.1.1. Khái niệm lịch sự .15
1.1.1.2. Vai giao tiếp .16
1.1.2. Các phương châm lịch sự .17
1.1.3. Thể diện với lịch sự .18
1.1.3.1. Thể diện dương tính .19
1.1.3.2. Thể diện âm tính .19
1.1.3.3. Hành vi đe dọa thể diện .20
1.1.4. Các chiến lược lịch sự .21
1.1.4.1. Chiến lược lịch sự âm tính .21
1.1.4.2. Chiến lược lịch sự dương tính .23
1.1.5. Lịch sự và văn hóa .25
1.2. Cầu khiến và hành động cầu khiến .26
1.2.1. Khái niệm .26
1.2.2. Phân loại cáchành động cầu khiến .33
1.2.2.1. Cầu khiến cạnh tranh .34
1.2.2.2. Cầu khiến hòa đồng .37
1.2.3. Cầu khiến lịch sự .38
Chương 2
LỊCH SỰ TRONG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT
2.1. Các hành động cầu khiến trong quan hệ với phép lịch sự .44
2.1.1. Các hành động cầu khiến có tính lịch sự dương tính .45
2.1.1.1. Hành động mời .45
2.1.1.2. Hành động động viên/ an ủi .53
2.1.1.3. Hành động khuyên răn/nhắc nhở .59
2.1.2. Các hành động cầu khiến có tính lịch sự âm tính .65
2.1.2.1. Hành động ra lệnh .65
2.1.2.2. Hành động yêu cầu .71
2.1.2.3. Hành động xin phép .74
2.1.2.4. Hành động thỉnh cầu .79
2.2. cách biểu hiện lịch sự các hành động cầu khiến trong
tiếng Việt . 84
2.2.1. cách thể hiện trực tiếp .86
2.2.1.1. Dùng thành phần mở rộng .86
2.2.1.2. Dùng từ xưng hô .101
2.2.2. cách thể hiện gián tiếp .108
2.2.2.1. Dùng hình thức khẳng định/ phủ định .111
2.2.2.2. Dùng hình thức nghi vấn .116
KẾT LUẬN .127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.132
PHỤ LỤC.141

DẪN NHẬP

0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Một trong hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giao tiếp xã hội.
Hòa mình vào sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới, Việt ngữ học cũng
chuyển mình để tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện mới – ngôn ngữ trong sự hành chức
của nó. Đặt ngôn ngữ trở về đúng vị trí của nó trong mối tương quan giữa nhiều yếu
tố, đặc biệt là ngữ cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học đã mở
ra một con đường mới trong nghiên cứu ngôn ngữ: Ngữ dụng học. Lúc này, ngôn ngữ
không còn là một yếu tố tĩnh tại mà là một hoạt động mang tính liên cá nhân. Do đó,
một vấn đề tối quan trọng được đặt ra: phép lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ và nó
ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học.
Có thể nói rằng lịch sự không phải là một vấn đề thuần tuý ngôn ngữ học.
Ngược lại, nó bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh
giao tiếp, vai giao tiếp, phong tục tập quán, văn hóa…
Lịch sự ngôn ngữ là một mảnh đất rộng lớn đang cần các nhà ngôn ngữ học
khai phá. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tui bước đầu chỉ miêu tả
một số hành động cầu khiến chủ yếu và khảo sát phép lịch sự ngôn ngữ chi phối như
thế nào đến việc lựa chọn các phương tiện biểu đạt hành động cầu khiến của người
Việt.
Hiện nay, song song với quá trình giao lưu kinh tế của các quốc gia là quá trình
giao lưu giữa các nền văn hóa mà một phần trong đó là ngôn ngữ thì nghiên cứu về
tiếng Việt nói chung và về lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt nói riêng là
một vấn đề thực sự cần thiết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt.

NGFR1qgRwY0Vu9m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status