Khảo sát đặc điểm Du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Khảo sát đặc điểm Du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1: 3
KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN VẬN CHUYỂN 3
1. Vị trí của Văn Miếu – Quốc Tử Giám 3
2. Hê Thống phương tiện vận chuyển đường bộ 3
Phần 2: 3
NỘI QUY, QUY ĐỊNH TẠI VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 3
1. Giờ mở cửa 3
2. Giá vé vào cửa 4
3. Thời gian tham quan 4
4. Địa chỉ liên hệ 4
5. Vị trí đỗ xe của khách 4
Phần 3: 4
MỘT SỐ DỊCH VỤ DU LỊCH PHỤC VỤ KHÁCH 4
1. Biểu diễn nhạc dân tộc 4
2. Các dịch vụ khác 4
3. Hương dẫn 4
Phần 4: 5
NỘI DUNG THAM QUAN VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 5
Giới thiệu khái quát về Văn Miếu - Quốc Tử Giám 5
1. Văn Hồ - Thái Hồ 7
2. Nhà Tam Quan 9
3. Cổng Văn Miếu 10
4. Cổng Đại Trung 10
5.Khuê Văn Các 11
6.Thiên Quang Tỉnh 12
7. Cổng Đại Thành 14
8. Nhà Tổ (Điện Đại Thành) 15
Sơ đồ bố trí tượng của Khổng Tử và Tứ Phối 16
Tiểu sử Khổng Tử 16
Các môn đồ Khổng Tử 17
Nho giáo Việt Nam 18
9. Nhà Thái Học 23
Tiểu sử 3 vị vua và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An 25
Thi cử 33
Chữ viết: 34
KẾT LUẬN 39
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ưới trình bày tâu bổng một vấn đề gì đó. Tay được đặt ngay chính giữa, không trái quá, không phải quá, không cao quá, không thấp quá. Điều đó thể hiện tư tượng Trung Dung của Khổng Tử.
Khổng Tử
Tăng Tử Nhan Tử
Mạnh Tử Tử Tư
Sơ đồ bố trí tượng của Khổng Tử và Tứ Phối
Khổng Tử được mệnh danh là Chí Thánh
Mạnh Tử được mệnh danh là Á Thánh
Nhan Tử được mệnh danh là Phục Thánh
Tăng Tử được mệnh danh là Tông Thánh
10 bia nhỏ nằm đằng sau 4 bức tượng dùng để thờ 10 vị thập Hiền.
Hai bên Khổng Tử có 10 chiếc giáo.
+ Trên chuôi giáo phía trái của Khổng Tử đề chữ đại ý là “tránh ra”.
+ Trên chuôi giáo phía phải của Khổng Tử đề chữ đại ý “mọi người nghiêm túc”.
Hình tượng hạc: ngựa của đạo sĩ để lên trời, biểu tượng của sự trường sinh bất tử.
Khổng Tử (551 – 479 BC
Tiểu sử Khổng Tử
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni , sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước công nguyên, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) trong một gia đình mà ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha Khổng Khâu là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử , hay gọi gọn hơn là Khổng Tử , có nghĩa là "Thày Khổng". Khi dạy, ông luôn đòi hỏi học trò phải suy nghĩ.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông mất tháng 4 năm 479 trước công nguyên, thọ 73 tuổi.
Mộ Khổng Tử tại Khúc Phụ, quê hương ông.
Khổng miếu, mộ Khổng Tử và khu nhà thờ
của họ Khổng nay là một di sản thế giới
do UNESCO công nhận.
Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Quốc, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn trên cuộc sống và tư tưởng Đông Á.
Triết học của ông nhấn mạnh trên cá nhân và cai trị bằng đạo đức, sự chính xác của những mối quan hệ xã hội, sự công bằng và sự ngay thẳng. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Lão giáo ở thời nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius".
Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời. Các nhà sử học hiện đại cho rằng bất kỳ một tài liệu nào cũng không thể được coi là do ông viết ra, nhưng trong gần 2,000 năm ông từng được đánh giá là tác giả của Ngũ Kinh, Lễ Ký, và Biên niên sử Xuân Thu.
Các môn đồ Khổng Tử
Môn đồ và là người cháu duy nhất của ông, Tử Tư, tiếp tục duy trì trường phái triết học Khổng Tử sau khi ông qua đời. Trong khi vẫn dựa chủ yếu vào hệ thống đức trị của Khổng Tử, hai trong số những môn đồ nổi tiếng nhất của ông nhấn mạnh trên những khía cạnh khác biệt trong giáo lý của ông. Mạnh Tử tin vào tính thiện vốn có của con người, trong khi Tuân Tử đề cao sự thực tế và những khía cạnh vật chất trong tư tưởng Khổng Tử.
Khổng Tử dạy học
Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử. Các nhà sử học hiện đại coi Chu Hi là người đã tạo ra một thứ gì đó khác biệt và gọi tư tưởng của ông là Tân Khổng giáo. Ở thời hiện đại, vẫn có một số học giả nho giáo (xem Tân Khổng giáo) nhưng trong thời Cách mạng Văn hoá, Khổng giáo thường bị những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lên án.
Nho giáo Việt Nam
Việt Nam là một nước bé nhỏ bên cạnh một nước vĩ đại Trung Hoa, dân Việt Nam lại kém văn minh, nên Việt Nam bị Trung hoa đô hộ 4 lần kéo dài đến hơn 1000 năm.
Trong khoảng thời gian bị đô hộ đó, người Tàu có ý đồng hóa dân Việt Nam với dân Tàu, biến Việt Nam thành một châu quận của nước Tàu. Người Tàu đã di dân sang Việt Nam, làm ăn buôn bán với người Việt Nam, cưới gả với người Việt Nam, truyền qua Việt Nam các phong tục tạp quán của Tàu, các nghề nghiệp và các tín ngưỡng. Tuy nhiên, người Việt Nam có một tinh thần dân tộc rất mạnh, luôn luôn quật khởi chống lại sự đồng hóa của người Tàu. Việt Nam lại có tinh thần cầu tiến, luôn luôn học hỏi cái hay của người để được khôn ngoan và tiến bộ cho bằng người Tàu, để đủ sức bảo tồn nói giống Việt Nam.
Về phương diện tín ngưỡng tôn giáo, người Tàu truyền qua Việt Nam ba nền tôn giáo (Tam giáo) : Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo. Người Việt Nam thu nạp và tôn sùng 3 nền tôn giáo đó, đồng thời lại dung hợp 3 tôn giáo ấy thành một tín ngưỡng có sắc thái riêng biệt của người Việt Nam.
Riêng về Nho giáo, người Tàu truyền qua Việt Nam sớm hơn Phật giáo và Lão giáo, qua các vị quan sang làm Thái Thú cai trị Việt Nam.
Theo Sử Ký, vào thế kỷ thứ 1, đời nhà Tây Hán bên Tàu, Thái Thú cai trị Giao Chỉ (nước Việt Nam) là Tích Quang, hết lòng lo việc khai hóa dân Giao Chỉ, dạy dân điều Lễ Nghĩa, làm lễ Cưới Hỏi trong việc vợ chồng. Dân Giao Chỉ rất mang ơn và kính trọng.
Đến đầu thế kỷ thứ III, Việt Nam vẫn còn nội thuộc nhà Tây Hán, Giao Chỉ được đổi lại là Giao Châu, và Thái Thú cai trị là Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp trị dân rất có phép tắc, chăm lo việc dạy dân học chữ Nho và các kinh sách của Nho giáo, tạo thành một nền đạo đức luân lý cho dân Việt Nam. Người Việt Nam cảm mộ cái công đức đó, tôn Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương và tôn là Học Tổ của Việt Nam.
Trong hơn 1000 năm đô hộ của người Tàu, người Việt Nam chịu sự cai trị và giáo hóa của người Tàu, nên sự học vấn, luân lý, phong tục, tín ngưỡng, đều hoàn toàn theo người Tàu. Tuy vậy, người Tàu không đồng hóa được người Việt Nam vì người Việt Nam có một đức tin mạnh mẽ về nguồn gốc thiêng liêng của nòi giống dân tộc mình là con Rồng cháu Tiên, nên luôn luôn quật khởi chống lại sự đô hộ của người Tàu.
Sau đây, chúng ta xem sự biến thiên của Nho giáo Việt Nam kể từ thời Tự chủ, vua Ngô Quyền (939-965) đến ngày nay.
1) Nho gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status