Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 3
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ 3
1. Quan niệm về làng nghề 3
2. Tiêu chuẩn làng nghề 4
3. Phân loại làng nghề 5
4. Sự cần thiết của việc phát triển các làng nghề 6
II. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ 8
1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 8
2. Quy trình tín dụng của ngân hàng 9
3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển làng nghề 10
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề 12
5. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các ngành nghề nhỏ của một số nước 18
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 22
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 22
1. Quá trình xây dựng và trưởng thành 22
2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng công thương Hà Tây 23
3. Những đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây 24
4. Các kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHCT Hà Tây 29
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 32
1. Đặc điểm của các làng nghề ở Hà Tây 32
2. Thực trạng tín dụng đối với làng nghề tại NHCT Hà Tây 36
3. Nợ quá hạn 44
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 45
1. Thành tựu và nguyên nhân 45
2. Những hạn chế và nguyên nhân 48
CHƯƠNG III 55
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ 55
TẠI NHCT HÀ TÂY 55
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH 55
II. CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 56
1. Các giải pháp trực tiếp 56
2. Các giải pháp gián tiếp 65
III. KIẾN NGHỊ 68
1. Kiến nghị với Nhà nước 68
2. Kiến nghị với UBND tỉnh 71
3. Kiến nghị với NHCT Hà Tây 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
MỤC LỤC 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a, Ngân hàng đã tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là công tác cho vay đối với các làng nghề với phương châm tạo điều kiện thuận lợi nhất về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Hiện nay, thủ tục vay vốn đã được cải tiến gọn nhẹ đồng thời Ngân hàng cử các tổ nhóm tín dụng lưu động tiếp cận khách hàng tại các làng nghề. Do vậy, dư nợ cho vay tại các làng nghề truyền thống của tỉnh đạt trên 30 tỷ đồng, chủ yếu là ở các địa bàn Hoài Đức, Hà Đông, Đan Phượng với các ngành nghề chính là: sản xuất quần áo len, dệt vải, làm bánh kẹo, chế biến gỗ, chế biến nông sản, du lịch, vận tải, sản xuất mây tre đan, đồ nhựa dân dụng...
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY
1. Đặc điểm của các làng nghề ở Hà Tây
Hà Tây từ lâu đã được coi là “đất trăm nghề ”, làng nào trong tỉnh cũng có người làm nghề thủ công, có làng ít, có làng hầu hết các hộ đều tham gia. Những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp thì vô cùng đa dạng, từ những công cụ quen thuộc hàng ngày với bà con nông dân như chiêc nong, nia, cày, bừa, nón lá... cho đến những mặt hàng cao cấp như lụa tơ tằm, gỗ chạm khắc, khảm trai, hàng thêu ren... đã nổi tiếng trong và ngoài nước.
Từ khi tỉnh có chủ trương khôi phục phát triển nghề thủ công, nhân cấy nghề mới thì số lượng làng nghề trong tỉnh tăng lên khá mạnh. Toàn tỉnh có 972 làng có nghề, chiếm 66,6% tổng số làng trong cả tỉnh, trong đó có 120 làng nghề đạt tiêu chuẩn của tỉnh. Có những huyện phát triển được khá nhiều làng nghề: Phú Xuyên (23 làng), Thường Tín (24 làng), Thanh Oai (20 làng), Hoài Đức (10 làng)... Các làng nghề phần lớn là những làng có nghề cổ truyền được khôi phục, duy trì. Một số làng nghề thủ công truyền thống trước đây do những khó khăn trở ngại của thời bao cấp đã mai một như: dệt, thêu ren, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, cỏ tế... gắn với những dịa danh một thời nổi tiếng như: lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, tre đan Ninh Sở, nón Chuông, sơn mài Ngọ Hạ, rèn Đa Sỹ cùng hàng trăm làng nghề khác nay được phục hồi và phát triển. Bên cạnh việc khôi phục và duy trì làng nghề truyền thống, các huyện thị trong tỉnh còn chú trọng công tác truyền nghề, nhân cấy nghề mới, đặc biệt là đưa nghề vào các làng thuần nông và một số xã xa đô thị phát triển theo phương châm: ban đầu là làng có nghề, sau là làng nghề. Những nghề mới phát triển mạnh như: sản xuất đồ mộc cao cấp ở Vạn Điểm (Thường Tín), Chàng Sơn, Hữu Bằng (Thạch Thất), tăm hương (Ứng Hoà), may (Phúc Thọ)... và đặc biệt là nghề chế biến lương thực thực phẩm phát triển rất mạnh ở Hoài Đức.
Cùng với sự tăng lên về số lượng, các làng nghề cũng mở rộng cả về quy mô sản xuất. Các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã công nghiệp - xây dựng, tổ hợp sản xuất cùng với kinh tế hộ gia đình phát triển khá nhanh. Đến nay, trong tỉnh đã có hơn 80 công ty trách nhiệm hữu hạn, 35 doanh nghiệp tư nhân, 6 hợp tác xã công nghiệp - xây dựng, 100 tổ sản xuất và hơn 150.000 hộ gia đình tham gia làm nghề. Nhờ đó, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa công nghệ sản xuất theo mẫu mã mới được đẩy mạnh, góp phần phát triển các làng nghề.
Có thể nói phát triển các làng nghề là một trong những thế mạnh kinh tế của tỉnh Hà Tây. Năm 2000, giá trị sản xuất của 120 làng nghề đã đạt tới 1045 tỷ đồng, trong đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 653,6 tỷ đồng, chiếm 62,5%, gấp 2,5 lần sản xuất nông nghiệp. Những ngành hàng phát triển nhất phải kể đến như: thủ công - mỹ nghệ, mây - tre đan, dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm. Thu nhập bình quân 1 lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2000 đạt 4 triệu đồng / năm, gấp 2,5 lần so với lao động làm nông nghiệp.
Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm làng nghề là thị trường trong nước. Với vị trí thuận lợi liền kề với thủ đô nên Hà Nội trở thành thị trường lớn nhất cho các sản phẩm như đồ gỗ cao cấp, đồ gỗ dân dụng, gỗ công trình, các sản phẩm dệt may, thêu ren, hàng thủ công mỹ nghệ... Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lạng Sơn và một số tỉnh, thành phố khác cũng là những thị trường tiêu thụ đáng kể các sản phẩm của làng nghề Hà Tây. Ngoài việc tiêu thụ ở thị trường trong nước, các sản phẩm làng nghề của tỉnh còn vươn ra được thị trường quốc tế. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các sản phẩm dệt may, giả da, sơn mài, mây tre đan... rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của làng nghề Hà Tây đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Tây Âu và thị trường Bắc Mỹ. Năm 2000, giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh (trong đó chủ yếu là các làng nghề) đạt 198 tỷ đồng. Các huyện có doanh số xuất khẩu lớn là Hoài Đức, Thường Tín, Chương Mỹ, Phú Xuyên. Riêng sản phẩm lụa Vạn Phúc chưa xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu là bán cho các thương nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó từ đây mới xuất khẩu đi các nước. Tuy nhiên hiện tại một số sản phẩm tiêu thụ còn chậm như hàng khảm trai, sơn mài, nha, tinh bột sắn... do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Nhìn chung các làng nghề hiện nay vẫm phải tự tìm lấy nơi tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ sản xuất phải qua trung gian mới bán được hàng đã làm giảm thu nhập và hạn chế tính chủ động về thị trường. Chính vì vậy mà các làng nghề cần tìm ra được các giải pháp để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh sự nỗ lực, các làng nghề còn cần có sự giúp đỡ của Nhà nước trong khâu xúc tiến thương mại và tổ chức thị trường tiêu thụ.
Đơn vị sản xuất ở các làng nghề đa số là các hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ chủ yếu vẫn là thủ công, tình trạng phổ biến là các hộ sử dụng ngay diện tích ở để làm nơi sản xuất. Đa số các hộ sử dụng các loại công cụ truyền thống hay cải thiện một phần. Song hiện nay ở một số làng và một số ngành nghề, từng công đoạn đã được cơ khí hoá, có làng đã mua sắm nhiều máy móc chuyên dùng, đi vào chuyên môn hoá như: sản xuất nguyên liệu từ phế liệu ở Phùng Xá, sản xuất nha ở Minh Dương, mộc Chàng Sơn, công nghệ một số làng bước đầu đã có sự đổi mới. Các máy móc, công nghệ hiện đại đã làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này đã khẳng định việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc ở các làng nghề là rất cần thiết. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho các làng nghề hiện nay là tình trạng sử dụng hoá chất và một số nguyên liệu trong quá trình sản xuất đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ nhựa, vật liệu xây dựng: nhuộm vải ở Vạn Phúc, La Phù; chế biến lương thực, thực phẩm Dươ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status