Nghiên cứu khả năng phân huỷ các hợp chất cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu khả năng phân huỷ các hợp chất cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ



Đểbước đầu tìm hiểu thành phầnvà đặc điểm quần xã nấm sợi, chúng tôi
tiến hành phân lập nấm sợi từcác mẫu đất mặt, đất sâu, lá tươi, lá mục, thân,
cành khô tại RNM huyện Cần Giờ. Sau 3 lần thu mẫu đã sửdụng môi trường
MT1 cùng với 2 tác giảKhươu Phương Yến Anh và Phan Thanh Phương
(2007) phân lập được 312 chủng. Những chủng nấm sợi phân lập từ đất có kí
hiệu là Đ(đất bềmặt kí hiệu là Đvà lớp đất sâu 10cm kí hiệu là ĐB); những
chủng phân lập từmẫu lá kí hiệu là L và những chủng nấm phân lập được từ
mẫu thân kí hiệu là T và C . Trong 312 chủng nấm sợi phân lập được gồm có:
- Đất 114 chủng . Trong đó, 93 chủng từlớp đất mặt và 21 chủng từ
lớp đất sâu 10cm. Chứng tỏ, đa sốnấm sợi là các VSV sống hiếu
khí, nên lớp đất mặt thích hợp cho chúng hơn. Riêng ởmôi trường có
dầu làm chất cảm ứng. Sau 2 lần lấy mẫu phân lập được 21 (chiếm
18,42% sốchủng nấm ở đất) chủng nấm kí hiệu Đ’.
- Lá 96 chủng gồm: mẫu lá cây tươi 34 chủng, lá mục 62 chủng của
cây dừa nước, Bần, Đước Đôi, Mắm, Ráng
- Thân 102 chủng gồm mẫu thân tươi 35, thân mục khô 67



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a mức độ cản ánh sáng (độ đục), định lượng 1 cách
thống kê bằng phương pháp pha loãng tới hạn (phương pháp MPN)…
Định lượng thống kê bằng phương pháp pha loãng tới hạn:
- Cách tiến hành: Đưa 10ml nước cất vô trùng có 3 giọt Tween 80
vào ống giống thạch nghiêng nuôi cấy được 3 ngày. Lắc đều, lấy 1ml mẫu có
chứa VSV. Pha loãng theo phương pháp pha loãng giới hạn. Dùng micropipet
lấy 0,1ml dịch huyền phù trải đều trên mặt môi trường trong hộp petri. Nuôi ở
nhiệt độ phòng. Sau 3 ngày, đếm số lượng khuẩn lạc VSV phát triển trong
hộp petri, từ đó tính được số lượng tế bào trong 1ml mẫu lúc đầu theo công
thức:
N = a x 10 x n
Với N: Tổng số CFU trong 1ml mẫu đem phân lập.
n: Độ pha loãng mẫu.
a: Số CFU trung bình đếm được trong một hộp petri.
- Yêu cầu:
+ Không đếm hộp có khuẩn lạc mọc bung, mọc lan.
+ Chỉ đếm hộp có ít nhất 10 khuẩn lạc trở lên. Những hộp có số
khuẩn lạc nhỏ hơn 10 không có giá trị thống kê.
+ Khi đếm khuẩn lạc cần hạn chế việc mở đĩa tránh sự phát tán của
bào tử vào không khí, gây nhiễm mẫu hay môi trường khác.
2.2.1.4. Phương pháp định danh nấm sợi [6]
- Nguyên tắc: Các chủng VSV cần được xác định chủng loại, trước khi
tiếp tục nghiên cứu hay sử dụng. Việc phân loại định danh cần tiến hành tỉ
mỉ thông qua quá trình quan sát, mô tả hay các trắc nghiệm sinh hoá dựa trên
một khoá phân loại nào đó.
- Cách tiến hành phương pháp cấy chấm điểm: Chuẩn bị môi trường
nuôi cấy thích hợp (YEA; MEA; Czapek)
MT sau khi đổ vào hộp petri, để qua ngày khi bề mặt môi trường
tương đối khô ráo rồi mới cấy.
Cấy chấm điểm các chủng nấm tuyển chọn, tuỳ theo tốc độ phát triển
của từng loài nấm mà cấy 1 hay 3 điểm.
Đánh dấu vào vị trí cần cấy lên mặt đáy của đĩa MT bằng bút lông
Khi cấy, úp ngược hộp MT và cấy bào tử vào các điểm đánh dấu
trước, tránh sự rơi vãi bào tử trên bề mặt môi trường tại những vị trí không
mong muốn.
Sau khi cấy, đĩa được ủ ở nhiệt độ phòng, trong tối và thường xuyên
theo dõi 3 đến 7 ngày.
 Quan sát đại thể:
Ghi nhận các thông tin về khuẩn lạc của nấm (kích thước, hình dạng,
màu sắc, sắc tố tiết ra môi trường, giọt tiết,..). mô tả mặt trên và mặt dưới môi
trường thạch. Quy trình quan sát đại thể đặc điểm khuẩn lạc định loại:
- Hình dáng
- Kích thước (đường kính, chiều dày). Tốc độ phát triển của khuẩn
lạc sau những thời gian nhất định (trên những môi trường xác định
và ở những nhiệt độ xác định)
- Dạng mặt (nhung mịn, mượt, len xốp, dạng hạt, lồi lõm, có khía
hay không…)
- Màu sắc của khuẩn lạc mặt trên và mặt dưới. Sự thay đổi màu sắc
khuẩn lạc.
- Dạng mép khuẩn lạc: Dày, mỏng, nhăn nheo, phẳng…
- Giọt tiết nếu có (ít, nhiều, màu sắc..)
- Mùi khuẩn lạc (có, không mùi)
- Sắc tố hoà tan (màu sắc môi trường xung quanh khuẩn lạc) nếu có.
Các cấu trúc khác: Bó sợi, bó giá, các cấu trúc mang bào tử trần như
đĩa giá hay túi giá, đệm nấm, hạch nấm vv ..
 Quan sát đặc điểm vi học:
Phương pháp cấy khối thạch: Chuẩn bị môi trường nuôi cấy thích hợp
( MEA, YEA, Czapek) trong các hộp petri.
+ Chuẩn bị các hộp petri, phiến kính, lá kính, bông thấm nước và
nước cất vô trùng.
+ Đặt một hay hai khối thạch hình vuông có cạnh trên mỗi phiến
kính (mỗi phiến kính chỉ cấy một chủng để nghiên cứu).
+ Cấy một ít bào tử lên bề xung quanh khối thạch. Đặt lá kính vô
trùng lên trên bề mặt khối thạch.
+ Nuôi cấy trong 3- 4 ngày quan sát dưới kính hiển vi với vật kính
x 100.
+ Quan sát trên kính hiển vi và mô tả các đặc điểm hình dạng,
kích thước sợi nấm ,bào tử, nhánh, cuống sinh bào tử…
 Màu sắc hệ sợi khí sinh và cơ chất còn non và khi già. Sợi có
vách ngăn, không có vách ngăn, các hình thái đặc biệt nếu có.
 Sinh sản vô tính hay hữu tính.
 Đặc điểm của các cơ quan sinh sản vô tính,
 Hình thái, kích thước của các loại bào tử (dạng bào tử trần,
bào tử kín…)
+ Đặc điểm cuống sinh bào tử (giá bào tử): Hình dạng và cách sắp
xếp cuống sinh bào tử (đơn hay thành bó, song không liên kết chặt chẽ, bó
có liên kết chặt chẽ, liên kết thành mô giả).
+ Kiểu phân nhánh của cuống sinh bào tử: Không phân nhánh,
phân nhánh đơn, phân nhánh nối tiếp hay phân nhánh đối xứng.
+ Màu sắc của cuống sinh bào tử: Không màu hay màu sáng, sặc
sỡ hay màu tối.
+ Sự khác nhau về cấu tạo và vị trí của cuống sinh bào tử:
 Vị trí: Đâm lên hay trúc xuống, bò ngang, thẳng.
 Kích thước: Cao, thấp, mỏng hay dầy.
 Hình dạng phần ngọn của cuống (tròn, vuông, lồi…).
 Bề mặt của cuống: Phẳng, lồi, xù xì hay gai.
 Nơi xuất phát: Từ sợi khí sinh hay cơ chất.
+ Đặc điểm của bào tử: Đơn bào hay đa bào, có hay không có vách
ngăn, có hay không có các sợi phụ, không màu, màu sáng, màu rực rỡ hay tối,
toàn bộ đám bào tử màu gì? Được sinh ra trực tiếp từ sợi nấm hay từ sợi nấm
do đứt gẫy hay được tạo ra trên cuống sinh bào tử. Xếp đơn độc , thành
chuỗi hay tụ tập thành cụm. Hình dạng bào tử (hình cầu, ôvan, elíp,..). Bề mặt
nhăn hay gai, sần sùi hay có các sợi tơ hay đuôi.
2.2.2. Phương pháp sinh học
2.2.2.1. Xác định khả năng phân giải cacbuahydro của nấm sợi
- Nguyên tắc: Khả năng phân giải cacbuahydro được đánh giá bằng sự
sinh trưởng của VSV (lượng sinh khối khô) trên MT có thành phần
cacbuahydro.
- Tiến hành:
+ Chuẩn bị các bình tam giác dung tích 250 ml có chứa 47,5 ml môi
trường khoáng nước biển và 2,5 ml dầu D.O (dầu hoả, toluen) có khối lượng
tương đương 2,1g ( 4%).
+ Vô trùng môi trường ở 121oC trong 30 phút.
+ Cấy chủng nấm sợi nghiên cứu lấy từ bề mặt thạch nghiêng đưa
vào bình tam giác khoảng 6,3.106 CFU/ml. Bình đối chứng không cấy nấm
sợi. Nuôi cấy tĩnh trong 15 ngày ở nhiệt độ phòng.
- Yêu cầu: Đánh giá mức độ phát triển của nấm sợi qua sinh khối
khô, mức độ mất các giọt dầu và mùi dầu trong MT.
2.2.2.2. Xác định hàm lượng dầu bị phân giải
- Đưa 15ml n-Hexan vào bình tam giác chứa 50ml dịch nuôi cấy
sau 15 ngày.
- Lắc trên máy 200 vòng/ phút trong 40 phút.
- Dùng pipet lấy lớp dịch dầu đã hoà tan trong n-Hexan sang lọ
nhựa đã biết trước khối lượng (ký hiệu mo).
- Cho tiếp 10ml n-Hexan vào dịch còn lại rồi làm tương tự như
trên.
- Sấy lọ nhựa chứa hỗn hợp dầu hoà tan trong n-Hexan ở 60oC
đến khối lượng không đổi.
* Bình đối chứng không cấy nấm sợi cũng được tiến hành như trên.
Lượng dầu bị phân huỷ được tính theo công thức:
∆m= m- (m1-mo)
Trong đó: - m là khối lượng dầu còn lại trong bình đối chứng.
- m1 là khối lượng bình nhựa chứa dầu sau khi sấy khô
đến khối lượng không đổi.
- mo là khối lượng bình nhựa.
Tỉ lệ (%) dầu bị phân giải tính theo công thức: Tỉ lệ (%)= ∆m.100/m.
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
phân giải dầu
 Nghiên cứu ảnh hưởng thành phần MT đến khả năng phân giải
dầu của các chủng tuyển chọn.[20]
- Nguyên tắc: Thành phần MT ảnh hưởng đế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status