Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 3
I. Khái niệm và các nguyên tắc về bảo hiểm 3
1. Sự ra đời, khái niệm và bản chất của bảo hiểm 3
2. Sự cần thiết của bảo hiểm 5
3. Vị trí và tác dụng của bảo hiểm đối với nền kinh tế quốc dân 7
4. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 11
5. Hợp đồng bảo hiểm 13
II. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường hàng không 14
1. Đặc điểm của quá trình chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng
đường hàng không 15
2. Sự cần thiết và tác dụng 17
III. Một số nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không 18
1. Đặc điểm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và trách nhiệm
của các bên liên quan 19
2. Đối tượng bảo hiểm 21
3. Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng
đường hàng không 22
4. Phí bảo hiểm 29
5. Giám định tổn thất và bồi thường 30
6. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường hàng không 32
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI BẢO VIỆT 35
I. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Việt 35
1. Một vài nét tổng quát 35
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt trong những năm
gần đây 39
2.1. Tình hình chung 39
2.2. Những nét chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu của Bảo Việt 40
II. Thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt 42
1. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam
và những thuận lợi khó khăn đối với Bảo Việt 42
1.1. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
ở Việt Nam hiện nay 42
1.2. Những thuận lợi và khó khăn của Bảo Việt 45
2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường hàng không tại Bảo Việt 48
2.1. Công tác khai thác 49
2.2. Công tác giám định tổn thất 61
2.3. Công tác giải quyết khiếu nại và bồi thường 63
2.4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 66
3. Đánh giá kết quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt 68
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI BẢO VIỆT 71
I. Phương hướng trong thời gian tới 71
1. Phương hướng trong thời gian tới của Bảo Việt 71
2. Dự báo thị trường bảo hiểm hàng không Việt Nam 73
3. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm hàng không của một số nước 75
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm
hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt 78
1. Những biện pháp nhằm mở rộng và khai thác thị trường 78
1.1 Tăng cường khai thác các mặt hàng có tỷ lệ tham gia bảo
hiểm tại công ty còn thấp hay chưa tham gia bảo hiểm 79
1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khách hàng 80
1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo 83
1.4. Mở rộng mối quan hệ hợp tác 84
2. Những biện pháp về công tác nghiệp vụ 86
2.1. Về phí bảo hiểm và phương pháp chào phí 86
2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường 89
2.3. Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 89
3. Những biện pháp về công tác cán bộ 90
III. Một số kiến nghị chung 92
1. Đối với Bảo Việt nói riêng và các doanh nghiệp bảo hiểm
trong nước nói chung 94
2. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 95
3. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 100
KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG


I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC VỀ BẢO HIỂM

1. Sự ra đời, khái niệm và bản chất của bảo hiểm
1.1. Khái niệm rủi ro và sự ra đời của bảo hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng, nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân như: do môi trường thiên nhiên, các sự cố xảy ra do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cả từ phía môi trường xã hội. Vậy : thế nào là rủi ro?
"Rủi ro là những đe doạ nguy hiểm, không lường trước được, và là khả năng xảy ra tổn thất".
Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con nguời những khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy, đã có rất nhiều phương pháp đối phó với những rủi ro được con người áp dụng mà phương pháp có thể coi là ưu việt nhất là san sẻ rủi ro.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người có thể chế ngự và hạn chế được phần nào những hậu quả mà thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra. Tuy nhiên, những tổn thất về người và của hàng năm con người phải gánh chịu vẫn còn rất lớn. Do vậy, để đủ sức đương đầu với thiên nhiên, khắc phục nhanh chóng hậu quả - tổn thất thì con người phải đoàn kết - hợp sức nhau lại. Một trong những cách hợp sức như vậy là tiến hành bảo hiểm, nghĩa là nhiều người cùng nhau góp tiền lập ra một quỹ chung để khi có rủi ro bất ngờ xảy ra thì trích từ quỹ chung đó bù đắp cho người bị nạn. Chỉ có như vậy, người bị nạn mới có thể nhanh chóng khắc phục được hậu quả nặng nề do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra.
Ý tưởng về việc hình thành một quỹ chung là tiền để đưa bảo hiểm trở thành một lĩnh vực kinh tế mới : "kinh tế bảo hiểm". Không giống như hình thức bảo hiểm sơ khai khi nhiều người cùng liên doanh khi có lợi nhuận thì chia nhau, có tổn thất thì cùng nhau san sẻ. Ngày nay, có các tổ chức bảo hiểm chuyên môn chịu trách nhiệm về các rủi ro trên cơ sở người chuyển nhượng rủi ro nộp một khoản phí bảo hiểm. Và như thế bảo hiểm đã ra đời cùng với sự xuất hiện của khái niệm rủi ro.
Bảo hiểm ra đời là do đòi hỏi khách quan của cuộc sống và của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đòi hỏi về sự tự chủ và sự an toàn về tính chất cũng như các nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Xã hội ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia ngày càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng.
1.2. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm
Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm được đưa ra, như :
- Bảo hiểm là một hệ thống các biện pháp kinh tế nhằm tổ chức các quỹ bảo hiểm huy động từ các đơn vị và cá nhân tham gia bảo hiểm để bồi thường những tổn thất, thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra.
- Hay có thể định nghĩa : bảo hiểm là cách xử lý rủi ro, nhờ đó, việc chuyển giao, phân tán rủi ro trong từng nhóm người được thực hiện thông qua các công ty bảo hiểm.
- Bảo hiểm là chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm phải đóng góp một khoản tiền được gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã được quy định, còn người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã bảo hiểm gây nên.
Điều này có nghĩa là : người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hay bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia.
Đây là một khái niệm mang tính chung nhất của bảo hiểm.
Từ một số khái niệm trên, ta có thể thấy bảo hiểm chính là một ngành kinh doanh rủi ro mà đối tượng của nó chính là những rủi ro, sản phẩm là sự bồi thường và giá cả của ngành kinh doanh này chính là phí bảo hiểm.
Một vấn đề đặt ra là : các công ty bảo hiểm làm sao để có nguồn vốn đủ lớn để chi trả, bồi thường thiệt hại khi các rủi ro xảy ra? Ở đây, quy luật ‘‘số lớn’’ đã được vận dụng. Nghĩa là, với sự đóng góp tuy ít của nhiều người đã đem lại lượng vốn đủ lớn để trang trải cho một số ít người bị rủi ro.
Như vậy bản chất cuối cùng của bảo hiểm là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người ra cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Hay nói cách khác, đó chính là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngời xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm.
Rõ ràng là không phải tất cả những người mua bảo hiểm đều gặp rủi ro mà chỉ một số ít người. Những người không bị tổn thất hiển nhiên bị mất không số phí bảo hiểm đã đóng góp. Vậy : lý do gì khiến người ta mua bảo hiểm? Đó chính là do sự cần thiết của bảo hiểm.

2. Sự cần thiết của bảo hiểm
Trong đời sống xã hội, con người phải thường xuyên có mối quan hệ tác động qua lại với tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mối quan hệ đó, con người luôn phải chịu sự tác động của các quy luật khách quan của tự nhiên và của các điều kiện kinh tế - xã hội. Những tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực. Đối với những tác động tiêu cực, có những điều con người có thể khống chế và điều chỉnh được song cũng tồn tại những điều nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. Rủi ro thuộc loại thứ hai. Vì vậy con người đã dùng nhiều biện pháp để đối phó với những rủi ro ấy :
a) Tránh rủi ro : tức là không làm một việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. Dùng biện pháp này để đối phó với rủi ro là rất tiêu cực. Vì nếu muốn tránh rủi ro con người sẽ không dám làm bất cứ một việc gì và như vậy họ cũng sẽ chẳng thu được gì. Hơn nữa, tránh rủi ro chỉ với những rủi ro có thể né tránh được mà trong cuộc sồng lại luôn có rất nhiều rủi ro bất ngờ không thể né tránh được.
b) Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, tổn thất: bằng những biện pháp đề phòng và hạn chế những hậu quả của nó. Biện pháp này có thể hạn chế được phần nào những hậu quả của rủi ro nhưng cũng vẫn không giải quyết hết được những thiệt hại.
c) Tự khắc phục rủi ro : là việc các công ty hay cá nhân dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng khoản tiền đó để bù đắp, khắc phục hậu quả. Biện pháp này còn được gọi là tự bảo hiểm. Tuy nhiên, việc này dẫn đến việc nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu hay nếu có đi vay thì sẽ bị động và còn gặp phải các vấn đề gia tăng về lãi suất.
d) Chuyển nhượng rủi ro - bảo hiểm : là việc một cá nhân hay công ty khi tự mình không thể đương đầu với một hay một số rủi ro lớn, có tính chất thảm hoạ thì san sẻ bớt cho những công ty chuyên nghiệp bằng cách thuê các công ty chuyên nghiệp đó chịu trách nhiệm về các rủi ro thay mình. Khi người nhận trách nhiệm về các rủi ro là các công ty bảo hiểm thì biện pháp này gọi là bảo hiểm. Khi nhận trách nhiệm về các rủi ro, các công ty bảo hiểm phải bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thoả thuận gây ra còn người chuyển nhượng rủi ro phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Biện pháp này không những khắc phục được những hạn chế của

ITY34dgqfGktwW8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status