Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang EU - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang EU



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 2
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ 2
1. Khái niệm 2
2. Đặc điểm 3
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
3.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3
3.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 4
II. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 4
1. Xuất khẩu trực tiếp 5
2. Hoạt động gia công xuất khẩu 5
3. Hoạt động xuất khẩu uỷ thác 5
4. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu 6
5. Xuất khẩu theo nghị định thư 6
III. CÁC LÝ THUYẾT XUẤT KHẨU 6
1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 6
2. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 7
3. Mô hình chuẩn của Hecksher – Ohlin 8
IV. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 9
1. Môi trường chính trị 10
2. Chính sách trợ cấp của chính phủ 10
3. Các hiệp định thương mại 10
4. Chính sách tỷ giá hối đoái 10
5. Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế 11
6. Rủi ro 12
7. Các chính sách thuế 12
- Thuế quan 12
- Trợ cấp xuất khẩu 12
- Hạn ngạch 12
8. Các yếu tố khoa học công nghệ 13
9. Nhân tố con người 13
V. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 13
1. Cách xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu 13
2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 14
- Tỷ xuất lợi nhuận của vốn sản xuất kinh doanh 14
- Tỷ suất lợi nhuận của doanh số bán thực hiện 14
- Tỷ suất lợi nhuận của tổng chi phí sản xuất kinh doanh 14
- Tỷ suất giá trị gia tăng (GTGT) của tổng giá trị kinh doanh 14
- Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu: 15
- Tỷ suất doanh lợi xuất khẩu (DX) 15
- Chỉ tiêu lợi nhuận trong xuất khẩu 16
VI. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC 17
1. Kinh nghiệm của Nhật Bản - điển hình cho nhóm nước tư bản công nghiệp phát triển. 17
2. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 17
3. Kinh nghiệm của Malayxia. 18
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU TRONG THỜI GIAN QUA 19
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN TRONG VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU 19
Vị thế của EU trên thế giới 19
Nền tảng quan hệ ngoại thương Việt Nam – EU 21
1.1.Việt Nam 21
2.2. EU 23
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) THỜI GIAN QUA 25
1. Trước năm 1990 25
2. Sau năm 1990 26
3. Các Hiệp định thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam – EU. 29
4. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU 30
4.1. Cơ cấu bạn hàng 30
4.2. Cơ cấu mặt hàng 31
Hàng dệt may: 31
Hàng giày dép: 33
Hàng thủy sản: 35
5. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu Việt Nam – EU thời gian qua 40
5.1. Quy mô thương mại 40
5.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam 44
5.3. Quan hệ giữa các đối tác 48
III. THUẬN LỢI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁVIỆT NAM SANG EU 49
1. Thuận lợi 49
a) Tạo dựng thế và lực trên thương trường quốc tế 49
b) Giải quyết vấn đề thị trường 50
c) Việt Nam và EU là hai nền kinh tế thị trường ở các trình độ khác nhau nên có thể bổ sung cho nhau, tăng cường thu hút đầu tư, công nghệ. 50
d) Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi của EU 50
e) Thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế 51
2. Những khó khăn thách thức xuất khẩu sang EU 51
2.1. Nhóm khó khăn liên quan tới Việt Nam 51
(a) Chất lượng hàng hoá Việt Nam chưa thoả mãn thị trường 51
(b) Hàng xuất khẩu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài 53
(c) Bị thiệt do làm hàng gia công xuất khẩu 53
Doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò của công nghệ hiện đại 54
(e) Hệ thống luật pháp kinh tế, thương mại của nước ta còn cồng kềnh, không ổn định 54
Nhóm khó khăn liên quan đến EU 55
EU chưa có một chiến lược thúc đẩy xuất khẩu cụ thể đối với Việt Nam 55
Giá hàng hoá của EU còn cao, không phù hợp với tiềm năng tài chính của Việt Nam 55
EU chưa có một kênh phân phối sản phẩm chung tại thị trường Việt Nam cũng như một đầu mối xuất khẩu thống nhất sang thị trường các nước Đông Nam Á 56
EU vẫn xem Việt Nam là nước có nền thương nghiệp quốc doanh khi áp dụng những biện pháp chống bán phá giá 56
EU vẫn dùng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với hàng hoá Việt Nam 56
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU 58
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 58
1. Định hướng chung về phát triển thương mại của Việt Nam 58
2. Định hướng phát triển thương mại Việt Nam - EU 58
II. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU 59
Chủ đề 2: Tăng cường quan hệ kinh tế giữa Châu Á và Châu Âu 60
Chủ đề 3: Hợp tác về phía các doanh nghiệp 61
1. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá sang EU giai đoạn 2000 - 2004 61
2. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá sang EU giai đoạn 2005 - 2010 62
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦAVIỆT NAM – EU 63
1. Nhóm các giải pháp vĩ mô 63
1.1. Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý 63
1.1.1. Dự báo và thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và người sản xuất trong nước biết thị trường cần gì trong năm nay và trong một vài năm tới 64
1.1.2. Đàm phán, ký kết các văn bản pháp lý với các nước thành viên EU 64
1.1.3. Giới thiệu cho các doanh nghiệp những nguồn thị trường hấp dẫn trong khối EU 65
1.1.4. Tổ chức doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm tại các nước thành viên EU 65
1.1.5. Tích cực tạo lập thông tin hai chiều 66
1.2. Tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu vào EU 67
1.2.1. Thành lập thí điểm Quỹ xuất khẩu mậu dịch vào EU 67
1.2.2. Sớm thành lập và phát triển Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và các loại quỹ tín dụng khác 67
1.3. Tăng lực đẩy cho xuất khẩu 68
1. Hàng dệt may 68
2. Hàng da – giày 68
3. Thuỷ sản 69
1.4. Kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nước thành viên EU 69
1.5. Hợp tác với EU chống gian lận thương mại, giữ uy tín hàng hoá Việt Nam 69
1.6. Đấu thầu hạn ngạch, tiến tới bán hạn ngạch 70
1.7. Xác định “cầu nối” với EU 70
1.8. Tăng cường hợp tác với Uỷ ban châu Âu 70
1.9. Nâng cao vai trò của Nhà nước để san bằng khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu 71
1.10. Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng phù hợp với xu thế thương mại quốc tế 71
1.10.1. Đơn giản hoá các mức thuế xuất, nhập khẩu, tiến tới bãi bỏ thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu, giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu, giảm số lượng mức thuế suất thuế nhập khẩu, mở rộng khoảng cách giữa các mức thuế. 72
1.10.2. Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định giá trị hải quan theo quy định của GATT/WTO. Giá tính thuế nhập khẩu nên xác định trên cơ sở hợp đồng ngoại thương. 72
1.10.3. Về các biện pháp phi thuế quan: 72
1.10.4. Về thể chế thương mại 72
2. Nhóm giải pháp vi mô 73
2.1. Đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá 73
2.2. Đảm bảo thực hiện các điều khoản hợp đồng 73
2.3. Quan tâm đến từng chi tiết của hợp đồng 74
2.4. Tạo lập quan hệ với các kênh phân phối chủ đạo của EU 74
2.5. Nghiên cứu kỹ thị trường 75
SƠ ĐỒ 2: KÊNH TIÊU THỤ GIẦY DÉP 75
Nguồn: Eurostat 75
2.6. Tận dụng thông tin từ nhiều phía 76
2.7. Khuyếch trương sản phẩm tại các hội chợ thương mại ở Châu Âu 77
2.8. Không dựa mãi vào mặt hàng sẵn có 78
2.9. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 79
3. Nhóm giải pháp liên quan đến đồng EURO 83
3.1. Nhanh chóng chấp nhận sử dụng EURO trong thanh toán quốc tế 83
3.2 Thiết lập nền móng EURO trong ngoại thương Việt Nam với EU 84
3.3. Điều chỉnh luật và các nghị định về quản lý ngoại hối nhằm cho phép sử dụng EURO trong các giao dịch quốc tế 85
3.4. Xem xét thành phần dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước 85
3.5. Xem xét việc lập tỷ giá chuẩn cho rổ tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá VND/EUR linh hoạt, căn cứ vào nhiều ngoại tệ 85
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Phụ lục 1 93
LIÊN MINH CHÂU ÂU - ĐẠI SỰ KÝ 93
Phụ lục 2 101
Phụ lục 3 109
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU 109
Phụ lục 4 114
TÓM TẮT HIỆP ĐỊNH VỀ BUÔN BÁN 114
Phụ lục 5 119
THUẾ NHẬP KHẨU CỦA EU CHO NĂM 2000 VÀ THUẾ ƯU ĐÃI THEO QUY CHẾ GSP 119
ÁP DỤNG TỪ THÁNG 7 NĂM 1999 - THÁNG 12 NĂM 2001 ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC CHỌN LỰA 128
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hạn ngạch EU. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Bộ Thương mại, sức tiêu thụ tại thị trường này đang có dấu hiệu giảm. Hơn nữa, Việt Nam đã ký với EU về hạn ngạch đến hết 2002. Sau 2004, khi cam kết xoá bỏ hạn ngạch trong WTO có hiệu lực, liệu EU có tiếp tục cấp hạn ngạch cho Việt Nam hay không còn chưa rõ ràng.
(b) Hàng xuất khẩu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài
Khả năng tự chủ nguyên liệu là một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng dệt may. Ngành dệt chủ yếu phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài (trên 90%), do hệ thống máy móc công nghệ của các xí nghiệp trong nước rất lạc hậu, sản xuất ra sợi và vải không đáp ứng được yêu cầu chất lượng cho các xí nghiệp xuất khẩu nên chủ yếu tiêu thụ trong nước đến trên 70% doanh thu. Nguyên liệu nhập khẩu đôi khi chất lượng cũng không đảm bảo và chỉ có thể kiểm soát được trong qúa trình sản xuất.
Mặt hàng chưa tạo được uy tín về chất lượng trên thế giới nên sản phẩn may của Việt Nam phải mượn mác nước ngoài để xuất khẩu. Từ những yếu tố trên, ngành dệt may bị ép giá cao khi nhập khẩu nguyên vật liệu, sau đó lại bị ép hạ giá khi bán sản phẩm ra nước ngoài. Chi phí đầu vào cao trong khi giá cả đầu ra lại thấp dẫn tới hiệu quả xuất khẩu trong ngành dệt may của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác.
(c) Bị thiệt do làm hàng gia công xuất khẩu
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, nhưng chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công ( chiếm 70% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ(25 – 30% tổng doanh thu). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
Ngành giày không được sự hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên vật liệu phụ khác.
Các doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu mẫu mã giày dép là do khâu tiếp cận thị trường không quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu EU mà chủ yếu là qua trung gian.
Thời gian qua, các doanh ngiệp chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên không có cơ sở nào quan tâm đến đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm xuất khẩu. do vậy chất lượng giày dép của Việt Nam chưa cao, kiểu dáng còn đơn điệu. Nếu kéo dài tình trạng này thì trong những năm tới đây khi không còn được bảo trợ bởi GSP thị mặt hàng này sẽ không thể đứng vững khi sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và ASEAN cả về giá cả và mẫu mã.
Doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò của công nghệ hiện đại
Theo phân tích trên ta nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa có ý thức về vai trò của công nghệ tiên tiến và hiện đại. Đa số các doanh nghiệp đều ham rẻ; họ chọn mua hay công nghệ loại thế hệ hai của các nước công nghiệp phát triển; hay công nghệ rẻ tiền của các nước Châu Á. Hai loại công nghệ này có tuổi thọ không lâu, hiệu quả thì lại thấp. Rốt cục, các doanh nghiệp chỉ có thể khai thác công nghệ trong một thời gian ngắn, mà các sản phẩm lại không có chất lượng và mẫu mã đạt tiêu chuẩn cạnh tranh quốc tế. Hiện nay, EU đã tiến tới công nghệ “sạch”, có nghĩa là công nghệ và sản phẩm đều không gây tác động xấu đến môi trường. Nếu không bắt kịp được xu hướng này, chẳng bao lâu nữa hàng hoá Việt Nam sẽ không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường EU bởi hàm lượng công nghệ quá thấp mà mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường lại cao.
(e) Hệ thống luật pháp kinh tế, thương mại của nước ta còn cồng kềnh, không ổn định
Mặc dầu có thay đổi trong chính sách thương mại năm 1999, song Việt Nam vẫn thể hiện rõ sự bảo hộ sản xuất trong nước. Trên đường tới AFTA và WTO, Việt Nam đã phải cắt giảm hàng rào phi thuế quan (các biện pháp hạn chế nhập khẩu, phụ thu,...). Tuy nhiên, mới đây nước ta đã tăng thuế nhập khẩu 13 nhóm mặt hàng, trong đó có rượu, ôtô, xe tải, gạch ốp lát, đồ thuỷ tinh, quạt dân dụng,...Mức tăng dao động từ 5% đến 50%. Việc tăng thuế sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng này nhưng lại sẽ có lợi cho các xí nghiệp sản xuất trong nước. Do đó, tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp lớn sẽ nảy sinh và người tiêu dùng tất yếu phải trả thêm một khoản tiền cho hàng hoá, mà nếu xét trong bối cảnh cạnh tranh tự do, họ sẽ không phải mất khoản tiền này. Những hàng hoá nhập khẩu từ EU đương nhiên cũng không có ngoại lệ. Cho dù có đang được hưởng thuế diện ưu đãi đi chăng nữa, nhưng việc tăng thêm 1% thuế nhất định trên mức thuế cũ cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho hàng hoá EU vào Việt Nam.
Nhóm khó khăn liên quan đến EU
EU chưa có một chiến lược thúc đẩy xuất khẩu cụ thể đối với Việt Nam
Việt Nam chưa được coi là khách hàng quan trọng của EU nên họ chưa có một chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam đầy đủ. Thông tin về các sản phẩm của EU còn ít, không đầy đủ và liên tục. Các mặt hàng mà chúng ta nhập từ EU chủ yếu là các mặt hàng truyền thống với các nhãn hiệu quen thuộc, chúng ta không có nhiều thông tin về các mặt hàng mới với công nghệ thực sự mang tính đột phá. Thương vụ của các đại sứ quán các nước EU tại Việt Nam thực sự cũng chưa phát huy hết vai trò giới thiệu các sản phẩm của các công ty nước mình cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tìm hiểu nhu cầu từ phía Việt Nam.
Giá hàng hoá của EU còn cao, không phù hợp với tiềm năng tài chính của Việt Nam
Sản phẩm của EU được sản xuất với công nghệ cao, theo những tiêu chuẩn về kỹ thuật cao nhất, giá nhân công cao vì vậy giá thành thường cao hơn so với các mặt hàng cùng loại của một số quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam lại có tiềm năng về tài chính hạn chế nên khi quyết định nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, nhất là thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất, họ sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tương tự và giá thành hợp lý hơn. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn đi thì giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam cũng là hợp lý.
EU chưa có một kênh phân phối sản phẩm chung tại thị trường Việt Nam cũng như một đầu mối xuất khẩu thống nhất sang thị trường các nước Đông Nam Á
Các sản phẩm EU hiện đang có mặt tại Việt Nam đều do các hãng sản xuất, các quốc gia EU riêng biệt tổ chức giới thiệu và phân phối. EU chưa có một kênh phân phối sản phẩm chung cho cả khối nhằm giới thiệu sản phẩm một cách quy mô, thống nhất. EU cũng chưa thành lập được những đầu mối xuất khẩu chính thức sang Việt Nam vì thế nhiều khi cùng một mặt hàng xuất khẩu của EU có giá cả và chế độ bảo hành khác nhau khi chúng được xuất đi từ các nước thành viên khác nhau. Điều đó đã gây ra không ít trở ngại cho các nhà nhập khẩu Việt Nam vốn đã thiếu thông tin. Nhiều trường hợp chúng ta đã phải khảo giá tại cả 15 nước EU trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
EU vẫn xem Việt Nam là nước có nền thương nghiệp quốc doanh khi áp dụng những biện pháp chống bán phá giá
Những định kiến trên đã khiến cho hàng hoá của Việt Nam trở nên bất lợi hơn so với c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status