Triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 - pdf 14

Download miễn phí Khóa luận Triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn đến năm 2010



 
MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 6
Chương I: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước 9
I. Những khái niệm cơ bản về FDI 9
1. Khái niệm 9
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp 10
3. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp 10
4. Vai trò của nguồn vốn FDI đối với các nước đang phát triển 11
II. Xu hướng vận động của vốn FDI trên thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 12
1. Dòng vốn FDI đang phục hồi từ sau khủng hoảng Châu Á và vẫn chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển 12
2. ĐTNN dưới hình thức hợp nhất hay mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài vẫn là chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). 15
3. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới. 17
4. Các tập đoàn xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong luồng vốn FDI của thế giới. 18
5. Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở Châu Á sau khủng hoảng đang là trung tâm thu hút mạnh mẽ vốn FDI. 19
III. Một số kinh nghiệm thu hút vốn FDI từ các nước trong khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á. 20
1. Kinh nghiệm từ Thái Lan 21
2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc 22
3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc 24
4. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 26
Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-10/2002 28
I. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam. 28
II. Thực trạng việc thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam giai đoạn 1996-10/2002. 33
1. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI giai đoạn 1996-10/2002 33
1.1 Lượng vốn, lượng dự án, quy mô dự án qua các năm 33
1.2 Cơ cấu đầu tư 35
2. Tình hình thực hiện dự án FDI trong giai đoạn này 42
3. Đánh giá vai trò của FDI trong phát triển kinh tế xã hội 46
III. Những tồn tại trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam. 51
1. Nhận thức quan điểm về ĐTNN chưa quán triệt, nhất quán 51
2. Sự chưa hoàn chỉnh trong hệ thống luật pháp và chính sách ĐTNN: 52
2.1. Những hạn chế về luật pháp 52
2.2 Những hạn chế trong chính sách 54
3. Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể dẫn đến cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý 59
4. Môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được chuẩn bị tốt để thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả 61
 
Chương III: Triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2003-2010.
68
I. Triển vọng thu hút vốn FDI của nước ta giai đoạn 2003-2010 68
1. Mục tiêu, nhiệm vụ thu hút FDI tại Việt Nam trong thời tới 68
2. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút FDI 69
2.1 Những thuận lợi 69
2.2 Những khó khăn 71
II. Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn 2003-2010 72
1. Thống nhất nhận thức, xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượng quy hoạch vốn FDI 73
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ĐTNN 74
3. Đổi mới và triển khai hiệu quả các chính sách về vốn FDI 79
4. Nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN 87
5. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến đầu tư 90
6. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp ĐTNN 91
Kết luận chung 93
Tài liệu tham khảo 95
Phụ lục 98
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớc ta - phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, thêm nữa trong giai đoạn 1996-2000, môi trường kinh doanh của Việt Nam bộc lộ nhiều mặt hạn chế, kém thuận lợi... làm cho các dự án khó triển khai dự án hơn, thậm chí ngay cả các dự án đang trong quá trình thẩm định cũng có những hoài nghi về tính khả thi của nó.
Mặt khác, các nhà đầu tư khi lập dự án đã tính toán chưa thật sát với thực tế nên khi triển khai dự án họ gặp phải một số vấn đề phát sinh vượt khả năng tài chính cũng như những yếu tố điều kiện cho doanh nghiệp vận hành, nên dự án mất khả năng thực hiện...
Tuy nhiên bước sang năm 2001, thông qua các nghị định thông tư, nhà ĐTNN đã được hưởng thêm nhiều ưu đãi mới. Vì thế, năm 2001, chỉ có khoảng 60 dự án bị giải thể trước hạn với số vốn đăng ký là 1,45 tỷ USD, bằng 79% so với năm 2000.
e. Tình hình triển khai các hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư:
Để tăng khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc tăng cường các hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư.
Tháng 7 năm 2000, sau gần 5 năm đàm phán, Nhà nước Việt Nam đã ký kết thành công Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Đến tháng 11 năm 2001, Quốc hội nước ta đã chính thức phê chuẩn Hiệp định này, dẫn đến việc Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 10/12/2001. Đây là bước đánh dấu quan trọng trong tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam, đồng thời cũng mở một chương mới trong quan hệ kinh tế thương mại với Hoa Kỳ - vốn là một đất nước nắm trong tay công nghệ nguồn và đứng đầu trong danh sách các nước đầu tư vốn ra nước ngoài.
Trong năm 2001, hoạt động xúc tiến đầu tư càng được đẩy mạnh:
- Tháng 2/2001, tổ chức Hội thảo xúc tiến và triển khai dự án ĐTNN tại Việt Nam.
- Tháng 3/2001, tiếp tục tổ chức Hội nghị hướng tới thành công tại Singapo có sự tham gia của tổ chức tài chính quốc tế (WB-IFC) nhằm học hỏi kinh nghiệm và tìm các giải pháp thiết thực thúc đẩy việc thu hút và thực hiện thành công ĐTNN tại Việt Nam.
- Tháng 10/2001, Bộ kế hoạch đầu tư phối hợp với các bộ ngành tổ chức Hội thảo vấn đề hướng tới thành công trong ngành công nghiệp, nhằm phác thảo phương hướng cho ngành công nghiệp nước ta trong thời gian tới, đã thu hút được đông đảo các doanh nghiệp ĐTNN tham dự.
- Tháng 12/2001, trong chuyến thăm chính thức của Đoàn địa biểu Chính phủ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Bộ kế hoạch đầu tư đã phối hợp với Phòng Thương Mại Công Nghiệp và các Hiệp Hội kinh doanh của Hoa Kỳ tổ chức thành công diễn đàn kinh tế Việt Nam với sự tham gia đông đảo của các Công ty đầu tư, thương mại và tài chính lớn của Hoa Kỳ.
- Những tháng đầu năm 2002, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị: “Lào Cai - cầu nối với thị trường Tây Nam Trung Quốc, cơ hội đầu tư và phát triển”
- Tháng 10/2002, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo “Làm thế nào để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn”.
... ...
*
* *
Tóm lại, giai đoạn 1996-2001 là những năm đầy sóng gió trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng theo “hiệu ứng trễ” làm tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm nghiêm trọng những năm 1998-1999, và tất yếu kéo theo thời kỳ khó khăn trong việc thu hút ĐTNN.
Song, đến nay, sóng gió đã qua, bằng mọi biện pháp khắc phục và cải tổ, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang có những dấu hiệu hồi phục. Năm 2001-2002, nguồn vốn FDI đã lấy lại đà phát triển không đơn thuần tăng lên về số lượng, mà thực sự đang chuyển sang một thời kỳ đổi mới về chất. Có thể nói FDI là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Đánh giá vai trò của FDI trong phát triển kinh tế xã hội:
Hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp tích cực ngày càng rõ rệt vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, góp phần quan trọng vào thành công của quá trình đổi mới.
a. Tạo vốn để phát triển.
Trong 15 năm thu hút vốn ĐTNN, FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Vốn FDI thực hiện qua các năm tăng nhanh: thời kỳ 1991-1995 đạt trên 7 tỷ USD chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thời kỳ1996-2000 vốn thực hiện đã tăng gấp 1,8 lần giai đoạn trước, chiếm 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần cải thiện về tình trạng thiếu vốn kéo dài.
Tỷ trọng đóng góp của GDP của khu vực có vốn FDI tăng đều qua các năm: năm 1996 chiếm 7,39%, năm 1997, 1998, 1999 mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng làm suy giảm luồng vốn này song vẫn chiếm tương ứng là 9,07%, 10,03%, 12,24%; và vẫn tăng đều năm 2000 là 13,25% và năm 2001 chiếm 13,5%. Có thể minh hoạ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 9 : Tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực có vốn FDI
Vốn ĐTNN còn góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên...); đồng thời Nhà nước cũng chủ động hơn trong việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư, trong đó giành nhiều vốn ngân sách cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khuyến khích đầu tư trong nước vào vùng kinh tế-xã hội còn gặp khó khăn, nhằm tăng tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều và hợp lý giữa các ngành và các địa phương.
Cùng với quá trình phát triển, mức đóng góp của vốn FDI vào thu ngân sách ngày càng gia tăng, tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách, giảm bội chi. Giai đoạn 1996-2001, bình quân chiếm 6-7% tổng thu ngân sách, nếu kể cả dầu khí, tỷ lệ này đạt 20%. Ngoài ra thông qua FDI bằng ngoại tệ vào Việt Nam cũng góp phần cải thiện rõ rệt cán cân vãng lai, cán cân thanh toán của ta giai đoan vừa qua tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. [32]
b. Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Quán triệt chủ trương của Đảng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng vào CNH, HĐH, việc thu hút FDI được phân theo cơ cấu ngành. Đến năm 2001, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã thực sự trở thành khu vực chủ yếu thu hút vốn đầu tư với 84,4% tổng vốn đăng ký; kế tiếp là lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm 14% và ngành sản xuất phi vật chất chỉ chiếm 1,6% tổng vốn. Tháng 5/2002, Nhà nước vừa ban hành danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư FDI giai đoạn 2001-2005, trong đó tập trung vào 3 ngành công nghiệp: công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp khai khoáng và công nghiệp hoá chất- phân bón.
Về cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ cũng hình thành rõ rệt, tạo nên vùng kinh tế trọng điểm phát triển kinh tế các vùng khác. Trên cả nước, ba vùng kinh tế trọng điểm gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội so với mức tăng trưởng trong cả nước (9,4%).
c. Góp phần mở rộng và tăng nhanh hiệu quả kinh tế đối ngoại:
Qua các lần Đại hội, Đảng và Nhà nước ta giữ vững chủ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status