Một số ý kiến về kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Một số ý kiến về kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay



Thực chất của kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và theo thoả thuận của tổ chức kiểm toán độc lập với các đơn vị được kiểm toán. Vì được pháp luật thừa nhận, bảo hộ và hoạt động theo một cơ chế rất chặt chẽ nên kiểm toán độc lập có tính pháp lý rất cao. Bản chất của kiểm toán độc lập được thể hiện:
- Kiểm toán độc lập là một cách đảm bảo ở mức độ nhất định độ tin cậy của thông tin và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, các đơn vị để bảo vệ quyền lợi chung của các bên liên quan trong nền kinh tế thị trường và thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế.
- Kiểm toán độc lập không phải đảm bảo 100% mức độ tin cậy mà chỉ ở mức độ trọng yếu, các vấn đề chính nhất định. Trách nhiệm của kiểm toán viên là xác nhận Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tức là không sai phạm tính trọng yếu. Nghĩa là, trong kiểm toán có thể chấp nhận những sai phạm không mang tính trọng yếu.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

như sau: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kĩ năng nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuần mực đã xây dựng”
Theo quan điểm hiện đại thì phạm vi của kiểm toán rất rộng, nó có thể chia ra thành những lĩnh vực chủ yếu sau:
+ Đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế và tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán.
+Kiểm toán quy tắc hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, thể lệ, luật pháp của đơn vị được kiểm toán trong quá trình hoạt động.
+Kiểm toán hiệu quả có đối tượng trực tiếp là các yếu tố, các nguồn lực trong từng loại hình nghiệp vụ kinh doanh. Kiểm toán loại này giúp ích trực tiếp cho việc hoạch định các chính sách hay phương hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
+Kiểm toán hiệu năng được đặc biệt quan tâm ở khu vực công cộng nơi mà lợi ích và hiệu quả không giữ nguyên ý nghĩa như ở doanh nghiệp, nơi mà năng lực quản lý cần được đánh giá toàn diện và thường xuyên nhằm nâng cao hiệu năng quản lý của đơn vị được kiểm toán.
b.Bản chất của kiểm toán
Từ định nghĩa về kiểm toán cũng như những quan điểm về kiểm toán ta rút ra bản chất của kiểm toán như sau:
Thứ nhất, kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác minh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm và những kết luận kiểm toán cho dù những kết luận này có thể hướng vào những mục tiêu khác nhau như tính trung thực của thông tin, tính quy tắc trong việc thực hiện các nghiệp vụ...Qua xác minh, kiểm toán viên bày tỏ ý kiến của mình về những lĩnh vực tương ứng.
Thứ hai, kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động kiểm tra kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản, các nghiệp vụ tài chính và sự phản ánh của nó trên sổ sách kế toán cùng hiệu quả đạt được.Những công việc này tự nó đã gắn chặt vào với nhau.
Thứ ba, nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính. Một phần của thực trạng này được phản ánh trên các bản khai tài chình và những tài liệu kế toán nói chung như hoá đơn báo cáo kết quả kinh doanh, sổ ghi tổng hợp kế toán...Tuy nhiên do giới hạn về trình độ kĩ thuật xử lý thông tin kế toán, có những phần thông tin quan trong khác về hoạt động chưa được phản ánh trên bất cứ tài liệu kế toán nào. Vì vậy để có thể xác minh các hoạt động kiểm toán hình thành hai phương pháp: Kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
Thứ tư, kiểm toán là một khoa học chuyên ngành nên hoạt động này phải được thực hiện bởi những người có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán. Những người này phải có đủ tư cách về trình độ và phải có cả phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Thứ năm, hoạt động kiểm toán phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật tức là người làm kiểm toán phải là người được pháp luật cho phép hành nghề và việc kiểm toán của kiểm toán viên phải phù hợp với những quy định của pháp luật.
3.Chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
a.Chức năng
Để hiểu sâu hơn về kiểm toán chứng ta xem xét đến chức năng của kiểm toán, từ bản chất của kiểm toán ta co thể thấy hai chức cơ bản của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến .
Chức năng xác minh: thực hiện này kiểm toán viên cần khẳng định sự trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay là việc lập các bản khai tài chính. Chức năng này là chức năng cơ bản nhất nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này cũng không ngừng phát triển và được thực hiện tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán. Lúc đầu nó chỉ là “chứng thực”các thông tin nhưng ngày nay do quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và yêu cầu pháp lý ngày càng cao nên việc xác minh cần tập trung vào hai mặt: Tính trung thực của các con số và tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. Trong chức năng xác minh của kiểm toán, một trong những vấn đề đặt ra rất sôi nổi hiện nay là phát hiện gian lận và vi phạm trong tài chính. Đó là sự khác biệt giữa các chủ thể khác nhau về trách nhiệm phát hiện sai sót trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên. Đối với người quan tâm đến thông tin thì họ cho rằng kiểm toán viên phải là người phát hiện tất cả các sai sót. Trong khi đó với những đơn vị được kiểm toán thì họ yêu cầu sao cho với mức chi phí thấp nhất mà đạt được kết quả tốt nhất. Còn đối với kiểm toán viên, người trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán thì cho rằng kiểm toán viên chỉ có trách nhiệm phát hiện những sai sót trọng yếu còn việc phát hiện gian lận là trách nhiêm thuộc nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Nhưng điều quan trọng là kiểm toán phải tạo được niềm tin đối với những người quan tâm đến thông tin, do vậy để đảm bảo giữa chi phí và kết quả thu được kiểm toán viên cần phát hiện được những sai sót và gian lận trọng yếu.
Chức năng bày tỏ ý kiến: Chức năng này được hiểu là kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý của đối tượng được kiểm toán.Tuy nhiên đối với mỗi khách thể kiểm toán, mỗi loại kiểm toán thì chức năng này lại được thể hiện khác nhau
b.Y nghĩa của kiểm toán
Qua tìm hiểu về bản chất và chức năng cơ bản của kiểm toán chúng ta đã thấy tính tất yếu cho sự ra đời của kiểm toán.Nhưng mà ý nghĩa của kiểm toán mang lại là gì mà nó lại được những người quan tâm đến thông tin tin tưởng. Đối với mỗi đối tượng kiểm toán lại có một ý nghĩa riêng:
-Thứ nhất: Đối với người quan tâm đến thông tin, kiểm toán mang lại niềm tin cho họ. Trong những người quan tâm đến thông tin bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, khách hàng và người lao động...
+Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có thông tin để thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật hay chính sách kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế. Đặc biệt trong nền kinh tế nhiều thành phần thì Nhà nước không thể trực tiếp kiểm tra giám sát các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì vậy cơ quan quản lý cần có thông tin chính xác từ kiểm toán độc lập.
+Đối với các nhà đầu tư, cần có thông tin tin cậy để trước hết có hướng đầu tư đúng đắn, sau đó điều hành sử dụng vốn đầu tư cũng như trong việc phân phối lợi nhuận và kết quả kinh doanh.
+Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác cần thông tin trung thực không chỉ trên các bản khai tài chính mà còn thông tin cụ thể về tài chính, về hiệu quả và hiệu năng của mỗi bộ phận để có những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý...những thông tin đó chỉ có được qua hoạt động kiểm toán kho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status