Câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt



Chức năng nêu lên kết quả, kết luận của sựvật, sựviệc
Ví dụ:
(97)Thếlà. mợnó đi Tây. [Nguyễn Công Hoan, Thếlà mợnó đi Tây]
(98)Thếlàxong chuyện.
(99)Thếlàsướng nhất.
(100) Đó làmột chất cực độc.
(101) Đó là những lẽphải không ai chối cãi được.
Ví dụ(97) có Đồng nhất thểlà “mợnó đi Tây” có cấu trúc cú pháp là một
sựtình có cấu trúc Đềthuyết đầy đủ. Bị đồng nhất thểlà đại từchỉ định “thế”.
Vịtừ“là” nêu lên kết luận mợnó đã đi Tây rồi, sựviệc đã xảy ra rồi.
Ví dụ(98) là sựkết thúc, hoàn thành một sựviệc, thông qua việc nêu lên
sựkết thúc bày tỏthái độcủa người nói đối với vấn đề.
Ví dụ(99) “là” cũng có nghĩa nêu kết luận đối với sựviệc, đây là câu quan
hệsâu đồng nhất, có Đồng nhất thểlà tính từ ởbậc so sánh nhất (xác định),
hàm ý nên lựa chọn sựviệc này là tốt nhất.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

vậy, nói đến
Màu cây trong khói (Bị đồng nhất thể - x ) là nói đến bài thơ xuất sắc, mang
đậm nét hồn thơ Hồ Dzếnh (Đồng nhất thể - a ). Trong ngữ cảnh của sự tình
quan hệ nhất định, hai tham thể của quá trình quan hệ sâu đồng nhất này đồng
nhất với nhau, có tính chất xác định, nhận dạng cho nhau. Đây là một sự khác
biệt lớn, đặc biệt quan trọng để nhận dạng câu QHS đồng nhất và câu QHS
định tính.
Cũng chính do tính chất có khả năng xác định, nhận dạng nhau mà hai
tham thể trong quá trình quan hệ sâu đồng nhất hoàn toàn có khả năng hoán
đổi vị trí cho nhau mà vẫn có cùng nghĩa. Tuy nhiên, tính xác định và nội
dung của câu sau khi hoán đổi vị trí các tham thể cũng chỉ mang tính chất
phỏng nghĩa, vì giữa hai câu tương ứng vẫn có nhiều dị biệt về cấu trúc thông
tin.
Trong tiếng Việt, tính không xác định của một danh từ thường được
đánh dấu bằng sự xuất hiện của quán từ những, một trước danh từ đó.
Ví dụ:
(56) Ấn Độ là một thị trường đầy hấp dẫn đối với hãng nước giải khát
Coca Cola.(Mỹ)  không xác định. .
(57) Chúng tui là những giáo viên. không xác định
Tính xác định của danh từ hay cụm danh từ được đánh dấu bằng sự có
mặt của các thành tố phụ sau danh từ như duy nhất, đầu tiên, cuối cùng …
Ví dụ:
(58) Cô ấy là người đến sớm nhất .
Một danh từ riêng hay một đại từ khi làm đồng nhất thể cũng thể hiện
tính xác định.
Ví dụ:
(59) Lẩu nấm cá nhân đầu tiên có mặt tại Việt Nam là Kichi Kichi.
[Lẩu nấm Kichi-Thanh niên số 228, tr.19]
Sự có mặt của những từ ngữ hạn định cụ thể về thời gian, không
gian cho sự vật được gọi tên ở danh từ chung.
Ví dụ:
(60) Ngày ra Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Nhà ở là ngày 6-9. (Hỏi đáp pháp luật, 28.TD)
Sự có mặt của những cụm từ một trong số, một trong những …
Ví dụ:
(61) Guiness là một trong số những quyển sách bán chạy nhất, khoảng
3,5 triệu bản mỗi năm. (Những kỷ lục thế giới,23.TD)
Tính từ khi được dùng ở cấp so sánh cao nhất cũng tạo nên tính
xác định cho đồng nhất thể.
Ví dụ:
(62) Anh Toàn là người cao nhất. (trong lớp tôi.)
Chúng tui sẽ xét tiếp các hình thức của các tham thể trong câu quan hệ
có từ “là” và có những ví dụ cụ thể ở chương 2 của luận văn. Vị từ trong câu
quan hệ đồng nhất là những vị từ nằm trong lớp vị từ đẳng thức, có tác dụng
thể hiện sự đồng nhất về nghĩa giữa hai tham thể đồng nhất thể và bị đồng
nhất thể. Riêng vị từ “là” là một vị từ đặc biệt, trung hòa, vừa có thể xuất hiện
trong câu quan hệ đồng nhất vừa có thể xuất hiện trong câu quan hệ định tính.
Tiểu kết
Nhìn chung, ở chương này, chúng tui đã trình bày khái quát những khái
niệm cơ bản về câu, câu quan hệ, câu quan hệ sâu trong tiếng Việt của các tác
giả trong và ngoài nước theo quan niệm ngữ pháp chức năng. Cũng cần
nói thêm, trong luận văn này chỉ đề cập đến một vấn đề khá nhỏ trong phạm
vi rộng lớn như khái niệm câu quan hệ trong tiếng Việt. Đó là loại câu quan
hệ sâu có vị từ “là” (gồm câu quan hệ đồng nhất và câu quan hệ định tính)
trong tiếng Việt. Một trong những dấu hiệu để nhận diện câu quan hệ định
tính và câu quan hệ đồng nhất là tính không xác định của thuộc tính thể và
tính xác định của đồng nhất thể.
Cùng với các loại câu quan hệ khác, câu quan hệ có từ “là” là loại câu có
khả năng biểu hiện nội dung phong phú, có thể xuất hiện trong nhiều loại
phong cách văn bản tiếng Việt. Luận văn sẽ tiếp tục khảo sát chức năng ngữ
nghĩa và đặc điểm cấu trúc của câu quan hệ có từ “là” ở chương 2.
Bảng so sánh đặc điểm của câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất
Đặc điểm
Câu
Ngữ nghĩa Tham thể Sự linh hoạt của
các tham thể Vị từ
Câu quan
hệ đồng
nhất
Bị đồng nhất
thể, Đồng
nhất thể
x đồng nhất
với a.
Đồng nhất thể
luôn phải là
một cụm danh
từ xác định,
một đại từ hay
một danh từ
riêng
Có thể thay đổi
linh hoạt vị trí các
tham thể mà
không làm biến
đổi nội dung của
câu.
Vị từ
“là”
Câu quan
hệ định tính
Đương thể,
Thuộc tính
thể
a là thuộc tính
của x
Thuộc tính thể
là cụm danh từ
không xác định,
một tính từ làm
chính tố (hay
một cụm tính
từ)
Không thể thay
đổi vị trí các tham
thể trong câu nếu
muốn đảm bảo nội
dung của câu.
Vị từ
“là”
Chương 2: CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA VÀ ÐẶC ÐIỂM
CẤU TRÚC CỦA CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ”
TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ KHẢO SÁT TRONG MỘT
SỐ PHONG CÁCH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT)
2.1. Chức năng ngữ nghĩa của câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt
2.1.1. Từ “là” trong tiếng Việt
Theo Nguyễn Kim Thản (34) thì tiếng Mường “là” = “la” phát âm “là”
vốn có nghĩa là làm, chẳng hạn : làm việc = la wiek, làm hỏng = la hư, tui làm
thợ = toi la thợ, … . Chỉ với những trường hợp vị ngữ là danh từ biểu thị chức
vụ, nghề nghiệp, quan hệ trong gia đình hay đặc trưng của sự việc, “là” có thể
thay thế “làm”. Còn các trường hợp khác thì không thể thay “là” bằng “làm”
được như trước danh từ riêng, động từ, tính từ thuộc bộ phận vị ngữ của câu
đặc chỉ. Nguyễn Kim Thản cho rằng “là” không có bất cứ một điều kiện nào
của thực từ, không có ý nghĩa từ vựng và không định nghĩa được. Về mặt ngữ
pháp ông cho rằng nó không làm thành phần của câu, không thể làm thành vị
ngữ mà chỉ có một chức năng là đặt trước vị ngữ do danh từ biểu thị. Không
chỉ vậy, Nguyễn Kim Thản còn cho rằng nếu chỉ lấy khả năng kết hợp với đã,
sẽ, …( đã vui, sẽ khổ) làm kiểm nghiệm “là” có phải là động từ không là
không đúng. Bằng cách đối chiếu so sánh với “être” (tiếng nối liền chủ ngữ và
vị ngữ) trong tiếng Pháp, và “to be” trong tiếng Anh, “thị” trong tiếng Hán,
Nguyễn Kim Thản cho rằng “là” không còn đặc điểm của một động từ mà là
một hư từ, thuộc loại trợ trừ.
Theo các tác giả sách Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội
Việt Nam (40), bên cạnh các tiểu loại động từ: động từ ngoại động, động
từ nội động, động từ cảm nghĩ, động từ phương hướng, động từ biến hóa,
động từ ý chí, động từ tiếp thụ, động từ so sánh, từ “là” được xem là động
từ có tính chất đặc biệt, “là” là động từ thuyết tính của câu luận, động từ
“là” làm chính tố trong phần thuyết của câu luận mà phần thuyết trong câu
luận luôn là một ngữ động từ. Trong câu luận, hai trung tâm về nghĩa
thường là danh từ, và được nhận ra rất rõ.
Theo Cao Xuân Hạo (13), từ “là” là một trong những từ thuộc nhóm
công cụ cú pháp (thì, là, mà), có chức năng đánh dấu biên giới Đề -
Thuyết. Từ “là” vừa đánh dấu biên giới Đề - Thuyết của câu vừa đánh dấu
biên giới Đề - Thuyết của tiểu cấu trúc Đề - Thuyết.
Ngoài chức năng trên, từ “là” “còn được dùng như một vị từ thuyết hóa
phần đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status