Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thương mại và sản xuất Ngọc Diệp - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thương mại và sản xuất Ngọc Diệp



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 3
I. VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NGÀY NAY 3
1 Khái niệm 3
2. Phân loại vốn 5
2.1 Phân loại vốn theo cách chu chuyển : 6
2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành: 11
2.3 Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng: 13
3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp: 14
II HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: 16
1 Quan điểm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: 16
1.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn: 16
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: 18
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn: 21
2.1 Các nhân tố khách quan: 21
2.2 Các nhân tố chủ quan: 22
3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 23
3.1. Vai trò của việc đảm bảo huy động đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 23
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiẹu quả sử dụng vốn: 25
4. Một số phương hướng, biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn trong doanh nghiệp: 26
4.1 Nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quả: 26
4.1.1. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn cố định. 27
4.1.2 Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn lưu động. 29
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp: 30
PHẦN II - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NGỌC DIỆP. 35
I MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TY: 35
1 Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ: 35
2.Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty: 36
II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 40
1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: 40
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp: 46
2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 46
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định: 48
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 53
3 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại công ty 58
3.1 Những kết quả đạt được: 59
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 60
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TM & SX NGỌC DIỆP 63
I- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 63
II - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY NGỌC DIỆP 66
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 66
1.1. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý. 66
1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định. 69
1.3 Thực hiện thuê và cho thuê tài sản cố định: 71
1.4. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. 74
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 75
2.1. Đẩy nhanh việc thu hồi công nợ, thúc đẩy hoạt động thanh toán giữa các đối tác. 75
2.2.Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động trong khâu sản xuất. 78
2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán Ngân quỹ. 79
2.4 Các biện pháp kinh tế khác 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dụng vốn cảu doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc tiến hành phân tích cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn sẽ được cụ thể hoá tại chương II: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thương mại và sản xuất Ngọc Diệp.
Phần II:
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
tại công ty Thương mại và sản xuất ngọc diệp.
I Một số nét về công ty:
1 Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ:
* Vài nét về Công ty và quá trình phát triển
Công ty thương mại và sản xuất Ngọc Diệp tiền thân là trung tâm sản xuất thiết bị nội thất văn phòng. Ngọc Diệp hoạt động từ năm 1996 trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp sản phẩm thiết bị nội thất văn phòng, trường học, sân vận động, rạp hát, khách sạn, trung tâm nghiên cứu thí nghiệm, thư viện…vv Trung tâm đã liên doanh liên kết với nhiều hãng lớn trong nước cũng như quốc tế về sản xuất và cung cấp các sản phẩm nội thất ra thị trường và trở thành một địa chỉ tin cậy đối với khách hàng. Trước nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như để tạo điều kiện hoạt động của trung tâm, tháng 5/1998 trung tâm đã chính thức trở thành Công ty thương mại và sản xuất Ngọc Diệp theo giấy phép kinh doanh số 3521 của UBND TP Hà Nội. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp do quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hàng 6/ với nguồn vốn pháp định là 25.000.000.000 đồng, vốn lưu động là 40 - 45 tỷ đồng.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: 118 Nguyến Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Khi mới thành lập Công ty thương mại và sản xuất Ngọc Diệp chỉ có số lượng cán bộ công nhân viên rất hạn chế. Song do sự phấn đầu và lòng nhiệt tình trong công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đặc biệt là các mục tiêu chiến lược kinh doanh của Ban giám đốc, Công ty Công ty thương mại và sản xuất Ngọc Diệp đã liên tục phát triển.
Công ty thương mại và sản xuất Ngọc Diệp hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ hoạt động của Công ty, Điều lệ hoạt động của Công ty được xem như một nguồn luật riêng của Công ty, là hành lang cho toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty phải tuân theo.
Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty:
Giám đốc công ty là người quyết định chiến lược kinh doanh của Công ty đồng thời đề ra mục tiêu hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. Tất cả những quyết sách phát triển đều được giám đốc công ty xem xét cụ thể, sau đó lập thành văn bản, nghị quyết, quyết định... ban hành cho các bộ phận chức năng. Giám đốc công ty là thành viên sáng lập, trực tiếp theo dõi toàn bộ hoạt động của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà Công ty đã đề ra.
- Phòng dự án:
Phòng dự án của Công ty có 10 thành viên trong đó có 1 người thay mặt gọi là trưởng phòng dự án. Phòng dự án là phòng kinh doanh về các sản phẩm nội thất và điện lanh thông qua việc tham gia vào các dự án đấu thầu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực cung cấp thiết bị nội thất, thiết bị âm thanh, truyền hình nghe nhìn, điện máy, điện lạnh. Tất cả những thành viên của phòng dự án đều là những người do Giám đốc tuyển chọn, họ là những người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về tất cả nhiệm vụ được giám đốc Công ty giao cho.
Phòng kế toán:
Phòng kế toán của Công ty gồm có 10 thành viên được chia thành hai bộ phận nhỏ là phòng kế toán nội thất và phòng kế toán điện lạnh - bao bì. Các phòng kế toán của công ty có trách nhiệm:
Hạch toán đầu ta và đầu vào, lên doanh số bán, đối chiếu công nợ đối với các nhân viên kinh doanh, dự án, đối chiếu công nợ với bên đặt hàng.
Quyết toán thu chi và làm tất cả các nghiệp vụ kế toán thông thường khác.
Các phòng kinh doanh:
+ Các phòng kinh doanh nội thất và điện lạnh:
Phòng kinh doanh nội thất và điện lạnh của công ty được hoạt động dưới dạng các showroom đặt tại Nguyễn Du, Tôn Đức Thắng, Thái Hà…
Các phòng kinh doanh này có chức năng giao dịch với khách hàng, phân phối các sản phẩm của công ty như: Các thiết bị nội thất văn phòng, Điện tử, điện lạnh…
Tổng hợp doanh thu hàng tháng, thu hồi công nợ…
Quản lý và chăm sóc các đại ký cũng như khách hàng bán lẻ.
+ Phòng kinh doanh bao bì:
Phòng kinh doanh bao bì cũng có chức năng nhiệm vụ tương tự như các phòng kinh doanh nội thất và điện lạnh, tuy nhiên mặt hàng kinh doanh ở đây là các sản phẩm về bìa carton.
Phòng thiết kế:
Phòng thiết kế của công ty có nhiệm vụ thiết kế sản phẩm, trang trí nội thất, tư vấn cho khách hàng…Đây là bộ phận quan trọng giúp cho các sản phẩm mang nhãn hiệu “ Ngọc Diệp” ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Phòng tổ chức - hành chính:
Phòng tổ chức – hành chính có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức các vấn đề về nhân sự, các hoạt động xã hội
Tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Bộ phận kho:
Đây là bộ phận rất quan trọng, có nhiệm vụ quản lý hàng hoá nhập và xuất. Kho Ngọc Diệp bao gồm khối văn phòng chịu trách nhiệm điều hàng, quản lý và làm các nghiệp vụ về xuất nhập cũng như các nghiệp vụ về kế toán khác. Ngoài ra còn có một số lượng thợ kỹ thuật rất lớn có nhiệm vụ lắp và bảo hành hàng hoá.
Nhà máy:
Được đặt tại khu công nghiệp Như Quỳnh A - Hưng Yên - Hà Nội. Nhà máy là nơi sản xuất hàng hoá của công ty và cũng có bộ máy quản lý như một cơ quan độc lập dưới sự lãnh đạo của trưởng nhà máy.
Nhà máy gồm có: Giám đốc nhà máy, các phòng chức năng của Nhà máy ( phòng kỹ thuật, phòng KCS, phòng kế hoạch sản xuất) và công nhân sản xuất.
Giám đốc nhà máy:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung quá trình thực hiện sản xuất theo đơn hàng của tổng công ty bao gồm: Từ khâu thiết kế, vật tư, lên kế hoạch về ca kíp, nhân lực, tiến độ thực hiện cho từng bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng gói, giao hàng.
Các phòng chức năng của Nhà máy:
+ Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm phụ trách, theo dõi mọi khâu trng quá trình sản xuất từ khâu thiết kế đ đưa vào sản xuất đ KCS đ đóng gói. Đồng thời nghiên cứu cải tiến, áp dụng những kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm ra những giải pháp cho việc sản xuất sản phẩm đạt chất lượng tối ưu nhất.
+ Phòng kế hoạch sản xuất: Đảm bảo vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồng thời trực tiếp lên kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận trong nhà máy bao gồm: số lượng sản phẩm, số lượng người thực hiện, thời gian hoàn thành.
Công nhân sản xuất:
Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quản đốc từng phân xưởng và giám sát kỹ thuật, có trách nhiệm đối với các sản phẩm của mình, đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng tốt, theo đúng các yêu cầu đề ra.
Mặc dù mỗi bộ phận, phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, các bộ phận, phòng ban trên hàng ngày phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty, tạo nên một hệ thống quản lý chặt ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status