Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Hoà Bình trong nền kinh tế thị trường - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Hoà Bình trong nền kinh tế thị trường



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN 4
1.1.1 Nền kinh tế thị trường 4
1.1.1.1 Thị trường 4
1.1.1.2 Nền kinh tế thị trường và đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường 5
1.1.2 Kinh doanh Khách sạn 7
1.1.2.1 Khái niệm về Khách sạn và kinh doanh Khách sạn 7
1.1.2.2 Đặc điểm ngành kinh doanh Khách sạn 8
1.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của ngành kinh doanh khách sạn 10
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH 11
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh 11
1.2.2 Đặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 13
1.2.3 Các dạng cạnh tranh 14
1.2.4 Nguyên nhân của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 15
1.2.5 Sự tất yếu của cạnh tranh kinh doanh khách sạn 17
1.3 SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN 17
1.3.1 Khái niệm sức cạnh tranh 17
1.3.2 Chỉ tiêu biểu hiện sức cạnh tranh của khách sạn: 17
1.3.2.1 Vị trí kinh doanh 17
1.3.2.2 Thị phần của doanh nghiệp 18
1.3.2.3 Đội ngũ lao động 18
1.3.2.4 Khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới 19
1.3.2.5 Nguồn vốn kinh doanh 19
1.3.2.6 Sức mạnh thương hiệu 19
1.3.2.7 Uy tín và vị thế của khách sạn trên thị trường 19
1.3.2.8 Khả năng nhanh nhạy trước những biến động của thị trường trước động thái của đối thủ cạnh tranh 20
1.3.2.9 Lợi nhuận 20
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trong tình hình nước ta hiện nay 20
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 22
1.3.4.1 Nhóm nhân tố vĩ mô 22
1.3.4.2 Nhóm nhân tố vi mô 23
1.4 NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 24
1.4.1 Các chiến lược cạnh tranh chung của Michael E. Porter 24
1.4.1.1 Chiến lược nhấn mạnh chi phí 24
1.4.1.2 Chiến lược khác biệt hoá 25
1.4.1.3 Chiến lược trọng tâm hoá 26
1.4.2 Nội dung chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 27
1.4.2.1 Chiến lược sản phẩm 27
1.4.2.2 Chiến lược giá cả 28
1.4.2.3 Chiến lược phân phối 29
1.4.2.4 Chiến lược xúc tiến quảng cáo 30
1.4.2.5 Chiến lược nhân sự 31
CHƯƠNG II 32
THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 32
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hoà Bình. 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong khách sạn Hoà Bình 34
2.2 THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 37
2.2.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của khách sạn Hoà Bình 37
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình trong 2 năm 2001- 2002 38
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình 41
2.2.3.1 Thuận lợi 41
2.2.3.2 Khó khăn 42
2.2.4 Đối thủ cạnh tranh của khách sạn Hoà Bình 43
2.3 CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 46
2.3.1 Chiến lược sản phẩm 46
2.3.2 Chiến lược giá 51
2.3.3 Chiến lược phân phối 52
2.3.5 Chiến lược nhân sự 54
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 57
CHƯƠNG III 59
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH 59
CỦA KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 59
3.1 CÁC CĂN CỨ CHO GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 59
3.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới: 59
Năm 60
3.1.2 Tình hình kinh doanh khách sạn tại Hà Nội: 60
3.1.3 Phương hướng kinh doanh của khách sạn Hoà Bình trong năm 2003: 62
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 64
3.2.1 Giải pháp cho chiến lược sản phẩm 64
3.2.3 Giải pháp cho chiến lược phân phối. 71
3.2.4 Giải pháp cho chiến lược xúc tiến quảng cáo 72
3.2.5 Giải pháp cho chiến lược nhân sự 74
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC 76
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 76
3.3.2 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hạn thị phần khách sạn bị thu hẹp do sự xuất hiện của hàng loạt khách sạn mới có nhiều lợi thế hơn về sự linh động, hơn về quy mô và giá cả. Cạnh tranh trong lĩnh vực khách sạn trở nên gay gắt. Trong tình hình đó, tìm ra phương hướng và biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ, sức cạnh tranh của sản phẩm là một tiêu chí hàng đầu của khách sạn.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong khách sạn Hoà Bình
* Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Hoà Bình:
Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hoà Bình được chia thành từng bộ phận. Mọi quyết định của ban lãnh đạo được truyền đạt tới từng tổ trưởng. Qua đó những mục tiêu, kế hoạch của khách sạn được tổ trưởng phổ biến lại cho các nhân viên. Do đó, bộ máy tổ chức trở nên gọn nhẹ hơn, không quá nhiều cấp trung gian, đảm bảo được tính thống nhất (mỗi nhân viên có một cấp trên duy nhất) trong việc tổ chức phục vụ khách. Đồng thời công tác quản lý của ban lãnh đạo cũng dễ dàng, sâu sát hơn.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, lãnh đạo khách sạn đã xây dựng một hệ thống tổ chức gọn nhẹ, thông suốt đảm bảo chức năng động cao.
Ban giám đốc
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng tài chính kế toán
Tổ buồng
Tổ tu sửa
Tổ lễ tân
Tổ giặt là may đo
Tổ bếp
Tổ bàn
Ban bảo vệ
Tổ dịch vụ
Bar
Vận chuyển
Tổng đài
Marketing
Bàn á
Bàn Âu
Tạp vụ
Massage
Business
Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Hoà Bình.
*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong khách sạn Hoà Bình:
Đứng đầu khách sạn là Giám đốc khách sạn: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty du lịch Hà Nội. Tiếp theo là Phó giám đốc giúp Giám đốc phụ trách riêng biệt từng bộ phận theo sự phân công. Đứng đầu các bộ phận là tổ trưởng, các trưởng phòng, trực tiếp phân công và quản lý lao động.
Hai phòng chức năng làm công việc hành chính tổng hợp và kế toán làm tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu qủa.
Phòng tài chính - kế toán: Chịu trách nhiệm lưu giữ và xử lý các thông tin tài chính - kế toán. Bộ phận này hướng dẫn, giám sát các hoạt động của đơn vị thực hiện chế độ tài chính, kế toán, giải quyết các công nợ, quan hệ với ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh.
Phòng hành chính tổng hợp: Có trách nhiệm thu thập xử lý các loại thông tin khác, lập báo cáo định kỳ. Đối với các thông tin về thị trường, khách sạn thành lập các nhóm tiếp xúc, thu thập thông tin. Đồng thời thực hiện công tác cán bộ, sắp xếp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đề án quy hoạch cán bộ chăm lo và giải quyết quyền lợi cho cán bộ công nhân viên.
Các bộ phận khác đều có chức năng và nhiệm vụ riêng:
Tổ bộ phận lễ tân: Là bộ phân thay mặt khách sạn giao tiếp trực tiếp với khách hàng, khi họ đến và đi khỏi khách sạn. Chính vì thế mà bộ phận này có vai trò quan trọng. ở bộ phận này có nhiệm vụ hướng dẫn, làm thủ tục kho khách đến khách sạn và làm thủ tục thanh toán cho khách các khoản chi trong thời gian họ nghỉ tại khách sạn, họ có nhiệm vụ theo dõi khách ra vào khách sạn trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Nhân viên của bộ phận lễ tân luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thái độ vui vẻ, mến khách, tận tình hướng dẫn khách thực hiện các yêu cầu dịch vụ của khách sạn.
Tổ buồng: Có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh trong phòng nghỉ, đảm bảo các trang thiết bị hoạt động bình thường để phục vụ khách với chất lượng tốt nhất. Vì thế, hàng ngày nhân viên phải làm vệ sinh phòng nghỉ (thay ga, gối, lau bụi), phòng tắm, đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho khách trong quá trình nghỉ tại khách sạn (nước uống, trà nóng, hoa tươi) đồng thời hướng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị trong phòng ở, phòng tắm. Kiểm tra tình hình tài sản, tình hình trang thiết bị trong phòng khi khách trả phòng và có trách nhiệm báo ngay cho bộ phận lễ tân biết nếu có sai hỏng, mất mát để kịp thời giải quyết.
Tổ bếp: Là tổ chế biến các món ăn có chất lượng cao, hợp khẩu vị và theo đúng thực đơn mà khách yêu cầu. Cải tiến kỹ thuật chế biến, đảm bảo vệ sinh định lượng, tiêu chuẩn của các món ăn. Đứng đầu là bếp trưởng, dưới bếp trưởng là các bếp phó và các đầu bếp
Tổ Bar: Chuyên môn pha chế cocktail, cung cấp bia, nước ngọt và đồ uống lạnh. Chuyên phục vụ đồ uống cho khách có nhân viên quầy bar, nhân viên chạy bàn, nhân viên dọn dẹp phụ trợ công việc dọn dẹp và các công việc lau rửa chén đĩa của bộ phận ăn uống.
Tổ bàn: Phụ trách phục vụ các món ăn do nhà bếp sản xuất chế biến. Phụ trách bộ phận bàn là trợ lý giám đốc phụ trách nhà hàng và quầy uống. Phục vụ tại nơi đây là nhân viên bàn, nhân viên dọn dẹp và phụ trợ. Nhân viên phục vụ bàn phải đảm bảo đúng giờ mà khách yêu cầu, đúng quy trình khi phục vụ trên bàn ăn, món ăn theo quy định của chuyên môn nghiệp vụ, sắp xếp chỗ ngồi cho khách một cách thích hợp. Trong quy trình phục vụ phải đảm bảo thuận tiện và đáp ứng theo yêu cầu của khách. Tinh thần phục vụ nhiệt tình, thái độ hoà nhã, vui vẻ trong cả quá trình đón tiếp và tiễn khách.
Tổ tu sửa: Có nhiệm vụ sửa chữa các thiết bị hỏng hóc trong khách sạn
Tổ tạp vụ: Có nhiệm vụ lau chùi, dọn dẹp cửa sổ, cầu thang, các phòng họp, sảnh, hút bụi ở hành lang các phòng.
Tổ dịch vụ: Phục vụ các dịch vụ như massage, điện thoại, giặt, là, mua bán theo yêu cầu của khách, vận chuyển hàng hoá đến nơi yêu cầu, may đo, karaoke...
Tổ bảo vệ: Giữ gìn trật tự an ninh trong khách sạn, bảo vệ tài sản của khách và của khách sạn, theo dõi thường xuyên những đối tượng khách có nghi vấn để phòng ngừa những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.
Tổ giặt là, may đo: có nhiệm vụ nhận đồ của khách chuyển xuống để giặt theo yêu cầu.
2.2 Thực trạng kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình
2.2.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của khách sạn Hoà Bình
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước khởi sắc đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Thị trường được mở rộng, quan hệ hiểu biết lẫn nhau và trao đổi du khách của các nước trên thế giới không ngừng được tăng cường và củng cố. Từ khi bước vào hoạt động kinh doanh, khách sạn luôn chú trọng tạo dựng hình ảnh riêng cho mình để có thể trở thành địa chỉ quen thuộc của khách hàng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt các khách sạn đã làm sôi động thêm thị trường dịch vụ và làm tăng thêm bầu không khí cạnh tranh vốn đã gay gắt của thị trường này. Các khách sạn như khách sạn Dân Chủ, khách sạn Thắng Lợi... là các đối thủ cạnh tranh của khách sạn bởi có cùng vị trí địa lý và các yếu tố khác giống khách sạn Hoà Bình. Điều này càng đòi hỏi khách sạn phải có những biện pháp, những chính sách (sản phẩm, giá, phân phối,...) độc đáo để thu hút khách. Thị trường khách sẽ còn bị x...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status